"Nhà thơ Nhật Tsurayuki đã nói:
“Trái tim là hạt, thơ ca là lá. Hạt sinh ra lá cũng như trái tim con người sinh ra ngôn từ thơ ca”
(Dựa theo Nhật Chiêu,
Thơ ca Nhật Bản, Nxb GD, h )
Hãy giải thích câu nói trên và rút ra thông điệp"
Giúp em đề trên với ạ
Em cảm ơn
@baochau1112 @Trần Tuyết Khả @Bùi Nhi @Phạm Đình Tài @Roses_are_rosie
Chị gợi ý cho em hướng giải thích nha
Em tham khảo dàn bài nha
- Trái tim là hạt, thơ ca là lá: trái tim biểu hiện cho cảm xúc, suy nghĩ, tư tưởng của tác giả, đó là nguồn gốc hình thành, là địa hạt của văn học; thơ ca là một phần của văn học, một điều chắc chắn rằng, thơ ca cũng bắt nguồn từ những rung động, xao xuyến của trái tim
-> Đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật theo như những gợi ý trên: tư tưởng, tình cảm và hình thức ngôn từ. Thơ ca quan trọng nhất ở hai bình diện: tư tưởng, tình cảm, tâm tư mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm và ngôn từ, từ ngữ phù hợp thể hiện nó.
=> Ý của đề bài là muốn ta đi bàn luận về 2 khía cạnh nội dung (chú ý phần giá trị nhân đạo và giá trị tố cáo) và hình thức, trong đó nhấn mạnh vào ý nghĩa, tình cảm của phần nội dung hơn
Rút ra thông điệp: cảm nhận thơ ca phải cảm nhận bằng trái tim, hiểu được thông điệp, tình cảm trong đó chứ không phải chỉ nhìn vào bề nổi của nó; làm thơ cũng vậy, phải đặt cái tâm lên hàng đầu, có như vậy thơ ca làm ra mới có ý nghĩa, sức sống lay động lòng người....
Hi vọng gợi ý trên giúp ích được cho em
Nếu cần hỗ trợ thêm hãy đặt câu hỏi nhé
Chúc em học tốt!
Xem thêm:
+
Kiến thức tác giả, tác phẩm lớp 9
+
Tổng hợp topic đặc sắc tại box Văn
+
Topic "Nếu các nhân vật văn học tham gia diễn đàn...?"