"Tức Cảnh Pác Bó", "Ngắm Trăng","Đi Đường"(HCM); "Khi Con Tu Hú" (Tố Hữu); "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"(PBC); "Đập đá ở Côn Lôn" (PCT).
Đó là tất cả các vb thơ cách mạng ạ!!
Vậy chị hướng em những ý chính để phân tích nhé. Phân tích theo từng tác giả rồi đi sâu vào từng tác phẩm
- Như ở Bác Hồ thì đó là vẻ đẹp ung dung, tự tại, với cuộc sống ở nơi khắc khổ, kể cả ở chốn lao tù. Nhưng ở người đó là lòng hướng thiện, hướng đến cái đẹp vĩnh hằng
- Em lật lại vở ghi, phân tích từng vẻ đẹp của Bác trong từng bài nhé
Đối với Khi Con Tu Hú của Tố Hữu
- Đó là khát vọng tự do, lòng yêu nước nồng nàn của một chiến sĩ cách mạng
- Thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, lòng tự hào về cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước
Đối với vào "Nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu
- Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu
- Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan.
- Thể hiện bản lĩnh của trang hảo hán trước chốn lao tù khắc nghiệt
Đối với Đập đá ở Côn Lôn:
- Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt- tư thế của đấng anh hào => Khí phách anh hùng
- Khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.
- Thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc
P/s: Em không hiểu chỗ nào thì nói lại chị nhé