Thơ tự sáng tác của MXTD - một sinh viên Bách Khoa ^^

M

meobachan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là những bài thơ của blogger MXTD sáng tác nên. MXTD có nghĩa là "Mùa xuân tuyệt diệu" - Cái tên của blog cũng cho thấy người này là một "fan" của Xuân Diệu và là một sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Bây giờ mèo mới nhận ra một điều, hình như dân tự nhiên, nếu có tâm hồn của một thi sĩ thì sáng tác thơ còn hay hơn cả một dân xã hội (vồn dĩ các nhà thơ, nhà văn lớn của Việt Nam phần lớn là nam ^^). Mời mọi người cùng đọc một số bài thơ do một sinh viên Bách Khoa sáng tác:


[FONT=Times New Roman,Times, serif]HOA BIỆT LI
Ngày gió về nắng ngợp phố hoa rơi
[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Em đứng bên tôi không nói một lời.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Chỉ xao xác tiếng trưa hè ve gọi[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Mà nghe lòng thăm thẳm phút chia phôi.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif][/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Hoa nào hiểu lòng người lưu luyến lắm[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Mà như chia buồn hoa vẫn hoa rơi.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Em hẳn hiểu lòng tôi thương nhớ lắm[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Mà em quyết rồi em đã xa tôi.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif][/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Thôi em nhé! Biệt li từ đây nhé![/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Rồi đôi lần trở lại giữa hồn mơ...[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Xin gửi lại đây nỗi buồn muôn thuở[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Trong tơi bời sắc đỏ cánh hoa thơ..

GIÃ BIỆT

[/FONT]
Ta nhớ hôm xưa đứng bên cầu
Ra đi ta có hẹn chi đâu?
Chỉ mình người nói, mình người nói!
Đè nặng lên ta mối thảm sầu...

Còn hẹn ước xưa, bước đường dài
Một ngày trở lại, một ngày mai?
Hoàng hôn tha thiết lên màu nhớ
Chẳng cầu xin nổi chút tình phai.

Ai bảo rằng đi rồi trở lại?
Đành ngậm lòng cắn giữ giọt lệ sa
Dứt áo một lần là mãi mãi
Dẫu biết người thổn thức phía sau ta.

Gió run thổi lá thu vàng rụng
Hồ gợn nhòe in bóng liễu chiều
Bóng nhòe? Hay mắt ai nhòe vậy?
Riêng lòng. Riêng một nỗi cô liêu.

Một kẻ phương trời sầu biệt xứ.
Một người nơi đó hận chia ly.
Một lòng quyết dứt niềm thương nhớ.
Một hướng xa rời. Một bước đi.



TÌNH THỨ NHẤT


Tình mới đến luôn là tình thứ nhất
Những tình lầm thuở trước hãy quên đi!
Đến bên em như ảo mộng xuân thì
Nay tới lúc tôi nên đi lặng lẽ.

Hãy trọn vẹn cho người sau em nhé
Mất tôi là em chẳng mất gì đâu!
Đừng bi quan rằng mất mối tình đầu:
Tình mới đến luôn là tình thứ nhất!
...
Đôi lúc nghĩ giá như tôi chẳng viết
Những lời yêu tha thiết thuở xưa kia
Chẳng khiến em lầm tưởng khúc tình si...
Thơ nhiều lúc lắm lời hơn thi sĩ!

Tôi xin lỗi ... nhưng ích gì đâu nhỉ?
Dẫu tình lầm nào phải dễ quên đi
Dẫu rằng cho chỉ ảo mộng xuân thì
Tình mới đến ... mấy khi tình thứ nhất!...
 
C

cuoicung

Cái này thì chưa chắc đâu.
Dân tự nhiên bị hạn chế bởi lối tư duy lô-gic, họ chỉ dám viết khi đã nghĩ thông suốt từ khởi đầu, đ diễn tiến, kết thúc thế nào.Ít ai dám tự nhiên đặt bút xuống, viết, cảm hứng tự nhiên.Mà các nhà thơ thì lại hay sáng tạo theo lối này, nên họ mới có cái độc đáo riêng, như Bùi Giáng chẳng hạn...
Dân tự nhiên viết thơ vẫn có những công thức không bứt ra được.

Ví dụ như bài này


TÌNH THỨ NHẤT


Tình mới đến luôn là tình thứ nhất
Những tình lầm thuở trước hãy quên đi!
Đến bên em như ảo mộng xuân thì
Nay tới lúc tôi nên đi lặng lẽ.

Hãy trọn vẹn cho người sau em nhé
Mất tôi là em chẳng mất gì đâu!
Đừng bi quan rằng mất mối tình đầu:
Tình mới đến luôn là tình thứ nhất!
...
Đôi lúc nghĩ giá như tôi chẳng viết
Những lời yêu tha thiết thuở xưa kia
Chẳng khiến em lầm tưởng khúc tình si...
Thơ nhiều lúc lắm lời hơn thi sĩ!

Tôi xin lỗi ... nhưng ích gì đâu nhỉ?
Dẫu tình lầm nào phải dễ quên đi
Dẫu rằng cho chỉ ảo mộng xuân thì
Tình mới đến ... mấy khi tình thứ nhất!...
__________________

Khổ thứ 3 rất tối nghĩa thưa bạn.Nhưng trong bài đó thì yêu cầu nó phải xuất hiện.Bạn thử đặt câu hỏi xem nếu là nhà thơ thì người ta sẽ viết gì trong đó?
 
M

meobachan

Dân tự nhiên bị hạn chế bởi lối tư duy lô-gic, họ chỉ dám viết khi đã nghĩ thông suốt từ khởi đầu, đ diễn tiến, kết thúc thế nào.Ít ai dám tự nhiên đặt bút xuống, viết, cảm hứng tự nhiên.

Sao bạn dám chắc "Ít ai dám tự nhiên đặt bút xuống, viết, cảm hứng tự nhiên"? Mình có thể khẳng định câu này của bạn sai nếu so với những người bạn dân tự nhiên mà mình quen biết khi đọc những sáng tác của họ. Ví dụ như những câu này:

Cơn mưa chiều còn chưa kịp tạnh

Gió lạnh lùng buốt trái tim anh
Bao ngày qua vẫn chờ và đợi
Một bóng hình hư ảo mong manh

Giữa những giông tố của ngày xanh
Hoa đã nở rồi hoa lại tàn
Vẫn biết thời gian không quay lại
Mối tình câm chôn chặt tim anh ..


Tìm tình yêu sao lại hỏi thế gian?
Mà hãy hỏi chính trái tim ta đó
Trong lồng ngực, một khối tình cháy đỏ
Âm ỉ, bập bùng, mong được trao em.

Anh tạc hình em vào nỗi nhớ
Ôm vào lòng bóng dáng trong mơ
Người con gái dẫu chỉ là hư ảnh
Vẫn chờ, vẫn nhớ, vẫn tương tư

Còn rất nhiều câu thơ khác do những người bạn dân tự nhiên viết (đều là sinh viên Bách Khoa). Nếu bạn muốn đọc thêm, mình sẽ gửi qua cho bạn. Xin hỏi bạn: những câu thơ trên là viết khi nghĩ thông suốt từ đầu đến cuối hay đều tạc nên từ cảm hứng, từ những cảm xúc rất thật của bản thân?

Đương nhiên tự sáng tác không tránh khỏi những bài, những câu tối nghĩa, ngay đến cả những nhà thơ nổi tiếng cũng không phải bài nào họ sáng tác cũng hay. Hơn nữa, MXTD là một dân tự nhiên, cách nghĩ, lối tư duy về nghệ thuật có thể khác với những nhà thơ nên ở cái khổ thứ ba, có thể đối với bạn nó tối nghĩa, nó không hay, có thể nếu là một nhà thơ họ sẽ viết khác, họ sẽ có một cảm nhận khác rồi sẽ viết ra một khổ thơ còn hay hơn nhưng khổ thơ ấy là dấu ấn của họ, không phải là dấu ấn của MXTD. Bài thơ nào cũng mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết, là cách sáng tạo riêng của người đó. Vì vậy, nếu khổ thơ ấy tối nghĩa hay dở, mình đồng ý với bạn nhưng bạn đừng lúc nào cũng so sánh: Nếu là một nhà thơ, họ sẽ viết cái gì?
Ngay cả cái cách bạn so sánh giữa một dân nghiệp dư với một nhà thơ, mình cũng thấy khập khiễng rồi.^^
 
C

cuoicung

Có lẽ bạn chưa hiểu ý mình.
Có mấy cách viết.
Một là góp nhặt tư tưởng, cho vào một cái bị, khi thấy đủ rồi thì đem ra, nhào lặn với cảm hứng->Tác phẩm.(Kiểu như Lương Thế Vinh vậy đó, nhưng ông này là trạng Lường)
Hai là có cảm hứng, một vài vài ý tưởng->Đặt bút xuống viết->sửa->viết lại->...-> tác phẩm
Còn một cách viết nữa, của thiên tài.Họ thích viết là viết thôi.Đặt bút xuống đã là thơ rồi.Họ là những người-thơ theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Những người như vậy chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Quay lại vấn đề dân tự nhiên viết văn.
Thưa bạn, bạn có thể khen thơ của họ vì họ là dân tự nhiên mà viết được như thế, nhưng không có nghĩa là dân tự nhiên thì được châm trước, được dễ dãi trong việc sáng tạo.Tất nhiên không thể so sánh giữa người chuyên với không chuyên trong lĩnh vực này.Nhưng đã gọi là sáng tạo nghệ thuật thì phải nghiêm túc, không thể có thái độ Amater (nghiệp dư) ở đây.Bạn có biết vì sao tất cả các nghệ thuật khác đều có hội những người nghiệp dư, ...mà không hề có hội nhà văn nghiệp dư, nhà thơ nghiệp dư không?
Đã viết và dám viết thì phải chấp nhận chỗ này chưa được, chỗ kia cần phải chỉnh, chứ không thể nói rằng đó là cái tôi.Cái tôi mà bạn muốn nói đến ở đây chỉ là cái tôi "ý tưởng"và cái tôi đó cần phải hoàn thiện, chứ chưa phải là cái tôi hoàn hảo.
Thước đo chỉ có một thôi và đối với tất cả mọi người.

Thực ra thì đó chỉ là suy nghĩ của tôi.Tôi cũng học Bách Khoa, năm 4 sắp ra trường, cũng dân Cơ khí chính gốc, đến với thơ cũng như một cái duyên.
Tôi viết, và chưa bao giờ thấy tự hào vì mình là dân tự nhiên mà viết văn cả, cũng chưa bao giờ dám khoe khoang rằng mình như vậy là giỏi.
Mặc dù thơ của tôi, tôi vẫn biết là không mấy ai hiểu đúng được giá trị của nó.
Đừng cười, không phải "văn mình, vợ người" đâu.Thật đấy!
 
Last edited by a moderator:
C

cuoicung

Theo bạn những vần thơ này thì đã đạt hay chưa?
Mình đã viết bốn mươi nhịp "Về Nga Sơn" trong hai năm ròng rã đấy
Ấy thế mà nó vẫn chưa có một cân lượng nào trong thế giới này đâu nhé

I.
Về quê cha
Nga Sơn đất ấm
Nghe giọng người xưa vẳng phía sông Sung.
Nghe kể:
Ông lái đò,bà bán rau,chợ hôm ngày đi hai buổi
Bóng người xấp đổ
mặt đường cong
dài theo trí nhớ cha
đứa trẻ ham chơi lỡ giờ lên chợ,
Sách vở
gửi bạn về
kĩu kịt trên vai
nặng gánh đường xa…

Tháng tư khô
bàn chân
cát bỏng,
Cổng chợ Hoàng xác đói bốn năm
hơi lạnh tiền nhân còn vương nếp rạ,
Nén nhang thơm tháng bảy
đốt vội dọc đường
an ủi linh hồn người chết…

Pháp vào
bắn cháy mái nhà tranh,
Ông đi
sông Mã gọi ,

nơi cửa liếp tiễn chồng
váy đụp tanh mùi bùn
sợ
người không trở lại
bàn tay
nắm lấy bàn tay.

II
Dưa hấu tháng năm hỏi thăm tháng sáu,
Chuyện An Tiêm
bà kể trong mưa,
Hạt dưa đen,hạt dưa trắng,
thiếu nắng
hạt dưa vàng,
À ơi câu hát
”Con ơi con ngủ cho ngoan
Cha đi đánh giặc mười phương chưa về.”

Thuyền ra cửa Lạch Trường giặc bắt
ông nhảy xuống sông
trốn về,
giời Bạch Câu thẫm xuống mưa Ngâu,
Hôm mai gà gáy canh hai
lại đi,
đàn con năm đứa
ú ớ ngủ mê.

Dưa hấu mất mùa
nghe đồn Mai An Tiêm khóc trên núi Thúy,
Hòn Vọng Phu ngoảnh mặt vô Nam,
Cha mười tám tuổi đầu bồng súng
sách vở xếp sang bên,
Trong ba lô
dăm ba bài thơ chép dở
vài tấm hình chụp vội.
Chiều chiều Mẹ đứng khóc trông con
Bên sông
đoàn quân cứ đi dài theo bóng tối
Hỡi người đi đâu?về đâu?
Cha hát:
”Đời chúng ta,đâu có giặc là ta cứ đi!”

Sử lịch còn nguyên buổi Lý Trần
Hội Diên Hồng
vang câu Sát Thát
Đánh!Đánh!
bô lão đồng thanh.
Cầu Hàm Rồng
hai mốt ngày đêm đỏ lửa
Sông Mã thành huyền thoại
Nòng pháo hai mốt ly
bảo vệ câu hò
“Dô ta dô tà
Ai có về là về Thanh Hóa”
hướng thẳng lên trời
nghiệt ngã
mái đầu xanh.

...(Trích)
 
M

meobachan

Thưa bạn, bạn có thể khen thơ của họ vì họ là dân tự nhiên mà viết được như thế, nhưng không có nghĩa là dân tự nhiên thì được châm trước, được dễ dãi trong việc sáng tạo.Tất nhiên không thể so sánh giữa người chuyên với không chuyên trong lĩnh vực này.Nhưng đã gọi là sáng tạo nghệ thuật thì phải nghiêm túc, không thể có thái độ Amater (nghiệp dư) ở đây.Bạn có biết vì sao tất cả các nghệ thuật khác đều có hội những người nghiệp dư, ...mà không hề có hội nhà văn nghiệp dư, nhà thơ nghiệp dư không?
Đã viết và dám viết thì phải chấp nhận chỗ này chưa được, chỗ kia cần phải chỉnh, chứ không thể nói rằng đó là cái tôi.Cái tôi mà bạn muốn nói đến ở đây chỉ là cái tôi "ý tưởng"và cái tôi đó cần phải hoàn thiện, chứ chưa phải là cái tôi hoàn hảo.
Thước đo chỉ có một thôi và đối với tất cả mọi người.

Hình như là bạn định nghĩa sai về từ "nghiệp dư" mà tôi muốn nói ở đây. Thú thật là tôi rất ngạc nhiên vì trước giờ, tôi luôn nghĩ dân tự nhiên thì khô khan, không thể sáng tác một bài thơ hay viết một truyện ngắn được. Nên khi thấy những người bạn của tôi sáng tác thơ, tôi rất ngạc nhiên về khả năng của họ. Và tôi muốn nói rõ với bạn rằng: không phải vì là dân tự nhiên mà tôi châm chước nếu họ dễ dãi trong sáng tạo. Tôi đọc và tôi có thể cảm nhận được những tình cảm họ gửi gắm trong đó, nếu những gì họ viết là dễ dãi, cố nhào nặn ra cảm xúc thì dù câu từ có trau chuốt đến mấy cũng chỉ là sáo rỗng. Cảm xúc thì không thể nào qua mặt được người đọc, người cảm nhận.

Còn về sự nghiêm túc, không phải cứ là dân nghiệp dư thì sáng tác không nghiêm túc. Bạn hiểu sai về từ "nghiệp dư" mà tôi nói. Và đã gọi là nhà thơ, nhà văn thì không thể chêm vào từ "nghiệp dư" ở đằng sau được. Tôi muốn gọi là "nghiệp dư" để phân biệt giữa một nhà thơ, nhà văn có tài với một người sáng tác thơ bình thường nhưng có lòng yêu thích thơ văn. Họ không phải là nhà thơ, nhà văn thực thụ, họ có thể sáng tác không hay, không lay động lòng người như những nhà thơ, nhà văn chân chính. Họ đến với thơ vì lòng yêu thích, vì những cảm xúc, những nỗi niềm trong cuộc sống họ chất chứa trong lòng không thể giãi bày ra với ai, chỉ còn biết trải lòng trên những trang thơ. "Thơ là tiếng nói của tình cảm". Và họ rất nghiêm túc trong việc sáng tác thơ, không phải dễ dãi. Những người đó tôi gọi là "dân nghiệp dư".

Nếu bạn bảo, dân nghiệp dư thì sáng tác không nghiêm túc, vậy, bạn cũng làm thơ và tôi đoán chắc bạn không phủ nhận việc bạn sáng tác rất nghiêm túc, vậy nên gọi bạn là gì? Tôi cũng sáng tác, nhưng không phải thơ mà là văn và tôi không phải là một nhà văn, đơn giản, tôi chỉ là một "tín đồ" của văn chương, và tôi không dễ dãi trong sáng tác, thậm chí tôi rất xem thường thái độ đó trong sáng tác văn chương. Vậy nên gọi tôi là gì?
Bạn đừng đánh đồng tất cả những sáng tác một cách nghiêm túc của người yêu thích thơ văn với những kẻ dễ dãi, coi việc sáng tạo chỉ như cái cần câu cơm vào làm một!

Và tôi cũng nói, tôi đồng ý với bạn khổ thơ đó là tối nghĩa, chứ tôi có bảo khổ thơ đó là tốt, là không cần chỉnh đâu. Nhưng chỉnh thế nào là theo riêng của người viết, chỉnh để hoàn thiện cái tôi của mình. Điều này tôi đồng ý với bạn. Nhưng "thước đo" bạn đang nói đến ở đây là gì? Tôi không hiểu chỗ này.
 
M

meobachan

Theo bạn những vần thơ này thì đã đạt hay chưa?
Mình đã viết bốn mươi nhịp "Về Nga Sơn" trong hai năm ròng rã đấy
Ấy thế mà nó vẫn chưa có một cân lượng nào trong thế giới này đâu nhé

I.
Về quê cha
Nga Sơn đất ấm
Nghe giọng người xưa vẳng phía sông Sung.
Nghe kể:
Ông lái đò,bà bán rau,chợ hôm ngày đi hai buổi
Bóng người xấp đổ
mặt đường cong
dài theo trí nhớ cha
đứa trẻ ham chơi lỡ giờ lên chợ,
Sách vở
gửi bạn về
kĩu kịt trên vai
nặng gánh đường xa…

Tháng tư khô
bàn chân
cát bỏng,
Cổng chợ Hoàng xác đói bốn năm
hơi lạnh tiền nhân còn vương nếp rạ,
Nén nhang thơm tháng bảy
đốt vội dọc đường
an ủi linh hồn người chết…

Pháp vào
bắn cháy mái nhà tranh,
Ông đi
sông Mã gọi ,

nơi cửa liếp tiễn chồng
váy đụp tanh mùi bùn
sợ
người không trở lại
bàn tay
nắm lấy bàn tay.

II
Dưa hấu tháng năm hỏi thăm tháng sáu,
Chuyện An Tiêm
bà kể trong mưa,
Hạt dưa đen,hạt dưa trắng,
thiếu nắng
hạt dưa vàng,
À ơi câu hát
”Con ơi con ngủ cho ngoan
Cha đi đánh giặc mười phương chưa về.”

Thuyền ra cửa Lạch Trường giặc bắt
ông nhảy xuống sông
trốn về,
giời Bạch Câu thẫm xuống mưa Ngâu,
Hôm mai gà gáy canh hai
lại đi,
đàn con năm đứa
ú ớ ngủ mê.

Dưa hấu mất mùa
nghe đồn Mai An Tiêm khóc trên núi Thúy,
Hòn Vọng Phu ngoảnh mặt vô Nam,
Cha mười tám tuổi đầu bồng súng
sách vở xếp sang bên,
Trong ba lô
dăm ba bài thơ chép dở
vài tấm hình chụp vội.
Chiều chiều Mẹ đứng khóc trông con
Bên sông
đoàn quân cứ đi dài theo bóng tối
Hỡi người đi đâu?về đâu?
Cha hát:
”Đời chúng ta,đâu có giặc là ta cứ đi!”

Sử lịch còn nguyên buổi Lý Trần
Hội Diên Hồng
vang câu Sát Thát
Đánh!Đánh!
bô lão đồng thanh.
Cầu Hàm Rồng
hai mốt ngày đêm đỏ lửa
Sông Mã thành huyền thoại
Nòng pháo hai mốt ly
bảo vệ câu hò
“Dô ta dô tà
Ai có về là về Thanh Hóa”
hướng thẳng lên trời
nghiệt ngã
mái đầu xanh.

...(Trích)

Cảm nhận đầu tiên khi tôi đọc qua bài thơ này là: hình như nó mang hơi hướm của bài "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm.

Tôi bình thơ rất tệ, tôi chỉ biết cảm nhận những cảm xúc trong mỗi vần thơ. Tôi không muốn nói những vần thơ trên là đạt hay không đạt, tôi chỉ muốn nói về cảm xúc trong bài thơ của bạn.


Bài của bạn về đề tài chiến tranh phải không? Tôi đã từng đọc rất nhiều bài thơ về chiến tranh, và bài nào cũng để lại trong tôi những căm hận, những đau thương quằn quại trong từng con chữ. Đọc một bài thơ, tôi rất chú trọng đến những cảm xúc, tình cảm mà người viết muốn truyền đến cho người đọc. Nếu người đọc có thể cảm nhận được, chứng tỏ bài thơ đã thành công một nửa.

Nhưng đọc bài của bạn, xin lỗi, cho tôi nói thật, tôi không cảm nhận được những cảm xúc bạn muốn truyền đạt trong bài thơ này. Một số câu sáo rỗng, gợi một cái gì miễn cưỡng. Tất nhiên cũng có những hình ảnh sáng tạo nhưng không khơi dậy những xúc cảm trong lòng người, đơn thuần bạn chỉ kể lại với những hình ảnh bình thường. Có những hình ảnh, nếu bạn biết cách khai thác đúng chỗ sẽ tạo một "hiệu ứng" bất ngờ. Nhiều câu, tôi tưởng bạn sẽ đào sâu, gợi lên nhiều liên tưởng, khơi những ngóc ngách trong tâm hồn con người, nhưng không, bạn chỉ viết mỗi một câu dửng dưng như có lệ rồi chuyển sang một hướng khác, lầm hụt hẫng người đọc. Hơn nữa, đây lại là đề tài về chiến tranh, bạn chưa nói lên được thực chất của hai từ "chiến tranh", thực chất về những đau khổ, thương tâm mà người dân Việt phải gánh lấy. Đoạn cuối là cái đoạn diễn tả cái khí thế quyết tâm lên đường ra chiến trận, thề bảo vệ Tổ quốc, quê hương - mỗi đoạn này có ý sáng tạo, độc đáo và tạm được.

Về đề tài chiến tranh, tôi nghĩ bạn không nên khai thác đề tài này làm gì. Bạn biết tại sao tôi không cảm nhân được những cảm xúc trong bài thơ của bạn không? Vì chính bạn không có những cảm xúc ấy - vì bạn chưa từng trải qua thời kì gian khổ ấy thì làm sao cảm nhận một cách sâu sắc để truyền vào những vần thơ, đến với lòng người đọc?
 
T

tomcangxanh

Thực sự khi VIẾT, điều sợ nhất của người viết đó phải sự ko đồng tình của người đọc, thậm chí ghét, đó cũng là 1 thái độ, cũng là sự chú ý. Cũng có thể so sánh khập khiễng là idol có antifan thì mới là nổi tiếng, vì dù ghét, đó cũng là sự chú ý. Cái điều đáng sợ nhất, có lẽ là khi 1 người đọc xong tác phẩm của mình, ừ thì gọi là tác phẩm, có thể chỉ là 1 mẩu chuyện, dăm ba câu thơ, vài lời tản mạn....mà hờ hững "Ừ được đấy", "tàm tạm", "được"....Thất bại hoàn toàn?

Không. Xin thưa rằng văn không như toán, không như một môn tự nhiên có barem mà dò điểm. Học sinh làm văn ở trung học người ta không gọi là văn, mà là Tập làm văn, không phải sao? Chính vì cái "tập", mà mới có điểm chác, mới có đủ-đúng-hay-sáng tạo, 4 cái mốc quan trọng trong một bài thi, mới có cái cách đếm ý cho điểm. Ngồi trên ghế nhà trường, làm văn vì điểm, vì thế Sáng tạo là điều cuối cùng chúng ta có được.

Nhưng những bài viết trên, hẳn là viết không vì điểm, càng không phải vì miếng cơm manh áo, đơn giản vì nó là bài viết trên blog. Thoát khỏi cái rào cản ấy rồi, thì viết cho MÌNH, trước khi viết cho NGƯỜI. Trước hết là trân trọng cái cảm xúc của người đã viết ra những dòng tâm tư của mình, và sẽ thực sự riêng tư nếu những vần thơ ấy chỉ nằm trong trang nhật kí (ảo), nhưng một khi chấp nhận public, thì tức là đã biết và tự nguyện với cái điều, có thể là tàn nhẫn, rằng sẽ có người khen, kẻ chê. Dũng cảm công khai, tức là sẽ chấp nhận vô điêu kiện những ý kiến của NGƯỜI.

Đôi lời ngớ ngẩn của môt kẻ cổ hủ với những người có nhã ý đọc.

Cònn những lời này thì dành cho một người chưa quen, một người có biết đôi chút

@meobachan: T cũng không nghĩ người lập topic này là M, chia sẻ tài nguyên mạng, chia sẻ những cảm xúc của mình là điều đáng quý, nhưng có lẽ suy nghĩ của M và T hơi khác nhau khi cảm nhận những dòng thơ kia, có lẽ vì T chưa quen được với những bài thơ giàu tình mà ít triết? Đọc một tác phẩm, đặc biệt là thơ, có lẽ T hơi ngớ ngẩn khi luôn mong muốn tìm thấy những điều đáng suy ngẫm, hình như dạo này não lười vận động, cần được thấy những lý giải, sâu xa, thậm chí kì lạ, về những thứ từ giản dị đến lớn lao là cuộc sống này.

Biết nói sao đây nhỉ, lẩn thẩn rồi :)) Mỗi người có một quan điểm riêng, tôn trọng những điều khác mình là bài học tối thiểu ;)

Chính vì thế T hơi ko đồng ý với M về cái việc M nói rằng;

Nhưng đọc bài của bạn, xin lỗi, cho tôi nói thật, tôi không cảm nhận được những cảm xúc bạn muốn truyền đạt trong bài thơ này. Một số câu sáo rỗng, gợi một cái gì miễn cưỡng.

Đừng để định kiến che mờ xúc cảm. T không nói M thích bài thơ này, cũng như không bảo rằng M đang cố gắng không thừa nhận một điều gì đó. Đơn giản, là với tư cách một người theo dõi topic, một người đọc (T coi mỗi bài viết là 1 tác phẩm nhé), một người đứng ngoài cuộc tranh luận về quan niệm mỹ học của hai người, mà nhận xét bài viết của M, là thực sự có những điều mang tính đánh giá chủ quan :)

@cuoicung: Điều thứ nhất mà T cảm nhận được, đó là không phải cuoicung không tự hào rằng mình là dân tự nhiên mà viết văn đâu, mà là vô cùng, vô cùng tự hào về điều đó, chẳng qua là do chưa (chưa thôi nhé) tìm được một người nhận thấy giá trị, mà như cuoicung nói là "chưa hiểu đúng được". Rõ ràng không chỉ mình T, mà có lẽ bất kì ai đọc những bài viết đó, cũng sẽ nhận thấy một thái độ của C, có thể gọi tên là bất mãn được không? Qua từng câu, từng chữ ở trên, cũng bộc lộ được khá nhiều điều trong suy nghĩ của Cuoicung.

Cảm ơn cuoicung về câu nói này:

Thưa bạn, bạn có thể khen thơ của họ vì họ là dân tự nhiên mà viết được như thế, nhưng không có nghĩa là dân tự nhiên thì được châm trước, được dễ dãi trong việc sáng tạo.

T chẳng biết làm thơ, thực sự thế, cũng chẳng lấy gì làm tự hào khi mà tâm hồn cằn cỗi như thế, nhưng biết sao được ^^

Bình thơ thì lại càng không. Phải làm sao đây khi muốn đặt bút viết một điều gì theo đúng cảm xúc của mình lại phải suy nghĩ xem ý đó có lạc với sách không, có bị đối lập với ý kiến của ông giáo sư nào không,...Thế rồi lại ngậm ngùi cất bút, về nhà gõ lạch cạch vài dòng lòe thiên hạ, mặc dù phạm vi của cái gọi là "thiên hạ" đấy cũng chỉ gói gọn trong một cái diễn đàn dạo 1 tiếng là hết tin tức.

Theo như những điều thu nhặt được qua câu chữ ấy, thì bài này là tâm đắc nhất của Cuoicung nhỉ. Chắc chắn đây không phải bài thơ mà dễ dàng phán "Ừ được đấy" rồi, và có thể qua rất nhiều nhà phê bình không chuyên khác mà cuoicung đã từng hỏi ý kiến, có lẽ cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.

Với tư cách cũng chẳng phải oai phong gì, nhưng tự hào thì có, là một người Thanh Hóa nhận xét bài thơ viết về Thanh Hóa của một người Thanh Hóa nhé.

Rằng tại sao có những hình ảnh đẹp như vậy, mà cuoicung không khai thác? Tại sao chưa kịp suy ngẫm gì thì đã bị kéo vội sang hình tượng khác? Tại sao lại làm người đọc hụt hẫng như vậy?

Nhịp thơ nhanh để khắc họa cái tính hào hùng bi tráng? Không! Đọc những dòng thơ muốn đau mà chưa kịp ngấm, muốn mường tượng cái quá khứ oai hùng mà chỉ thấy nhạt nhòa nhân ảnh. Những chỗ với mục đích là cào xé người đọc, thì đừng để thơ trôi tuột đi như thế, nhấn nhá một chút, chà xát một chút...ngắt nhanh mà không ngừng lại để nhấn, thì khác gì bài thơ 2 chữ của Quý ròm. (Nói thế không phải muốn so sánh thơ của cuoicung giống thơ Quý đâu)

Lời của một bà già cổ hủ và lẩn thẩn, mong những con người có tinh thần cầu thị đừng tự ái, mà có thấy tự ái T cũng biết làm sao được, quan điểm của mỗi cá nhân mà :)

Dám viết, dám chấp nhận, phải không?




 
C

cuoicung

Mình ngoài đời thì "hiền" lắm nhưng mà trong diễn đàn thì chả sợ ai cả :)>thấy sao thì mình nói thôi.Hay thì mình nói là hay, hay ở đâu, dở thì mình nói là dở, chỗ nào dở, việc gì phải sợ đúng không?

Đây là cái thước đo đấy.Văn hay toán, lý chẳng có gì khác biệt cả.Cái đúng trong tự nhiên hay là cái đẹp trong nghệ thuật luôn có những cơ sở để đánh giá.Không thể nói văn thơ đối với người này thì hay, người kia thì dở được.Nếu là nó hay thật sự, thì chỉ dám nói là, đối với người này thì hiểu, người kia thì chưa hiểu hết, thế thôi.

Còn về bài thơ, ấy là trích đoạn thôi, mới có một mẩu của đoạn đầu thì hay sao được.Huống nói hồ mình viết với tư cách một người sỉnh ra sau cuộc chiến.Chỉ là đuược "Nghe kể" thôi.Ở một vị trí khác, nhìn về quá khứ, và cần phải có.Không ai làm thì mình làm, không ai làm được thì mình sẽ làm dược, mình hôm nay làm chưa đc thì mười năm, hai mươi năm nữa mình sẽ làm đuợc.
Năm nay mình mới có 20 tuổi thì sâu sắc làm sao được.Mà bạn nói mình không nên khai thác đề tài chiến tranh thì bạn cần phải xem lại.Bạn chưa biết mình viết về chiến tranh là sở trường của mình.Khoảng thời gian còn ngồi ghế trung học mình rất tự hào là học cực đỉnh môn lịch sử luôn, trong cái thế giới đang lãng quên dần quá khứ của mình thì mình là một trong những kẻ còn muốn giữ gìn một chút gì đó còn sót lại.
Mình đã từng chuyển thể 1000 năm chống quân xl phương Bắc thành thơ, chuyển thể vô số những trận đánh thành trường ca,....Nhưng mà những cái ấy chả có giá trị nào với cái thời đại này.Thế nên mình mới quyết tâm học thật giỏi bên kỹ thuật để trả thù nó<- Suy nghĩ trước khi chọn trường BK cách đây 5 năm.Nhưng rồi thì lại đi yêu cái nghiệp này mất rồi.

Một đoạn tả trận Chương Dương-Quan Độ nhé
(Trích trong "Việt Nam nghìn năm tráng ca" của mình)


Thế giặc mạnh
Ngạo mạn
hung cuồng
hạ trại bờ sông cắm cờ đỏ máu
cười vang mười dặm còn nghe
Kiến đàn cõng trứng chạy dài,hoa không dám nở
Sông gầm quặn đau,mười chín khúc linh xà bão tố
Trời Nam
đất bằng dậy sóng,lấp hoàng hôn.

Mẹ tiễn con đi ngàn dặm,
Thù nhà nợ nước nặng mang,
giang sơn hai vai gánh lấy,
nguy khốn không màng.

Con
Mình thắt bao dao,
đầu đội nón dấu
mắt rực lửa căm thù
kiếm tuốt trần
đi tìm giặc…



Canh hai ăn cơm
Canh ba ra trận
một tiếng tù và
Vạn tiếng hét Xung phong!
Đuốc sáng rực trời,gươm loang loáng
Bạch mã hí vang
Ngựa đá hóa thần ghìm đầu quân giặc
Bùn đất sử tích nghìn năm,rêu phong kim cổ
Nước Nam ta
bóng giặc chạy dài về Bắc
Trăng nước Chương Dương soi tỏ
Sử lịch còn ghi.
Máu nhuộm bùn non chưa thỏa chí
Quan Độ thây chất thành núi ,
lửa thiêu bảy ngày không nghỉ
Quét sạch tanh hôi bè lũ xâm lăng…


Tan trận,
còn chống kiếm vái lạy người
nằm xuống...
(Trích)

Thực sự thì mình nghĩ đề tài tình yêu có viết hay đến mẫy cũng không mang tính giáo dục sánh nổi một câu lịch sử.Cũng chẳng có mấy ai dám chạy đi theo một chủ đề khô như lịch sử.Đấy gọi là xã hội, là trào lưu, là hiện thực, bla...bla...phù phiếm, nhảm nhí...




@Tôm:
Bạn có lẽ thấy mình hăng quá mà đoán mình bất mãn đúng không?Hehe, đúng là ngày xưa thì có bất mãn, nhưng mà lớn rồi thì hiểu ra.Bây giờ thì chả coi thiên hạ vào đâu, chả coi cuộc đời là cái gì to tát, vân du tứ hải, thế giới luôn có chỗ cho mình, mặc kệ đời khinh ghét, mặc kệ!

Người xưa nói "Quen biết đầy thiên hạ, tri kỷ được mấy người.Mình cần một người hiểu mình là đủ rồi, còn mong gì nữa.Huống hồ mình không phải kẻ bất tài, mình chỉ sống bằng tài năng của mình, chả cần phải lấy lòng kẻ nào, chạy theo xu thế thời đại nào, thích gì thì mình làm đấy thôi :)) Bất mãn gì nữa :))

Có điều nói thật lòng thì mình tiếc, thật sự tiếc.Bây giờ văn chương như đồ bỏ đi.Đồng tiền chi phối xã hội, lối sống của thanh niên ngày một trụy lạc...những gì thuộc về nghệ thuật đều nhìn thấy một tương lai ảm đạm, người viết thì nhiều, mà càng viết càng thấy không bằng ngày xưa.Lại toàn những người khen chê không biết lý do, nói mà không biết, biết mà không dám nói...

Đấy, bạn bảo thế thì có đáng tiếc hay không?
(Quên mất là bạn còn quá trẻ để nghĩ ngợi vơ vẩn thế này, xin lỗi hehe :))_
 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh

Bạn muốn người khác khen thơ của bạn hay lắm nhỉ :)) Chẳng hiểu sao tôi có cái cảm giác bạn đang cố gắng vùi dập ng` khác để che đậy cái sự "tài năng" của mình ấy :) như thế là không tốt :-j

Ừ thì bạn đi ngược lại vs xu thế, bạn không phù phiếm, ngông nghênh, nhỉ ^^

Nhưng mà phán những cái lời như thế này, thì thực sự thấy nực cười, nghĩ đến hình ảnh những cụ già khề khà sau chén rượu mà vỗ đùi đánh đét "Hỏng, giới trẻ bây giờ hỏng hẳn!"

Và hơn nữa là cái suy nghĩ "quá trẻ để mà nghĩ ngợi vẩn vơ ntn", chậc, đáng tiếc thật.


Có những cái ngông nghênh đáng ngưỡng mộ, vì những con người đó tài hoa thực sự, họ tự hào là mình giỏi nhưng chẳng cần Dìm người khác là ngu, nhưng còn những kẻ nói làm người khác phải nhếch mép cười khinh bỉ, bạn biết đến câu "thùng rỗng kêu to" chứ nhỉ?
 
L

leduyducvt1986

Mình ngoài đời thì "hiền" lắm nhưng mà trong diễn đàn thì chả sợ ai cả :)>thấy sao thì mình nói thôi.Hay thì mình nói là hay, hay ở đâu, dở thì mình nói là dở, chỗ nào dở, việc gì phải sợ đúng không?

Đây là cái thước đo đấy.Văn hay toán, lý chẳng có gì khác biệt cả.Cái đúng trong tự nhiên hay là cái đẹp trong nghệ thuật luôn có những cơ sở để đánh giá.Không thể nói văn thơ đối với người này thì hay, người kia thì dở được.Nếu là nó hay thật sự, thì chỉ dám nói là, đối với người này thì hiểu, người kia thì chưa hiểu hết, thế thôi.

Còn về bài thơ, ấy là trích đoạn thôi, mới có một mẩu của đoạn đầu thì hay sao được.Huống nói hồ mình viết với tư cách một người sỉnh ra sau cuộc chiến.Chỉ là đuược "Nghe kể" thôi.Ở một vị trí khác, nhìn về quá khứ, và cần phải có.Không ai làm thì mình làm, không ai làm được thì mình sẽ làm dược, mình hôm nay làm chưa đc thì mười năm, hai mươi năm nữa mình sẽ làm đuợc.
Năm nay mình mới có 20 tuổi thì sâu sắc làm sao được.Mà bạn nói mình không nên khai thác đề tài chiến tranh thì bạn cần phải xem lại.Bạn chưa biết mình viết về chiến tranh là sở trường của mình.Khoảng thời gian còn ngồi ghế trung học mình rất tự hào là học cực đỉnh môn lịch sử luôn, trong cái thế giới đang lãng quên dần quá khứ của mình thì mình là một trong những kẻ còn muốn giữ gìn một chút gì đó còn sót lại.
Mình đã từng chuyển thể 1000 năm chống quân xl phương Bắc thành thơ, chuyển thể vô số những trận đánh thành trường ca,....Nhưng mà những cái ấy chả có giá trị nào với cái thời đại này.Thế nên mình mới quyết tâm học thật giỏi bên kỹ thuật để trả thù nó<- Suy nghĩ trước khi chọn trường BK cách đây 5 năm.Nhưng rồi thì lại đi yêu cái nghiệp này mất rồi.

Một đoạn tả trận Chương Dương-Quan Độ nhé
(Trích trong "Việt Nam nghìn năm tráng ca" của mình)


Thế giặc mạnh
Ngạo mạn
hung cuồng
hạ trại bờ sông cắm cờ đỏ máu
cười vang mười dặm còn nghe
Kiến đàn cõng trứng chạy dài,hoa không dám nở
Sông gầm quặn đau,mười chín khúc linh xà bão tố
Trời Nam
đất bằng dậy sóng,lấp hoàng hôn.

Mẹ tiễn con đi ngàn dặm,
Thù nhà nợ nước nặng mang,
giang sơn hai vai gánh lấy,
nguy khốn không màng.

Con
Mình thắt bao dao,
đầu đội nón dấu
mắt rực lửa căm thù
kiếm tuốt trần
đi tìm giặc…



Canh hai ăn cơm
Canh ba ra trận
một tiếng tù và
Vạn tiếng hét Xung phong!
Đuốc sáng rực trời,gươm loang loáng
Bạch mã hí vang
Ngựa đá hóa thần ghìm đầu quân giặc
Bùn đất sử tích nghìn năm,rêu phong kim cổ
Nước Nam ta
bóng giặc chạy dài về Bắc
Trăng nước Chương Dương soi tỏ
Sử lịch còn ghi.
Máu nhuộm bùn non chưa thỏa chí
Quan Độ thây chất thành núi ,
lửa thiêu bảy ngày không nghỉ
Quét sạch tanh hôi bè lũ xâm lăng…


Tan trận,
còn chống kiếm vái lạy người
nằm xuống...
(Trích)

Thực sự thì mình nghĩ đề tài tình yêu có viết hay đến mẫy cũng không mang tính giáo dục sánh nổi một câu lịch sử.Cũng chẳng có mấy ai dám chạy đi theo một chủ đề khô như lịch sử.Đấy gọi là xã hội, là trào lưu, là hiện thực, bla...bla...phù phiếm, nhảm nhí...




@Tôm:
Bạn có lẽ thấy mình hăng quá mà đoán mình bất mãn đúng không?Hehe, đúng là ngày xưa thì có bất mãn, nhưng mà lớn rồi thì hiểu ra.Bây giờ thì chả coi thiên hạ vào đâu, chả coi cuộc đời là cái gì to tát, vân du tứ hải, thế giới luôn có chỗ cho mình, mặc kệ đời khinh ghét, mặc kệ!

Người xưa nói "Quen biết đầy thiên hạ, tri kỷ được mấy người.Mình cần một người hiểu mình là đủ rồi, còn mong gì nữa.Huống hồ mình không phải kẻ bất tài, mình chỉ sống bằng tài năng của mình, chả cần phải lấy lòng kẻ nào, chạy theo xu thế thời đại nào, thích gì thì mình làm đấy thôi :)) Bất mãn gì nữa :))

Có điều nói thật lòng thì mình tiếc, thật sự tiếc.Bây giờ văn chương như đồ bỏ đi.Đồng tiền chi phối xã hội, lối sống của thanh niên ngày một trụy lạc...những gì thuộc về nghệ thuật đều nhìn thấy một tương lai ảm đạm, người viết thì nhiều, mà càng viết càng thấy không bằng ngày xưa.Lại toàn những người khen chê không biết lý do, nói mà không biết, biết mà không dám nói...

Đấy, bạn bảo thế thì có đáng tiếc hay không?
(Quên mất là bạn còn quá trẻ để nghĩ ngợi vơ vẩn thế này, xin lỗi hehe :))_


Nói như bạn,thì chỉ có bạn mới là người đủ tài để viết nên những tác phẩm đi vào lòng người.Nói vậy bởi tôi thấy hễ bài thơ nào bạn bình,bạn cũng chê chỗ nọ chỗ kia.Nhìn lại bản thân mình đi kìa,đã đủ khôn chưa mà lên lớp người khác như vậy?VÔ LIÊM SỈ.
 
M

meobachan

@leduyduc: chú đừng mắng cuoicung nặng nề thế, chỉ là chút ngông nghênh, hiếu thắng của tuổi trẻ, chấp làm gì cho mệt :-j
@Tom: Tớ cũng không rõ khi mình nói câu ấy có mang tính chủ quan hay không nhưng thật sự mà nói, đọc bài thơ ấy, trong tớ không dâng lên một chút cảm xúc nào cả - dù viết về chiến tranh. Không nói về ngôn từ, cách diễn đạt, tớ chỉ đề cập đến cảm xúc trong bài thơ ấy. Và cậu cũng đã đồng ý với tớ là có nhiều câu, nhiều đoạn làm hụt hẫng người đọc, đáng nhẽ cần nên khai thác sâu hơn thì lại đột ngột chuyển ý. Đáng tiếc.
"Thùng rỗng kêu to" - chuẩn lắm Tôm ạ =)).
@cuoicung: hẳn bạn đã nghe những lời mang tính "tranh luận" của ba người, tôi chỉ muốn nói với bạn một vài lời lần cuối và sau đó, tôi không muốn tranh với bạn thêm nữa vì tôi không muốn biến topic này thành nơi tranh luận của hai kẻ "nông cạn" (tôi tự nhận là mình nông cạn trong văn chương, đến với văn chương chỉ như một "tín đồ" đối với nó ^^).

Tôi không bảo bạn viết về đề tài tình yêu. Bạn có thể học giỏi cực đỉnh môn lịch sử, đọc qua hàng trăm cuốn sách về lịch sử để - nói như bạn - níu giữ một chút gì đó còn sót lại của quá khứ. Nhưng điều một bài thơ cần là những cảm xúc thật trong ấy chứ không phải một đồng lý thuyết khô khan. Lý chưa đủ, lý còn cần phải kết hợp với cái tình. Mà thơ của bạn thiếu hẳn cái tình, cái tình thật của một con người từng trải chứ chẳng phải là lý thuyết khô khan trên sách vở (không muốn nói thêm).
Hơn nữa, sao bạn biết không ai làm được? Lời nói của bạn làm tôi liên tưởng đến con ếch ngồi trong đáy giếng, kiêu ngạo chỉ cho mình là nhất, không ai có thể bằng ta, làm được như ta. Trong khi ở ngoài kia có vô số những con người khác tài giỏi hơn "con ếch" nông cạn ấy.
Tôi bảo bạn không nên khai thác về đề tài chiến tranh vì trước đó, đã có rất nhiều bài thơ nói về chiến tranh rất thật và rất chân thực, hơn nữa, bạn đang sống trong thời bình, bạn cố tìm về cái dĩ vãng xa xôi làm gì nếu trước bạn đã có rất nhiều người tái hiện lại rất hay về nó. Bạn tưởng thời bình chỉ có mỗi đề tài về tình yêu thôi sao? Và không lẽ tình yêu cha mẹ dành cho con cái, tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè đáng mến, những thứ tình cảm tốt đẹp ấy không có tình giáo dục bằng những trang lịch sử sao, mà là nhảm nhí sao? Bạn đừng quên, trong thời kì chiến đấu, nếu không có những thứ tình cảm ấy thì chưa chắc kháng chiến đã thành công.
Thời bình còn rất nhiều đề tài đáng để khai thác, những vấn đề rất thực trong cuộc sống cần những vần thơ khai thác lên, khơi sâu hơn để tìm hiểu về mọi mặt trong cuộc sống vốn còn ẩn chứa nhiều điều nghịch lý, ngan trái, những mâu thuẫn chứa đựng bên trong nó.

 
M

meobachan

Tiếp một vài bài thơ của MXTD:

ĐỨA EM LANG THANG

Cháy rát bàn chân
Trên con đường bê tông nóng bỏng
Giữa trưa hè lầm lũi bước em đi…

Em đi, đi mãi con đường khổ
Đời phũ phàng em, ghét bỏ em
Đời em, em đã làm chi tội?
Một trái tim đau hận kiếp người…

Giữa nơi ấy – nơi phồn hoa đô hội
Cảm xúc cạn dần theo nước mắt em rơi
Ôi ghê sợ - cuộc đời – con sói đói
Nuốt từng phần nhân tính của em tôi!

Nơi lần cuối nước mắt em rơi xuống
Đôi mắt buồn ngơ ngác khóc tên ai?


EM CÓ VỀ TÌM CÁNH CHUỒN XƯA

Em lấy đi cái nắng nồng nàn
Chiều trở gió, thu theo về bất chợt
Một chút ấm mùa qua còn rơi rớt
Có trở về ấp ủ những thời xa?

Phần đời đã qua rồi em sẽ lãng quên
Nếu nhớ lại cũng là khung hình khác
Ai trách được những gam màu phai nhạt
Những góc đời bàng bạc sắc thời gian

Bức tranh anh vẽ nắng loang tràn
Giờ ánh sáng đi đâu rồi ấy nhỉ?
Nếu kí ức chỉ còn khung trời tối
Nhớ cũng như là quên vậy thôi ...

Nhưng kệ chứ, sao chuồn chuồn phải vội
Cánh đỏ em chẳng vàng với thu sang
Mùa thu đến đâu vì chuồn chuồn đợi
Nên chuồn chuồn bay ngược tới chân mây.

Con chuồn ớt chở thơ sang mùa ấy
Em có về tìm lấy cánh chuồn xưa...
 
L

leduyducvt1986

@leduyduc: chú đừng mắng cuoicung nặng nề thế, chỉ là chút ngông nghênh, hiếu thắng của tuổi trẻ, chấp làm gì cho mệt

________________________

Đôi khi khác Mèo ạ.Mình không thực sự thông hiểu tường tận cái sự đời để mà nói ai đó thế này thế nọ.Thế nhưng,thật nực cười,có những kẻ thấy mình có chút tài mọn đã tự vội cho rằng mình hiểu biết rộng để dạy lại người đời.Thôi thì kệ!Ờ thì bởi họ giỏi hơn mình mà!Còn kẻ như chúng ta ngu muội,chẳng hiểu biết gì về thơ nên cũng chỉ cảm nhận được những bài "bình thường" mà thôi.
 
Top Bottom