Văn Thúy Kiều

Sở Huyền Anh

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười hai 2017
432
282
89
20
Nghệ An
THPT Tân Kỳ 1

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều qua 3 đoạn trích đã học trong chương trình ngữ văn 9????????
Ai giúp với cần gấp lắm!!!!!!!!!!!
Thường thì phân tích nhân vật được chia ra làm nhiều phương diện, sơ qua thì form bài nó như thế này:
- Vẻ đẹp phẩm chất: Người con gái tài sắc vẹn toàn, đức hạnh, nết na
+ Chị em Thúy Kiều: đẹp nghiêng nước nghiêng thành, tài năng hơn người về chơi đàn, đa sầu đa cảm -> toàn diện về sắc, tài, tình
+ Cảnh ngày xuân: Thiếu nữ tài sắc đã mang trong mình định mệnh về số kiếp gian truân
+ Kiều ở LNB: Người con hiếu thảo, người tình thủy chung
- Số phận bi kịch: gia đình đột nhiên gặp oan trái, gặp phải bọn buôn người, lưu lạc trong sóng gió...
- Nghệ thuật thể hiện nhân vật nổi bật trong các đoạn trích
+ Chị em TK: ước lệ tượng trưng
+ KOLNB: Tả cảnh ngụ tình
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều qua 3 đoạn trích đã học trong chương trình ngữ văn 9????????
Ai giúp với cần gấp lắm!!!!!!!!!!!
Bạn lấy ở từng văn bản nhé. Đừng phân tích quá sâu. Chỉ nói qua cái đặc sắc, nổi bật thôi
Nói về cả vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất,tâm hồn. Nói về nỗi khổ của nàng nữa
Đánh giá nghệ thuật của từng đoạn trích rồi tóm nó vào nhé
Ở đoạn Cảnh ngày xuân chủ yếu là tả cảnh đồng thời thể hiện được tâm trạng của người đi hội < tâm trạng Kiều>
 
Last edited:

Lê Khắc Mạnh Tùng

Học sinh
Thành viên
24 Tháng tư 2017
117
60
36
19
GỢI Ý:
I – Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua các đoạn trích…: Hình ảnh nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn, với những phẩm chất tốt đẹp và số phận bất hạnh.
II – Thân bài:
1. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật:
a. Thúy Kiều là hiện thân vẻ đẹp của nhan sắc, tài hoa, tâm hồn:
- Kiều là hiện thân của nhan sắc tuyệt mĩ, một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. ( nhan sắc )
- Kiều là người con gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến hộ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm kì, thi, hoa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả. Nàng đã soạn riêng một khúc bạc mênh mà ai nghe cũng não lòng. Khúc nhạc thể hiện tâm hồn,tài năng, trái tim đa sầu đa cảm. ( tài hoa )
- Kiều là người con hiếu thảo, là người tình thủy chung, là người trọng tình nghĩa, và giàu đức hi sinh. ( tâm hồn, phẩm chất )
( lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh).
b. Thúy Kiều là hiện thân của hiện thực đau khổ, cuộc đời gặp nhiều bất hạnh: gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp,…
( lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh).
2. Khái quát, nâng cao:
- Khẳng định các đoạn trích đã khắc họa thành công hình ảnh Thúy Kiều tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến với phẩm chất tốt đẹp và số phận bất hạnh. Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn, là người con có hiếu, là người tình chung thủy, là người trọng nhân nghĩa và giàu đức hi sinh. Mặc dù cuộc đời nàng phải chịu trăm cay ngàn đắng, khổ đau oán trái, chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.
- Cùng với cảm hứng ngợi ca, tôn vinh sắc – tài – tình, còn có cả niềm yêu thương quan tâm lo lắng, xót xa cho thân phận Thúy Kiều của Nguyễn Du. Những đoạn trích và toàn tác phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, lay động người đọc.
3. Liên hệ, so sánh:
- Liên hệ với các nhân vật trong các tác phẩm khác cùng viết về cuộc đời, số phận của người phụ nữ như: “Bánh trôi nước” ( Hồ Xuân Hương),”Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)…
- Bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của bản thân đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Cảm thương người phụ nữ xưa, thông cảm, chia sẻ với những nỗi bất hạnh của họ. Cảm phục vẻ đẹp ngời sáng trong hoàn cảnh khổ đau. Căm ghét xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên số phận người phụ nữ.
- Liên hệ để thấy tính ưu việt của xã hội mới ngày nay. Có thái độ đúng đắn, ủng hộ tư tưởng bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Thấy rõ người phụ nữ cần phát huy truyền thống và khả năng xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và góp phần xây dựng đất nước.
III – Kết bài:
 
Top Bottom