Nếu đơn giản mà dùng đc thì sử dụng sơ đồ đường chéo
Còn ko thì cứ tính ra nồng độ H+ với OH- của từng dung dịch dựa trên thể tích, từ đó để pH = 8 thì OH- phải dư, cũng tính theo thể tích, rồi tính ra vậy, chắc đc
^^ xem ra đường chéo ko dùng được ở mấy cái pH này thì phải
Mình làm cách 2 thế này xem có đc ko, gọi V1 và V2 lần lượt là thể tích của 2 d2 có pH lần lượt là 5, 9 cần trộn. Thế thì thể tích của d2 sau trộn sẽ là V1 + V2
D2 pH = 5 có [ H + ] = 10^-5 suy ra số mol H+ là 10^-5 * V1
D2 ph = 9 có [ OH - ] = 10^ -5, ta cũng đc số mol OH- là !0^-5 * V2
D2 sau khi trộn có pH = 8 tức là sẽ có [ OH - ] = 10^-6, hay số mol OH- là 10^-6 * ( V1 + V2 )
Như vậy ta sẽ có 10^-6 * ( V1 + V2 ) = 10^-5 * V2 - 10^-5 * V1, chia 2 vế cho 10^-6 ta đc V1 + V2 = 10. V2 - 10. V1
Vậy ta có 9. V2 = 11. V1
Hình như vậy là xong
Kiến thức hóa mình chẳng biết mấy, ko biết đúng hay sai nữa
kết quả của arxenlupin là đúng, tuy nhiên để dễ hiểu hơn nên viết 1 phương trình hoá học ra.
mình mới sử dụng máy tính không được bao lâu nên thường gặp những rắc rối trong soạn thảo văn bản, ví dụ như bài trên mình cũng đánh xong rồi nhưng không hiểu nhấn phải cái gì mà bài bị xoá sạch. nếu ai có kinh nghiệm làm ơn giúp mình nha. cảm ơn rát nhiều.
bài này quá dễ, nếu ai học qua là sẽ làm được ngay, vậy nên mình nghĩ chỉ nên coi nó như mộy bài toán vui ôn lại kiến thức cơ bản thôi.
bài này thật sự mà nói nếu yêu hoá thật sẽ chẳng là gì đâu nhưng mình dám cam đoan nếu đưa cho lớp 12 làm thì ối chàng và nàng sẽ làm sai đó. sau một năm không động đến thì những bài toán tưởng chừng cơ bản nhất sẽ là những chỗ dễ vấp nhất.