'' Thực chưa bao giờ thơ VN buồn và nhất là xon xao như thế''.Ý kiến của em về nhận xét trên

K

kuem215

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thực chưa bao giờ thơ VN buồn và nhất là xon xao như thế''.(theo cuốn thi nhân VN).Ý kiến của em

Đề: Nhận xét về thơ mới (1930-1945) Hoài Thanh viết '' Thực chưa bao giờ thơ VN buồn và nhất là xon xao như thế''.(theo cuốn thi nhân VN).Ý kiến của em về nhận xét trên.
Ai vào làm giúp em với. Có dàn bài, dàn ý thôi cũng được .Đề khó quá giúp em với. THanks
 
T

thuyhoa17

*Đặt vấn đề:
Giới thiệu về phong trào Thơ Mới. (...)
Chú ý đến đặc điểm chính của Thơ Mới là cái mới, lạ, chất phương Đông kết hợp với phương Tây, hòa quyện làm nên một phong trào thơ ca với những tác phẩm và những nhà thơ tiêu biểu. Xôn xao bởi nó có nhiều cái mới, cái lạ. Và "buồn" bởi cái thế sự lúc bấy giờ và tâm sự của những nhà thơ Mới, họ của nhạy cảm, với bản thân mình và với xã hội đương thời - thơ ơ, dửng dưng.
Nó được thể hiện qua câu nói của Hoài thanh trong "TNVN" (Trích dẫn câu của Hoài Thanh.)

* Giải quyết vấn đề:

- Giải thích câu nói của Hoài Thanh (mở rộng thêm chút nữa từ cái chú ý trong phần mở bài).

- Chứng minh qua những bài thơ đã được học:

+ Vội vàng:
XD - "nhà thơ mới nhất trong nhà thơ mới" - đã đem đến cho làng thơ VN cái vẻ phương Tây đầy mới lạ, ông đem đến sự "xôn xao" mà mãi lâu sau khi ông đến người ta mới "quen" đc với nó.

  • Chứng minh cái "xôn xao" mà XD đem tới:
"Tôi muốn tắt nắng đi
...
Cho hương đừng bay đi"
Khẳng định cái "tôi" của mình.
XD - người đã đến, "đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới", khám phá thiên nhiên, đất trời, cái đẹp nhân gian.

Nhưng:

  • Cũng chất chứa trong ông là nỗi buồn, nỗi buồn với khát khao giao cảm mà ngưòi đời thì dửng dưng.
"Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời".

Tuy nhiên, khát vọng yêu thương của XD ko bao giờ vơi cạn, cho nên cái buồn của ông luôn chất chứa khát khao, dù lúc vui hay là lúc buồn thì ông luôn có một niềm khát khao đó.

+Đây thông Vĩ Dạ:


  • HMT gây xôn xao bởi cái "điên" của ông
  • Nhưng thực là buồn nhiều hơn. Nỗi đau thể xác khiến ông bấn loạn về tinh thần, đau đớn nhưng luôn khát khao giao cảm.
"Gió theo lỗi gió mây đường mây..."

+ Tràng Giang.

(tương tự như trên)

Tuy nhiên, nỗi buồn của Huy Cận là nỗi "buồn thế hệ"(cuộc đời vô tâm, rồi thêm nỗi buồn quê hương), cái buồn cô đơn lạc, lõng, cái buồn thẳm mà "ta trở về hồn ta cùng Huy Cận".
Có lẽ Huy Cận là một nhà thơ "buồn" của phong trào thơ Mới.

(dẫn chứng từ bài thơ)

+ Có thể chứng minh thêm ở bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ.
"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

=> Chốt lại vấn đề: Câu nói của Hoài Thanh đã khái quát được một cách đầy đủ và sâu sắc về phong trào thơ Mới, gây nhiều "xôn xao" nhưng cũng thực "buồn".
Mỗi nhà thơ đều là một cơn gió reo vui mang đến những nốt nhạc lạ, muôn nhạc điệu. Nhưng cuộc đời thờ ơ quá, dửng dưng quá => nỗi buồn tha thiết "nhưng động tiên đã hết, tình yêu ko bền, say đắm rồi cũng bơ vơ...".

* Kết thúc vấn đề:
(Trích dẫn lại câu của Hoài Thanh) => Câu nói giúp ta hiểu thêm về phong trào thơ Mới một cách đầy đủ, và sâu sắc. Câu nói đúng đắn của một nhà phê bình làm ta khắc ghi sâu hơn cái "điệu" của một thời kì của thơ ca VN.
 
K

kuem215

Công nhận bài này khó quá.............................
 
Last edited by a moderator:
Q

quan1506

Đang cùng thắc mắc với bạn trên. Mình cũng cần một dàn bài cho đề này ( không phải bài giải )
 
P

phalaibuon

Trong "Thi nhân Việt Nam" , Hoài Thanh viết : " Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế."

Lưu ý : Đây chỉ là theo cảm nhận của PLB thôi nhé , bạn chỉ nên đọc mang tính chất tham khảo.


Ý kiến của PLB về nhận xét này là PLB hoàn toàn đồng ý.


Theo như PLB thấy thì nhận xét này có 2 vấn đề cần quan tâm là " buồn " và " xôn xao ".

1. Thơ mới là gì ?

- Là 1 phong trào thơ có quá trình vận động và phát triển từ 1932 đến 1945 , không tuân theo những phép tắc niêm luật của thơ cũ.
Thơ mới thể hiện sâu sắc cái tôi cá nhân , cái nhìn ngạc nhiên , tươi trẻ về thế giới mà lần đầu tiên con người được nhìn bằng cặp mắt của mình.


2. Cái buồn trong Thơ mới.

Có thể thấy rằng Thơ mới có rất nhiều giọng điệu nhưng chủ đạo là buồn , sầu.

- Nguyên nhân :

+ Hiện tại xã hội và số phận của các nhà thơ.
+ Lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
+ Cái tôi.

- Sự thể hiện của cái buồn

+ Nhà thơ trực tiếp dùng những từ " buồn " , " sầu " thể hiện tâm trạng của mình.

vd : "Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi Xuân đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau"

" Ô hay , buồn vương cây ngô đồng"

"Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi "

" Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp"

...

+Những lời than thở , từ láy , thán từ bộc lộ tâm trạng

"Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ,
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ.
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ. "

" Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai , hỏi ai người biết cho !"

...

+ Những mô típ , hình tượng , hình ảnh gợi sự cô đơn , chia ly , thất vọng , tang tóc.

" Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ "


" Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
...
Củi một cành khô lạc mấy dòng"


"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
sao đầy hoàng hôn trong mắt trong "


"Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"

+ Thơ mới có cấu tứ dựa trên sự đối lập giữa cái tôi và cái ta , giữa hiện tại và quá khứ.



==> Trong Thơ mới , cái buồn , sầu được nói đến một cách trực diện , không giấu giếm. Nỗi buồn được thể hiện ở rất nhiều các cung bậc khác nhau của cảm xúc . Tất cả các nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới đều nói đến cái buồn.


3. " Xôn xao "

Theo chị hiểu ở đây có 2 ý

- " Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ , mơ màng như Lưu Trọng Lư...và thiết tha , rạo rực , băn khoăn như Xuân Diệu."

Các nhà thơ mới đã nói lên tiếng nói riêng của mình , khẳng định cái tôi cá nhân , mỗi người một vẻ tạo nên một phong trào Thơ mới với những sắc thái , phong cách nghệ thuật khác nhau.

Trong khi các nhà thơ cũ bảo vệ cái ta chung , đi theo các khuôn mẫu có sẵn , xáo mòn thì các nhà thơ mới đã cách tân làm thay đổi cả bộ mặt của thơ ca trong giai đoạn này.

- Thành tựu mà Thơ mới mang lại.


==> Tìm hiểu phong trào Thơ mới và nhìn lại thơ ca VN những giai đoạn trước , ta thấy rằng nhà phê bình vh Hoài Thanh nhận xét như vậy là đúng đắn.
 
Top Bottom