

…(1) Kì thực thời gian nhàn rỗi là vô cùng quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống của riêng mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt… Thời gian nhàn rỗi làm cho con người ta giàu có hơn về mặt trí tuệ, tăng cường thêm về mặt sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí không còn cuộc sống riêng nữa!
…(2) Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào những cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
…(3) Đánh giá đời sống xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi của mình như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại.
(Phỏng theo Hữu Thọ)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 2. Văn bản đã sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào trong đoạn văn bản trên?
Câu 3. Theo anh/chị việc sử dụng thời gian nhàn rỗi không hợp lí sẽ dẫn đến những hệ quả gì?
Câu 4. Nêu nhận thức của anh/chị về thời gian nhàn rỗi? Bản thân anh/chị có sử dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển bản thân không? Vì sao? (Trình bày khoảng 5 – 7 câu)
…(2) Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào những cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
…(3) Đánh giá đời sống xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi của mình như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại.
(Phỏng theo Hữu Thọ)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 2. Văn bản đã sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào trong đoạn văn bản trên?
Câu 3. Theo anh/chị việc sử dụng thời gian nhàn rỗi không hợp lí sẽ dẫn đến những hệ quả gì?
Câu 4. Nêu nhận thức của anh/chị về thời gian nhàn rỗi? Bản thân anh/chị có sử dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển bản thân không? Vì sao? (Trình bày khoảng 5 – 7 câu)