[Thơ]Bợi tui yêu tiếng Huế

V

vjtran

hic
mi giống tau đó Châu ợ
về quê chơi mờ mấy ng` dưới nớ nói ko hỉu chi hết
o tui nè, hỏi o "cái ni vứt ở mô o?"
o trả lời: "ngoài cươi ớ"
hic, ko hỉu chi nhưng cũng ko dám hỏi. đành vứt đại
đố ai hỉu từ "chon, su, đưới, côi" (mấy từ ni chắc dễ)

"chon, su, đưới, côi"
hĩu đc đưới là dưới
côi là trên
còn 2 từ còn lại chịu.
Híc! mình dân huế mà cũng chịu.
 
P

phamminhkhoi

Tiéng Huế đẹp lắm. tiếng Huế giàu và đẹp. Nó là kết tinh của nền văn hoá lâu đời và con mắt thẩm mĩ của nhièu thời đại. tiếng Huế phản ảnh lại chân thực cuộc sống tinh thần và vật chất của dân tộc ta thuở sơ khai

Có bài thơ "đặc tiếng Huế":

Mấy đứa tụi bây đừng bà trợn
Nổi điên tau hị mụi tau bôi
Côi trọ mạ tra cho biết dị
Coi ai ốt dột bớt trạng lồi!
(đố ai không phải người Huế mà dịch nổi bài này)


Chính thế mà có người ví Tiếng Huế còn khó hơn cả chữ Nôm ("Tiểng Huể con khỏ hớn cạ chự Nốm tê!".;) ) Nói Tiếng Huế trước hết phải hiểu được Tiếng Huế, thứ tiếng mềm mại, uyển chuyển mà thanh, mà đẹp đến từng từ, từng ngữ (mà đặc biệt nó phải thốt ra từ miệng người Huế mới thiệt là có duyên. Nghe người Huế nói chuyện trước hết sẽ thấm được cái tình, cái thơ và cả một bầu thi văn vạn cổ thấm nhuần trong cái lời nói lao xao như một bênứ nước buổi sớm:

Em có còn nhớ ta
Văn Lâu chièu tháng Hạ
Công viên bờ ghế đá
Ao ước hạnh phúc hoà...

Cảm xúc của tôi về tiếng Huế là vậy. Rất mơ, rất một, rất đẹp, mà trước hét là phải rất thơ.
 
Last edited by a moderator:
V

vjtran

Tiéng Huế đẹp lắm. tiếng Huế giàu và đẹp. Nó là kết tinh của nền văn hoá lâu đời và con mắt thẩm mĩ của nhièu thời đại. tiếng Huế phản ảnh lại chân thực cuộc sống tinh thần và vật chất của dân tộc ta thuở sơ khai

Mấy đứa tụi bây đừng bà trợn
Nổi điên tau hị mụi tau bôi
Côi trọ mạ tra cho biết dị
Coi ai ốt dột bớt trạng lồi! (đố ai không phải người Huế mà dịch nổi bài này)


Chính thế mà có người ví Tiếng Huế còn khó hơn cả chữ Nôm ("Tiểng Huể con khỏ hớn cạ chự Nốm tê!".;) ) Nói Tiếng Huế trước hết phải hiểu được Tiếng Huế, thứ tiếng mềm mại, uyển chuyển mà thanh, mà đẹp đến từng từ, từng ngữ (mà đặc biệt nó phải thốt ra từ miệng người Huế mới thiệt là có duyên. Nghe người Huế nói chuyện trước hết sẽ thấm được cái trình, cái thơ và cả một bầu thi văn vạn cổ thấm nhuần trong cái lời nói lao xao như một bênứ nước buổi sớm:

Em có còn nhớ ta
Văn Lâu chièu tháng Hạ
Công viên bờ ghế đá
Ao ước hạnh phúc hoà...

Cảm xúc của tôi về tiếng Huế là vậy. Rất mơ, rất một, rất đẹp, mà trước hét là phải rất thơ.

Em em dịch thử cái này :)) khiếp quá

Mấy đứa tụi bây đừng bà trợn
(mấy đứa tụi mày đừng bà trợn)
Nổi điên tau hị mụi tau bôi
(Nổi điên tao hỉ mũi tao bôi) <khiếp quá :))!!!>
Côi trọ mạ tra cho biết dị
(Trên trọ mẹ tra cho biết ngại)
Coi ai ốt dột bớt trạng lồi!
(Coi ai xấu hổ bớt trạng lồi)

hỳ hỳ :))

Khiếp anh Khôi quá!
Nói tiếng Huế rứa tự nhiên thấy tự hào (hehe)
mặc dù kô ít lần bị người khác chê tiếng miềng khó nghe híc!
 
Last edited by a moderator:
V

vjtran

NỮ SINH ĐỒNG KHÁNH



Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa

Xui hoàng hôn tím trang thơ học trò

Nữ sinh Đồng Khánh qua đò

Xui dòng Hương cất giọng hò xa xôi



Nữ sinh Đồng Khánh dạo chơi

Phấn thông vàng rãi ngát trời Thiên An

Trống trường Đồng Khánh vừa tan

Trên đường phơi phới từng đàn bướm bay



Gió vờn tà áo khẽ lay

Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mĩm cười

Bóng ai khuất nẻo phố rồi

Vô tư đâu biết có người nhìn theo



Âm thầm một cánh phượng gieo

Nữ sinh Đồng Khánh trong chiều nhặt hoa

Bâng khuâng ngắm áng mây qua

Cảm thương một cánh chim xa lẻ đàn



Mùa thu thá chiếc lá vàng

Nữ sinh Đồng Khánh mơ màng lắng nghe

Trầm ngâm trong quán cà phê

Nhạc buồn chạm mái tóc thề chấm vai



Nữ sinh Đồng Khánh nhớ ai

Mi cong khẽ chớp mắt nai thẫn thờ

Đâu còn là chuyện ngày xưa

Nữ sinh Đồng Khánh bây giờ là…EM !



MAI VĂN HOAN


Tự nhiên thấy bài ni hay.
Nữ sinh Đồng Khánh là trường Hai Bà Trưng bây giờ:D
Hình như là lúc xưa trường này là trường nữ, quốc học là trường nam.
Nên mới ra đời mấy bài thơ về "Nữ sinh Đồng Khánh"
(à mà răng ở Huế kô cho trường nữ như lúc xưa hèy) :D
 
T

thuyhoa17

@mrs.English: Đúng rồi đấy là tiếng Huế gốc (tiếng Huế sơ khai đó), nó khác với tiếng Huế bây giừo đã bị di dịch quá nhièu do va chạm với tiếng phổ thông. Vì vậy nên bản dịch của bạn thiensubinhminh hình như có nhièu chỗ chưa chuẩn.

Có mấy từ ở bài tên anh có thể tạm "dịch" như sau (không biết có sai gì không các bạn Huế góp ý giùm nhỉ;;) )



đột: Cái chum, cái lu, cái vại (thực ra nó la một thứ vật dụng đựng nước ở đây mà không hẳn là ba thứ trên những hẵng tạm gọi vạy)

Nác: Là nước. "Đột nác" là cái chum nước chứ không phải "dột nát" đâu bạn nhá;)

Cươi là cái sân

Bưa là vừa (ở đây không có nghĩa mệt)

Côi là trên, núc là cái bếp (bếp núc) côi núc là trên bếp. lả là lửa (theo kiểu biến âm cổ a = ươ)

Trả là một vật dụng tương tự như cái nồi vậy (hay cái niêu)

keng là canh. "Trả keng" là cái nồi (niêu, soong) canh

là bầu, trái bầu. Đây la một dạng biến am thường thấy (mặc dầu= mặc dù)

mói là muối.

rào là con sông, con ngòi nhỏ, bạn thiensubinhminh dịch là cái ao cũng có thể coi là đúng.

Xắc là giặt, nạng là cái quần. Xắc nạng là giặt quần.

Ngỏi là ngủ.

Vì vậy bài thơ có thẻ dịch thành: (có một số chỗ tớ thêm vào cho rõ nghĩa)


Lu nưóc ngoài sân hứng cho đủ
Nồi cơm trên bếp lửa đun vừa
Trách cá, nồi canh bầu (cần) nêm muối
Ao sau giặt giũ (chính xác là giặt quần) để ngủ trưa.
thật ko ngờ, phục quá, tớ cũng ko tài nào mà hiểu nổi mấy từ đó. Tớ hỏi mẹ tớ mà mẹ tớ cũng chịu.:D
 
Top Bottom