1. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ ( nông nghiệp, công thương nghiệp)?
2. Thời Lê sơ có những giai cấp và những tầng lớp nào?
Câu 1:
*Nông nghiệp:
- Dưới ách thống trị của nhà Mình, nước ta rơi vào cảnh làng xóm điêu đàn, đồng ruộng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ.
- Nhà Lê đã ban hành nhiều chính sách nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp: cho quân lính thay phiên nhau về quê làm ruộng, kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về, đặt ra các chức quan chuyên lo về nông nghiệp, định ra phép quân điền,...
Nhờ đó nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
*Công thương nghiệp:
- Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã ngày càng phát triển như: kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón,... Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời.
- Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất
- Cục bách tác (công xưởng do nhà nước quản lí) sản xuất đồ dùng cho vừa, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,...
- Nghề khai thác mỏ được đẩy mạnh
- Nhà nước khuyến khích lập chợ, họp chợ và ban hành điều lệ cụ thể về việc này.
- Buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước qua lại buôn bán ở một số điểm được kiểm soát chặt chẽ.
- Sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
Câu 2:
- Thời Lê Sơ, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống ở nông thôn, phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước. Đây cũng là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
- Thương nhân, thợ thủ công ngày một đông, phải nộp thuế cho nhà nước và không được coi trọng.
- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, bao gồm người Việt, người Hoa, dân tộc thiểu số. Số lượng nô tì giảm dần cho chính sách hạn chế việc bán mình hoặc bức dân tự do làm nô tì.