Sử 10 Thời kì Bắc thuộc

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
17
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Suy nghĩ của anh/chị về nhận định "Nhân dân ta mất nước chứ không mất dân tộc"
Câu 2: Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ thế kỉ I - thế kỉ X (theo mẫu sau)
STTThời gianLãnh đạoChiến thắng tiêu biểuÝ nghĩa
[TBODY] [/TBODY]
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Câu 1: Suy nghĩ của anh/chị về nhận định "Nhân dân ta mất nước chứ không mất dân tộc"
Câu 2: Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ thế kỉ I - thế kỉ X (theo mẫu sau)
STTThời gianLãnh đạoChiến thắng tiêu biểuÝ nghĩa
[TBODY] [/TBODY]
Câu 1: Suy nghĩ....
Vì trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và "Việt hoá những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời Hán. Đường như ngôn ngữ, văn tự. Nhân dân ta không bị đồng hoá. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn.
Các phong tục, tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
* Chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc chỉ thiết lập tới quận, huyện. Trong khi đó, nhân dân ta sinh sống chủ yếu trong các làng xóm do người Việt quản lí, vì vậy chính quyền đô hộ không thể với tay đến đơn vị cơ sở quan trọng nhất của người Việt.
– Những chính sách về văn hoá như truyền bả Nho giáo, chữ Hán cũng chủ yếu được phổ biến ở trung tâm
cai trị là quận, huyện, do đó chỉ tác động đến một bộ phận trong xã hội, còn đại bộ phận nhân dân không chịu ảnh hưởng nhiều. Mỗi làng xóm, của người Việt trở thành một pháo đài xanh" để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
– Các triều đại phong kiến phương Bắc đã không thực hiện được mục đích của mình vì những cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên cường chống lại chế độ cai trị tàn bạo của dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu của chính quyền đô hộ phương Bắc trong suốt hơn 1000 năm là đồng hóa, xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Mục tiêu này không thực hiện được. - Chính quyền thực dân mới chỉ thành công trong việc áp dụng các chính sách cai trị, đưa sang Việt Nam các hệ tư tưởng, các yếu tố văn hóa nhưng không thực hiện được việc đồng hóa.
- Nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng tiếp nhận các thành tổ văn hóa, các yếu tố tiến bộ của văn minh Trung Hoa để làm phong phú thêm nền văn hóa của mình, giao lưu và tiếp nhận các yếu tố văn hóa ấy trên cơ sở nền văn hóa bản địa, giữ vững các phong tục tập quán, văn hóa truyền thống vì thế chúng ta không bị mất văn hóa. Chúng ta cơ bản giữ được làng, tinh thần cố kết cộng đồng của nhân dân Việt Nam trong các làng khá bền chặt tạo thành một kết cấu khá vững chắc khiến chính sách đô hộ không thể phá vỡ, làng là nơi dung dưỡng văn hóa, giữ gìn văn hóa, hội tụ và kết tinh truyền thống yêu nước và khiến lòng yêu nước, tinh thần quật khởi không hề bị mất đi. Có thời cơ, chúng ta mới có thể đứng lên giành lại độc lập hoàn toàn sau 1000 năm bị đô hộ. Đấy là một minh chứng cho việc chính quyền đô hộ không thực hiện được âm mưu đồng hóa Việt Nam
Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tích cực, thời Bắc thuộc đã để lại cho nhân dân Việt Nam những nhân tố tiến bộ sau:
+ Tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam tiếp thu các sản phẩm của văn minh Trung Hoa và văn minh thế giới nhất là các yếu tố về tư tưởng, tôn giáo.
+ Bồi đắp thêm nền văn hóa bản địa, là phong phú thêm văn hoá của dân tộc
Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.
- Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.
- Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.
- Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu,...
- Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
*** Nền văn hoá của dân tộc Việt Nam vẫn được lưu giữ cho tới thời nay việc mất dân tộc là không thể nào xảy ra với 1 đất nước kiên cường, bất khuất như thế.
Câu 2 Lập bảng..
NămCuộc khởi nghĩa
40Hai Bà Trưng
100, 137, 144Nhân dân Nhật Nam
157Nhân dân Củ Châu
178, 190Nhân dân Giao Chỉ
248Bà Triệu
542Lý Bí
687Lý Tư Tiên
722 Mai Thúc Loan
776 - 791 Phùng Hưng
819 - 820 Dương Thanh
905 Khúc Thừa Dụ
938Ngô Quyền
[TBODY] [/TBODY]

- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đầu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
* Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc
1 số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

STTThời gian
Địa Điểm
Tên cuộc khởi nghĩaNgười Lãnh Đạo
1Năm 40 - Hà NộiHai Bà TrưngTrưng Trắc, Trưng Nhị
2Năm 248 - Thanh HoáBà TriệuTriệu Thị Trinh
3542 - 544 nổ ra ở Thái Bình ( Sơn Tây) rồi lan ra các tỉnh phía BắcLý BíLý Bí
4Đầu thế kỉ VIII nổ ra ở Hoan Châu lan ra rộng Giao Châu, Lâm Ấp, Chân LạpMai Thúc LoanMai Thúc Loan
5 776 - 791
Đường Lâm ( Sơn Tây )
Phùng Hưng Phùng Hưng.
[TBODY] [/TBODY]
** Ý nghĩa chung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
+ Biểu hiện ý chí quyết tâm, giành lại độc lập, bảo vệ chủ quyền dân tộc.
+ Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
+Làm lung lay chính quyền đô hộ phương Bắc
+ Để lại những bài học kinh nghiệm cho các phong trào sau.

* Câu hai mình chia ra hai bảng cho bạn ha, bảng trên là các phong trào từ thế kỉ I đến X, còn bảng sau là phong trào tiêu biểu nhé.

Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!


Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với mình qua wall cá nhân hoặc cmt ngay dưới topic này nhé! Chúc bạn học tốt!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom