thuyết minh về danh lam thắng cảnh

T

thuyhoa17

Bây h mình cần một bài viết TM về Khu du lịch Tà Cú. Có ai có bài hay thì cho mình nhé, mình kiếm hoài mà ko ra! :((
Thanks nhiều nhiều!!!
Khu du lịch Núi Tà Cú nằm sát quốc lộ 1A, ở thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam), cách TP Phan Thiết 30km. Khu du lịch rộng hơn 250.000 m2 có rừng, núi và biển với quần thể sinh thái phong phú. Vừa qua hệ thống cáp treo hiện đại đã được lắp đặt tại đây. Tuyến cáp dài 1.600m, cao 505m với 35 ca-bin đóng mở tự động có thể phục vụ 1.000 khách/giờ. Có hai nhà ga: nhà ga cáp dưới, nhà ga cáp trên, một quảng trường và những khu phụ trợ rộng rãi, khang trang cùng lúc có thể phục vụ hàng nghìn khách du lịch... Kiến trúc toàn bộ khu du lịch cáp treo Núi Tà Cú hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Ði cáp treo, du khách được hòa mình cùng thiên nhiên, hương rừng, gió biển và ngắm nhìn những cánh rừng và đồng lúa. Ngồi ca-bin cáp treo, lướt trên những ngọn cây dong hoa đỏ rực, du khách cảm thấy thật thư giãn và dễ chịu. Sau khi vượt qua đỉnh ngọn núi nhỏ và khu rừng già nguyên sinh, trước mặt du khách là biển Hàm Thuận Nam, bên trái là ngọn hải đăng Kê Gà nổi tiếng có hơn 100 tuổi, hằng ngày vẫn cần mẫn hướng dẫn tàu, thuyền đi lại trên biển ban đêm an toàn.


Xuống nhà ga trên, không khí mát hẳn. Theo con đường mòn độ vài trăm mét, khách tham quan sẽ nhìn thấy một quần thể: chùa, tháp, tượng Phật và hang động. Ðáng lưu ý nhất là di tích "Song Lâm Thị Tịch" với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á, dài 49m, cao 11m và nhóm Tam Thế Phật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Leo lên hàng trăm bậc đá, vãn cảnh chùa, thăm hang động, du khách còn thấy những giò lan rừng nở đầy hoa, thơm ngát, vắt vẻo trên những cây dầu, cây bằng lăng... trong rừng nguyên sinh. Khuôn viên nhà chùa trên núi vừa rộng, vừa mát có nhiều ghế đá, ghế gỗ là nơi ngồi để tận hưởng ngọn gió trong lành từ biển. Khách có thể rửa mặt từ những vòi nước trong vắt, mát rượi từ núi chảy ra và nghỉ ngơi ở đây. Khi theo cáp treo đi xuống cũng rất thú vị. Từ trên cao, khách thấy những vườn thanh long thẳng hàng, xanh rì, dưới xa là những làng xóm mái ngói đỏ tươi. Nhìn toàn cảnh khu du lịch, khách sẽ ngạc nhiên và thú vị được chiêm ngưỡng ý tưởng độc đáo của các nhà kiến trúc khi xây dựng nơi đây như một tác phẩm nghệ thuật mang hình cây đàn nhị và cây đàn ghi-ta khổng lồ nối với nhau bằng một chiếc cầu xinh xắn. Khi du khách đi vào, xe điện êm ru chạy vòng theo nửa của hai cây đàn, lúc ra đi theo nửa còn lại. Cái cổng lợp ngói âm dương kiểu cổ là nơi đón và tiễn chân du khách, tạm khép lại một chuyến tham quan thú vị.

<sưu tầm>
 
D

dragongreem

[Văn 8] Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

giúp giùm tui lam' bài thuyet minh về danh lam thắng cảnh
thanks trước!!!???
 
G

giahuy45

Bài này được không bạn:


ĐỀN HÙNG

"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.



"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."



Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Không phải tui làm đâu nghe!
Thông cảm !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
P

pengoc_dethuong_97

Tham khảo nha:
Chùa Bút Tháp


Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.

Chùa toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...

Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ.




Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà "cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ!Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.
============================
:D:D:D
Có ích nhớ thanks nhé
Chúc bạn học tốt!!
 
T

thanh260397

[Văn 8] Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

Thuyết minh về động Phong Nha - Kẻ Bàng.
giup em voi nhaaa@-)


Chú ý viết bài có dấu.
 
Last edited by a moderator:
S

sam_biba

Cái này chỉ là tài liệu tham khảo thui nha!!!


Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.

Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ Ðồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút thì đến động. Chỉ cách đây vài năm, đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.

Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.

Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu một cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.

Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng hiên nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.

Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.

Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".

Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất:

1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
 
D

ducanh_1997

mình cần bài văn viết về 1 danh lam thẵng cảnh (1di tích lich sử )

mình cần 1 bài văn viết về 1 danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử (bài văn không quá 1000 chữ)
:khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15):
các bạn giúp mình nhé mình cảm ơn nhiều
 
N

nhoc_bettyberry

Bạn vào đây để tham khảo bài viết của tớ.
Đề ở đó là thuyết minh về 1 di tích lịch sử qh em. Chắc cũng dạng nì thôi ^^ !
 
T

tuntun301

Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên
Tháp Bút - cũng như Đài Nghiên - mới có từ năm Ất Sửu (1865). Nhưng đền Ngọc Sơn đã có từ mùa thu năm Nhâm Dần (1842).
Tấm bia nhan đề Ngọc Sơn đế quân từ ký (Bài ký đền Ngọc Sơn đế quân) do Vũ Tông Phan soạn năm Quý Mão (1843), hiện còn trong đền, mách rằng: Đời Lê sơ, đây là nơi các vua thường ra câu cá, có xây một cái đài gọi là Điếu đài (đài câu). Sau đó, tại đây người ta dựng ngôi đền thờ Quan Đế (tức Quan Vũ, tướng đời Thục Hán, nổi tiếng là trung nghĩa). Sang đời Nguyễn Gia Long, ông Tín Trai người làng Nhị Khê mở rộng ngôi đền Quan Đế thành chùa Ngọc Sơn (Ngọc Sơn tự), trước chùa xây một gác chuông. Đến khoảng Nguyễn Thiệu Trị, các con ông Tín Trai nhượng chùa này cho hội Hướng Thiện (một hội do các nhà nho lập ra, vốn thờ thần Văn Xương là thần coi về văn chương thi cử). Hội này liền bỏ gác chuông, xây ở chỗ đó một nếp đền thờ Văn Xương. Công việc xây dựng bắt đầu từ mùa đông Tân Sửu (1841) đến mùa thu Nhâm Dần (1842) thì hoàn thành và đổi chùa ra đền tức Ngọc Sơn từ.
Hai mươi ba năm sau, vào năm Ất Sửu (1865) án sát đương nhiệm ở tỉnh Hà Nội là Đặng Huy Tá cùng án sát về hưu là Nguyễn Văn Siêu đứng ra trùng tu lại ngôi đền. Lần này, ngoài việc sửa chữa các nếp đền có việc xây dựng thêm Trấn Ba đình, Đài Nghiên và Tháp Bút và đặt tên cho cây cầu nối bờ Đông với đền là Thê Húc.
Như vậy là Tháp Bút, Đài Nghiên tính đến năm 2006 là 141 tuổi. Tháp Bút, theo ý tưởng của những người thiết kế là "tượng trưng cho nền văn vật". Điều này được nói trong bài Ký khắc trên bia "Trùng tu Văn Xương miếu ký" (Bài trùng tu sửa miếu Văn Xương) do Đặng Huy Tá soạn khi công việc xây dựng hoàn thành (năm 1865) hiện cũng vẫn còn bản dập trong đền. Tượng trưng cho nền văn vật ! Vậy văn vật là gì? Văn vật theo định nghĩa của sách Từ nguyên là "Vị lễ nhạc điển chương dã" có nghĩa nói về lễ nhạc và điển chương. Như vậy văn vật là văn hóa và chính trị.
Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao cả thảy 28m. Đỉnh là một ngòi bút dựng ngược. Cả cán và ngòi cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa và Viết (lên) trời xanh. Đã có nhiều người giải thích ý nghĩa của ba chữ này: nào là giãi bày tấm lòng với trời xanh, nào là cảm hứng đầy tráng khí, nào là tâm hồn rộng mở bao la v.v... thậm chí trong một thời điểm bị ảnh hưởng của thời sự có người trong một bài báo lại giải thích chữ Tả phải hiểu là chữ Đả (?!) và ba chữ Tả thanh thiên chính là bốn chữ Đả Thanh thiên tử tức Đánh vua nhà Thanh (!!).
Thực ra cụm kiến trúc Tháp Bút vừa biểu dương văn chương đồng thời lại biểu dương võ công. Nhưng không phải là kêu gọi đả Thanh thiên tử (!) mà là võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương. Đây mới là ngụ ý của các người thiết kế, vì ta thấy Tháp Bút dựng trên một cái gò chất đầy đá hộc. Gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi (theo thuật phong thủy cổ, cao nhất thốn giả vi sơn tức là chỉ cần cao một tấc thì cũng là núi rồi). Núi đó có tên là Độc Tôn. Nhiều tài liệu nói đây là núi Đào Tai hoặc Ngọc Bội là không đúng. Điều trên đã được nói rõ trong bài Bút Tháp chí do Nguyễn Văn Siêu soạn năm 1865 được khắc ngay trên thân tháp ở tầng thứ ba mặt nhìn về hướng nam. Dưới đây là lời dịch bài chí đó: "Trên đỉnh núi Độc Tôn có Tháp Bút năm tầng. Tháp nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp mà truyền mãi. Khoảng Lê Vĩnh Hựu (1735-1739) nghịch Phương (tức Nguyễn Danh Phương - N.V.P) lén chiếm núi Độc Tôn ở huyện Phổ Yên xứ Thái Nguyên, Vương sư (chúa Trịnh Doanh) đi đánh dẹp, đóng quân ở núi Ngọc Bội, liên tiếp phá giặc. Ngày khải hoàn, nhân gò đất cao, đắp núi để ghi công, đặt tên là núi Độc Tôn. Sau cuộc chính biến (thay đổi Lê - Trịnh - Tây Sơn - Nguyễn. N.V.P) núi bị gai góc phủ đầy. Trong hồ có miếu Văn Xương. Vào dịp trùng tu miếu, ngó sang bờ Đông, thấy có núi, bèn phát cỏ dọn cây, xây tháp Bút, đối diện với đài Nghiên. Ấy núi là biểu tượng của chiến công mà tháp là biểu tượng của văn hóa. Cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại".
Tên của núi và ý nghĩa dựng tháp như vậy là đã rõ. Có lẽ cũng nên ghi nhớ thêm là cùng lúc đắp núi Độc Tôn ở bờ Đông hồ thì chúa Trịnh còn cho đắp núi Ngọc Bội bên bờ Tây hồ (Ngọc Bội ở trên Phổ Yên là ngọn núi mà nhà Trịnh đóng quân, còn Độc Tôn là doanh trại của Nguyễn Danh Phương). Cạnh núi có cung Khánh Thụy. Sang đời Lê Chiêu Thống đã cho đốt cung này, song tên thì còn lưu lại ở 2 ngôi làng ở 2 bên cung là Tả Khánh Thụy và Hữu Khánh Thụy. Sang đời Nguyễn 2 làng này nhập vào làng Báo Thiên thành làng Báo Khánh. Nay còn phố Báo Khánh là di tích. Trở lại Tháp Bút, đã có bút thì phải có nghiên. Cho nên ở đầu cầu Thê Húc là Đài Nghiên. Nghiên được đặt trên tòa cửa đầu tiên dẫn vào đền. Đó là một cái nghiên mực bằng đá xanh đẽo tạc theo hình nửa quả đào, cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm. Bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao 0,3m, chu vi 2m, có ba con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ thật hàm súc. Có nhiều cách hiểu và tới nay có nhiều bản dịch khác nhau. Dưới đây chúng tôi tạm dịch như sau: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo Đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá. ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".
Có thể đây là một quan niệm có tính chất bản thể luận về cái nghiên mực và cũng là về tư tưởng của con người ta. Văn của Thần Siêu hàm súc là vậy.
Cuối cùng, cũng xin nêu về một ý kiến đã từng nêu ra cũng trong một bài báo cách đây trên hai chục năm mà một số người ngày nay vẫn muốn lặp lại. Đó là ý kiến cho rằng các cụ ta xưa giỏi lắm, thâm thúy lắm, khi xây Tháp Bút, Đài Nghiên: Cứ sáng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch khi mặt trời mọc thì bóng của ngòi bút chấm đúng vào lòng Nghiên mực! Thật hoang đường! Trong thực tế, không bao giờ có sự kiện thiên văn ấy. Vì mặt trời chuyển động trên vòm trời, tức là chuyển động biểu kiến, được 1 vòng mất 365,2422 ngày. Một năm Dương có 365 hoặc 366 ngày, tùy theo năm đó là năm nhuận hay không nhuận. Một năm lịch Âm, nếu là năm thường có 354 ngày hay 355 ngày; còn nếu là năm nhuận thì có 383 hay 384 ngày. Nếu như lúc mặt trời mọc, đỉnh ngọn Bút Tháp mà chấm đúng vào giữa lòng nghiên mực vào một ngày nào đó, thì phải đúng một năm Dương sau, hiện tượng đó mới lặp lại, và một năm sau nữa mới lại như vậy. Cái nghiên mực cũng rộng, nên việc đó có thể lệch đi một hay hai ngày, nhưng không thể lệch đi 1 tháng. Bởi thế, việc đó nếu xảy ra vào một ngày cố định trong năm thì chỉ có thể theo lịch Dương vì độ dài các năm khác nhau 1 ngày, không thể theo lịch Âm vì độ dài các năm có thể khác nhau đến 1 tháng (29 hay 30 ngày). Và như vậy không thể nào có hiện tượng cứ mùng 5 tháng 5 lịch Âm mặt trời lại chiếu dọi đỉnh ngọn Bút Tháp vào đúng lòng nghiên đá được. Cho nên chỉ có thể coi đây là chuyện "nói trạng" mà thôi.
 
H

hieufronze1

đề 2:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực tế
vậy học và hành phải đi đôi với nhau không nên coi nhẹ mặt nào có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao .ý kiến của la sơn phu tử tuy đưa ra cách đêy mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy , học tập trong thời hiện đại
KB: hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta học vẹt mà không hiểu nội dung của nó để thực hành thì những gì chúng ta đã học coi nhhư là vô nghĩa
ojkajdjsx đang ngoại tuyến Thông báo nội dung xấu Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ojkajdjsx Gửi tin nhắn tới ojkajdjsx Trả Lời Với Trích Dẫn
 
H

haibang_le

2,Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Sự thực thì vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn đề nóng bỏng này thông qua đề nghị luận xã hội sau. Mong rằng mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Dưới đây chỉ là dàn bài sơ lược, mong rằng sẽ nhận được sự bổ sung đóng góp từ các bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”  mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên  ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương  Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
 
C

cobenhotuoi11

Khu vực miền Trung nước ta cách thành phố Hồ Chí Minh 210 km đi theo quốc lộ 1A, Bình Thuận là một khu với nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên phong phú, nhiều đặc sản biển.
Nằm cách Thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc. Mũi Né là tên của một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc của Bình Thuận. Dọc theo quốc lộ 706 từ thành phố Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi cát thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông, thoải, nước sạnh và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách.

Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành như bãi Ông Địa và gần đó có một khu nghĩ dưỡng mới đang xây dựng. Các khu resort nổi tiếng như: Lutus Muine, Sea Links ... bạn có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắt, câu cá, chơi golf... Tại Mũi Né, còn có Đồi Cát, nơi mà bao năm qua trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển, cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như Suối Tiên, Lầu Ông Hoàng, Tháp Chăm Pôshanư. Dọc bãi các ven biển là các làng du lịch, khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao giải trí. Gần trung tâm thành phố Phan Thiết cũng có một bãi biển đẹp là bãi biển Đồi Dương, trước là khu vui chơi tấm biển hoang sơ, về sau được xây dựng thành một công viên Đồi Dương. Ở Bình Thuận còn có một nơi nổi tiếng là Ngọn Hải Đăng Khe Gà ( tiếng trại gọi là Kê Gà ) với trên 100 năm tuổi được xây dựng từ tháng 2 năm 1897, do kỷ sư Pháp tên Chnavat thiết kế.

Hầu hết các du khách đến Mũi Né đều bị lôi cuốn bởi mùi thơm của đặc sản rất riêng của Phan Thiết đó là mùi hương của nước mắm trong quá trình chế biến. Đây là qui trình chế biến rất công phu qua nhiều giai đoại khép kín từ việc đánh bắt cá, được rửa sạch cá và muối cá trong những thùng lều cao lớn.Toàn bộ qui trình chế biến nước mắm qua việc muối cá trong thùng lều với thời hạn từ 8 tháng đến một năm trước khi thành phẩm khi xuất hiện nước trong màu hơi đỏ chảy ra từ thùng lều, người ta gọi đó là nước mắm nhỉ, nước mắm nhỉ rất ngon và thơm. Sau đó người ta làm loãng đi rồi đóng chai.

Nước mắm chế biến từ Phan Thiết xuất hiện trên khắp miền đất nước. Ngày nay, sản xuất hàng năm của nước mắm Phan Thiết từ 16 triệu lít đến 17 triệu lít. Muối được dùng để làm nước mắm cũng là một trong những sản phẩm của Bình Thuận.

Mặc dầu ngư trường là ngành công nghiệp lớn tại Phan Thiết, xong nó vẫn là một nghề kinh tế gia đình của nhiều ngư dân ở vùng biển Mũi Né. Khi những người đàn ông ra biển đánh cá ngoài khơi thì ở nhà những người phụ nữ lại quán xuyến việc nhà, bán buôn, đan lưới, là trụ cột cho gia đình.
Hầu hết địa hình của Mũi Né bao gồm đồi núi và cát nên ngành nông nghiệp rất ít phát triển chỉ một vài vụ mùa của một số cây trồng chịu sống được trên đất khô.Vùng ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận có một loại trái cây đặc trưng nổi tiếng, thơm, ngon là trái Thanh Long. Ngày trước trái Thanh Long chưa được biết nhiều, nhưng ngày nay trái Thanh long đã được xuất khẩu đi các nước khác và trở thành một loại trái cây đặc sản của Bình Thuận. Mỗi năm tỉnh xuất khẩu trung bình 4,300 tấn Thanh Long và lợi nhuận từ trái Thanh Long là 35 triệu USD.
Chỉ đi theo hướng Đông của Phan Thiết độ một vào kilômét là các bạn sẽ gặp một dãi bãi tắm chạy dọc theo bờ biển và có rất nhiều cảnh đẹp thuộc trong số những bãi biển đẹp nhất Việt Nam đó chính là Đồi Cát - Mũi Né.

Một hàng hàng dừa thẳng tấp dọc hai bên đường như nghiên mình chào đón những du khách đến đây, và còn có những đồi cát rộng mênh mông với màu vàng, trắng hay đỏ tạo nên khung cảnh rất hùng vĩ và đẹp mắt mà tạo hóa đã ban cho mảnh đất Mũi Né.

Vào khoảng giữa tháng 7 đến tháng 10 là mùa cá, đây cũng là giai đoạn đỉnh điểm của những ngư dân vùng biển Phan Thiết ra biển khơi đánh bắt cá.Vào đêm tối, ánh sáng phát ra từ những chuyếc thuyền của nhưng ngư dân đang đánh bắt xa bờ hiện lên phía chân trời ngoài biển khơi một màu lấp lánh trông rất đẹp và quyến rũ. Từ đất liền nhìn những ánh đèn đó tập trung với nhau trông giống như một thành phố nỗi đang lênh đênh trên biển.
Các bạn có dịp đến Phan Thiết - Mũi Né để cảm nhận được vẻ đẹp và sự trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây. Các bạn đến đây khám phá nhé !
Từ khoá: Thắng cảnh Bình Thuận
Blog trước: thuyết minh về thắng cảnh HẠ Long
Blog sau: học và hành
Bạn cảm thấy bài blog này như thế nào?



Yêu rồi



Tặng hoa



Đồng cảm



Chuồn thôi



Trứng thối


Bình luận|3 Thích658 lượt xem | 0 lời bình




Nằm cách Thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc. Mũi Né là tên của một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc của Bình Thuận. Dọc theo quốc lộ 706 từ thành phố Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi cát thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông, thoải, nước sạnh và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách.

Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành như bãi Ông Địa, Bãi Trước và Bãi Sau. Đến Mũi Né, các bạn có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắt, câu cá, chơi golf... Tại Mũi Né, còn có Đồi Cát, nơi mà bao năm qua trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển, cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như Suối Tiên, Lầu Ông Hoàng, Tháp Chăm Pôshanư. Dọc bãi các ven biển là các làng du lịch, khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao giải trí.

Hầu hết các du khách đến Mũi Né đều bị lôi cuốn bởi mùi thơm của đặc sản rất riêng của Phan Thiết đó là mùi hương của nước mắm trong quá trình chế biến. Đây là qui trình chế biến rất công phu qua nhiều giai đoại khép kín từ việc đánh bắt cá, được rửa sạch cá và muối cá trong những thùng lều cao lớn.Toàn bộ qui trình chế biến nước mắm qua việc muối cá trong thùng lều với thời hạn từ 8 tháng đến một năm trước khi thành phẩm khi xuất hiện nước trong màu hơi đỏ chảy ra từ thùng lều, người ta gọi đó là nước mắm nhỉ, nước mắm nhỉ rất ngon và thơm. Sau đó người ta làm loãng đi rồi đóng chai.
Nước mắm chế biến từ Phan Thiết xuất hiện trên khắp miền đất nước. Ngày nay, sản xuất hàng năm của nước mắm Phan Thiết từ 16 triệu lít đến 17 triệu lít. Muối được dùng để làm nước mắm cũng là một trong những sản phẩm của Bình Thuận.

Mặc dầu ngư trường là ngành công nghiệp lớn tại Phan Thiết, xong nó vẫn là một nghề kinh tế gia đình của nhiều ngư dân ở vùng biển Mũi Né. Khi những người đàn ông ra biển đánh cá ngoài khơi thì ở nhà những người phụ nữ lại quán xuyến việc nhà, bán buôn, đan lưới, là trụ cột cho gia đình.

Hầu hết địa hình của Mũi Né bao gồm đồi núi và cát nên ngành nông nghiệp rất ít phát triển chỉ một vài vụ mùa của một số cây trồng chịu sống được trên đất khô.

Chỉ đi theo hướng Đông của Phan Thiết độ một vào kilômét là các bạn sẽ gặp một dãi bãi tắm chạy dọc theo bờ biển và có rất nhiều cảnh đẹp thuộc trong số những bãi biển đẹp nhất Việt Nam đó chính là Đồi Cát - Mũi Né.

Một hàng hàng dừa thẳng tấp dọc hai bên đường như nghiên mình chào đón những du khách đến đây, và còn có những đồi cát rộng mênh mông với màu vàng, trắng hay đỏ tạo nên khung cảnh rất hùng vĩ và đẹp mắt mà tạo hóa đã ban cho mảnh đất Mũi Né.

Vào khoảng giữa tháng 7 đến tháng 10 là mùa cá, đây cũng là giai đoạn đỉnh điểm của những ngư dân vùng biển Phan Thiết ra biển khơi đánh bắt cá.Vào đêm tối, ánh sáng phát ra từ những chuyếc thuyền của nhưng ngư dân đang đánh bắt xa bờ hiện lên phía chân trời ngoài biển khơi một màu lấp lánh trông rất đẹp và quyến rũ. Từ đất liền nhìn những ánh đèn đó tập trung với nhau trông giống như một thành phố nỗi đang lênh đênh trên biển.
 
Top Bottom