Mình có mấy bài, nhưng chắc cũng quen thuộc rồi. Bài 1: Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn đấy nhỏ ta đêm cộng vào Cộng vào nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra. Bài 2: Lũy thừa của một lũy thừa Tưởng đem cơ số nhân bừa được sao! Có bao số mũ trên đầu Ta đem nhân chúng với nhau được rồi. Bài 3: Tìm "sin" : lấy đối chia huyền " Cosin " : hai cạnh kề huyền chia nhau Tìm " tang " : lấy đối chia kề " Cotang " ngược lại : lấy kề chia đôi ( chia "đối " nhưng viết "đôi" cho thuận) hoặc câu khác là: "Cotang":lấy kế chia đồi là xong. Bài 4 : "Sin" đi học ( c.đối / c.huyền ) "Cos" không hư ( c.kề / c.huyền ) "Tg" đoàn kết ( c. đối / c.kề ) "Cotg" kết đoàn ( c.kề / c.đối ) Bài 5 : Đối chia huyền là " sin " thấy rõ Kề chia huyền ta có " cosin " còn " tang " : kề dưới đối trên " Cotang " : đối dưới kề trên đó mà. Bài 6: Bài này là môn hóa. Trăm lẻ tám ( 108 ) An Giang ( Ag ) là " Bạc " Hăm bảy kia ( 27 ) An Lạc ( Al ) là " Nhôm " " Thủy ngân " ở tít Hậu Giang ( Hg ) Hai trăm linh một ( 201 ) kiện hàng phơi khô Huế ( H ) vẫn coi " hidro " số một ( 1 ) Xứ Nghệ An ( Na ) có bột " Natri " Hăm ba ( 23 ) từ đó tính đi Cửu Long ( Cl ) kia chẳng thiếu gì " Clo ".......
Bài nj nè cậu, cô tớ cho vít khác cơ. Cô cho thế nj naz: Tìm "sin" lấy đối chia huyền. "Cos" lấy kề huyền chia nhau. Còn "tang"ta hãy tính sau. Đối trên kề dưới chia nhau thấy liền. "Cotang" tính chẳng hề ha. Đối dưới kề trên tính là được ngay. @ 2 cái câu cúi ý, tớ bịa đó chớ cô k cho ghi.