Sinh 6 Thực vật

Vân Vô Lăng

Học sinh chăm học
HV CLB Địa lí
Thành viên
1 Tháng năm 2019
483
722
96
Đắk Lắk
THCS Huỳnh Thúc Kháng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Thực vật sống những nơi nào trên trái đất?
Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết cây rau bợ trong tự nhiên?
Câu 4 : Thế nào là sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng?
Câu 5: Tế bào trưởng thành của cây được hình thành và phát triển như thế nào?
Câu 6: Tế bào thực vật và tế bào động vật có gì khác nhau?
Câu 7: Tế bào không nhân có thể sống được không?
Câu 8: Những chất gì trong tế bào thực vật tạo nên màu xanh của lá cây?
Câu 9: Có phải tất cả các rể cây đều có miền hút không? Vì sao?
Câu 10: Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
C âu 11: Rể cây có khả năng hấp thụ các chất khó tan trong đất không?
Câu 12: Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân?
Câu 13: Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm?
Câu 14: Cây gỗ to ra và dài ra do đâu?
Câu 15: Những loại cây nào có thân mọng nước?
Câu16 : Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế
nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Câu 17: Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Câu 18: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
Câu 19: Những cây nào có khả năng ăn thịt được côn trùng?
Câu 20: Hoa có mấy bộ phận chính? Hoa có mấy loại?
Câu 21: Có phải tất cả các hoa thụ phấn nhờ sâu bọ đều đệp và thơm?
Câu 22: Hô hấp và quang hợp có những điểm giống và khác nhau như thế nào ?
Câu 23 : Có những loại rễ biến dạng nào ? Nêu chức năng của mỗi loại ?
Câu 24: Giải thích sự sinh sản của cây rau má , cây gừng , cây khoai tây , cây khoai lang và cây thuốc bổng ?
Câu 25: Tại sao cành giâm phải có đủ mắt , chồi ?
Câu 26: Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ?
Câu 27: Nuôi ông trong các vườn cây ăn quả có lợi gì ?
 

tudu._.1995

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2018
611
386
101
Hà Tĩnh
THCS Bắc Hồng
Thực vật sống những nơi nào trên trái đất?
tất cả các vùng
Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Thực vật có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản là hoa, quả. hạt.
- Thực vật không có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản không phải là hoa. quả, hạt.
Thế nào là sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng?
Kiểu dinh dưỡng này khác với dinh dưỡng của các sinh vật tự dưỡng như thựcvật và tảo, chúng những loài có thể dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời hoặc các hợp chất vô cơ để tạo ra các hợp chất hữu cơ như cacbohydrat, mỡ, và protein từ cacbon dioxit vô cơ.
Tế bào trưởng thành của cây được hình thành và phát triển như thế nào?
nhờ sự phân chia
ế bào thực vật và tế bào động vật có gì khác nhau?
Giống nhau
+ Đều là tế bào nhân thực.
+ Tế bào đều được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
+ Bào quan gồm ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, vi ống, ribôxôm, lizôxôm.
+ Có sự trao đổi chất nhờ phương thức vận chuyển chủ động, thụ động hoặc xuất – nhập bào.
– Khác nhau
Tế bào thực vậtTế bào động vật
Có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chấtKhông có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất
QUẢNG CÁO
Có lục lạpKhông có lục lạp
Chất dự trữ là tinh bột, dầuChất dự trữ là glicôzen, mỡ
Thường không có trung tửCó trung tử
Không bào lớn >Không bào nhỏ hoặc không có
Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ raTrong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra
[TBODY] [/TBODY]

Có phải tất cả các rể cây đều có miền hút không? Vì sao?
không phải tất cả đều có lông hút. Vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ
Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
  • Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc, đẻ nhánh (ở lúa), chuẩn bị ra hoa (làm đòng ở lúa). Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.
Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân?
– Có những loai thân sau:
+ Thân đứng gồm: thân gỗ( bàng, xoan, lim..), thân cột( cau, dừa..), thân cỏ( cỏ mần trầu).
+ Thân leo: gồm thân cuốn( mồng tơi), tua cuốn( mướp, đậu ván)
+ Thân bò: rau má
Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm?
Khi một củ khoai tây mọc mầm, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit không có lợi cho cơ thể người, hay còn gọi là solanine và chaconine-alpha.
Cây gỗ to ra và dài ra do đâu?
  • Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh - tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
    • Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.
    • Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hoangcoi28

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
Câu 1: Thực vật sống những nơi nào trên trái đất?
Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết cây rau bợ trong tự nhiên?
Câu 4 : Thế nào là sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng?
Câu 5: Tế bào trưởng thành của cây được hình thành và phát triển như thế nào?
Câu 6: Tế bào thực vật và tế bào động vật có gì khác nhau?
Câu 7: Tế bào không nhân có thể sống được không?
Câu 8: Những chất gì trong tế bào thực vật tạo nên màu xanh của lá cây?
Câu 9: Có phải tất cả các rể cây đều có miền hút không? Vì sao?
Câu 10: Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
C âu 11: Rể cây có khả năng hấp thụ các chất khó tan trong đất không?
Câu 12: Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân?
Câu 13: Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm?
Câu 14: Cây gỗ to ra và dài ra do đâu?
Câu 15: Những loại cây nào có thân mọng nước?
Câu16 : Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế
nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Câu 17: Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Câu 18: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
Câu 19: Những cây nào có khả năng ăn thịt được côn trùng?
Câu 20: Hoa có mấy bộ phận chính? Hoa có mấy loại?
Câu 21: Có phải tất cả các hoa thụ phấn nhờ sâu bọ đều đệp và thơm?
Câu 22: Hô hấp và quang hợp có những điểm giống và khác nhau như thế nào ?
Câu 23 : Có những loại rễ biến dạng nào ? Nêu chức năng của mỗi loại ?
Câu 24: Giải thích sự sinh sản của cây rau má , cây gừng , cây khoai tây , cây khoai lang và cây thuốc bổng ?
Câu 25:Tại sao cành giâm phải có đủ mắt , chồi ?
Câu 26: Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ?
Câu 27: Nuôi ông trong các vườn cây ăn quả có lợi gì ?
1) Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng trung du, ven biển; trong nước hoặc trên mặt đất; vùng nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt,….
2) - Thực vật có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
- Thực vật không có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản không phải là hoa. quả, hạt.
3) Cách để nhận biết:
Cây rau bợ chủ yếu sinh sản ở dưới nước gần bờ, có lá tròn. Cơ quan sinh sản của cây rau bợ là bào tử.
4) - Sinh vật tự dưỡng là quá trình cơ thể sinh vật tự tổng hợp được chất hữu cơ hay vô cơ cần thiết cho cơ thể.
- Sinh vật dị dưỡng là nhóm sinh vật không tổng hợp ra các HC mà sống nhờ vào sinh vật khác.
6)
  • Giống nhau:
-Ðều là những tế bào nhân thực.
-Màng sinh chất đều theo mô hình khảm lỏng.
-Ðều cấu tạo từ các chất sống như: prôtêin, axit amin, axit nuclêic, có chất nhân, có ribôxôm,...
  • Khác nhau:
Tế bào thực vậtTế bào Động vật
-Thành tế bào-Có thành xenlulôzơ bao màng sinh chất.-Thường ko có thành tế bào nếu có thì là thành glycocalyx,ko có thành xenlulôzơ.Có các điểm nhận biết (glicôprôtêin) trên màng.
Chất dự trữ-Tinh bột.-Glicôgen.
Trung thể-Ko có trung thể-Có trung thể.
Hình thức sinh sản-Phân bào ko sao,phân chia tế bào chất bằng cách phát triển vách ngăn ngang ở trung tâm tế bào.-Phân bào có sao,phân chia tế bào chất bằng eo thắt ở trung tâm tế bào.
Không bào-Có ko bào phát triển mạnh.-Ít khi có ko bào.
[TBODY] [/TBODY]
7) Không!
8) Vì trong lá cây có bào quan lục lạp, mà trong bào quan lục lạp lại có chất diệp lục giúp cho cây quang hợp và làm cho lá cây có màu xanh.
9) Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì cúa rễ (không cần lông hút).
10) Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc, đẻ nhánh (ở lúa), chuẩn bị ra hoa (làm đòng ở lúa). Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.
12) Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách 2 loại : chồi lá và chồi hoa.
Có 3 loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
13) Đó là vì khi khoai tây nảy mầm, sản sinh ra một loại chất chứa độc, người ăn phải sẽ trúng độc, cho nên phải cắt hết chỗ bị xanh hay chỗ bị nảy mầm đi mới có thể ăn được. Khoai tây là thân củ, tế bào biểu bì có chất diệp lục, nếu lớp biểu bì gặp ánh sáng sẽ hình thành chất diệp lục và lên màu xanh.
14) Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh - tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
Thân cây dài ra là do sự phân chia và lớn lên của các tế bào mô phân sinh ngọn.
15) Cây xương rồng, cây lô hội, cây thanh long,....
16) Phiến lá có hình bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Là xếp so le nhau sẽ được nhận nhiều ánh sáng mặt trờ nhất.
17) Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn.
18) Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.
19) Cây nắp ấm, cây bẫy ruồi Venus,.....
20) Hoa có 4 bộ phận chính: dài, tràng, nhị, nhụy. Có 2 loại hoa: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
21) Không hẳn, đa phần là thế nhưng có một số loại hoa không có hương thơm và đẹp nhưng nó có mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có lông dính, những điều đó cũng có thể thu hút côn trùng.
22)
– Giống nhau :
+ Đều là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
+ Đều là các chuỗi phản ứng ôxi hoá – khử phức tạp.
+ Đều có sự tham gia của chất vận chuyển êlectron.
– Khác nhau :
Nội dung so sánhQuang hợpHô hấp
Loại tế bào thực hiệnTế bào thực vật, tảo và một số loại vi khuẩn.Tất cả các loại tế bào.
Bào quan thực hiệnLục lạp.Ti thể.
Điểu kiện ánh sángChỉ tiến hành khi có ánh sáng.Không cần ánh sáng.
Phương trình tổng quátnrn + nH n Năng lượng ánh sáng *C6H1206 + 602 —> 6C02 + 6H20 +ATP + Q
[CH20]n + n02
Sắc tốCần sắc tố quang hợp.Không cần sắc tố quang hợp.
Sự chuyển hoá năng lượngBiến năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.Giải phóng năng lượng tiềm tàng trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng dễ sử dụng là ATP.
Sự chuyển hoá vật chấtLà quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.Là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
[TBODY] [/TBODY]
23)
  • Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
  • Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
  • Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
  • Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
25) Sau khi cắm cành có đủ mắt, chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.
26)
  • Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác
=> Chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.
27)
  • Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
  • Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.
Nãy giờ tốn mất 30 phút để giải đó! Học tốt nha!
 
Top Bottom