“Thi trắc nghiệm sẽ thất bại”

L

longtony

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình lướt dạo qua trang web của Bộ giáo dục và Đào tạo http://moet.gov.vn, vào diễn đàn giáo dục, thấy bài viết của giảng viên Lê Đức Vĩnh ( ĐH nông nghiệp I) với tiêu đề "thi trắc nghiệm sẽ thất bại", mình thấy tò mò nên vào xem. Ý kiến của mình khi đọc xong, đây là một bài hay, nhiều nhận xét đúng đắn, hợp lí, bèn post nguyên văn lên cho các bạn tham khảo. Còn các bạn có ý kiến như thế nào ?

“THI TRẮC NGHIỆM SẼ THẤT BẠI”
TP - Nhân dịp báo Tiền phong lập lại diễn đàn về cách thức tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, tôi xin đưa ra chính kiến của mình.


Tôi cũng xin có một vài nhận xét đối với cách trả lời của ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD& ĐT với quý báo về vấn đề trên.

Ý định tổ chức thi trắc nghiệm khách quan và nhập hai kỳ thi làm một đã được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (KTKĐCL) chuẩn bị từ lâu. Có lẽ một số cán bộ của Cục đã được đưa đi nước này nước kia nhằm học hỏi cách làm của người ta để về làm theo. Tuy nhiên, những người được cử đi học hỏi kinh nghiệm có lĩnh hội được hết những cái hay của người ta hay không thì lại là chuyện khác.

Tôi còn nhớ trong hội nghị về cách thức ra đề thi mà Cục KTKĐCL chủ trì, có sự tham gia của nhiều nhà giáo có kinh nghiệm của các trường đại học phía Bắc, chúng tôi đã được hai chuyên gia người Việt và một chuyên gia người Úc thuyết trình luận cứ khoa học về thi trắc nghiệm.

Sau phần trình bày của chuyên gia Úc, tôi hỏi “Mô hình ông đưa ra đã được kiểm định từ các mẫu tại Việt Nam hay chưa?”, thì được trả lời là thống kê hiện đại không cần mẫu để kiểm định. Có lẽ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng dựa trên lý luận mô hình không cần kiểm chứng bằng thực nghiệm của chuyên gia Úc nên không tiến hành thực nghiệm trên diện rộng mà vẫn cố vấn cho Bộ GD&ĐT cho tiến hành thi trắc nghiệm một cách tràn lan.

Ông Nguyễn An Ninh nói trong tay ông đang có một tài liệu thi học sinh giỏi môn Toán của Mỹ bằng phương pháp thi trắc nghiệm. Nhưng không biết ông Ninh có nắm được ở nước Mỹ người ta tiến hành thi học sinh giỏi mấy vòng, tài liệu ông có trong tay là tài liệu thi vòng đầu hay vòng cuối?”.

Theo tôi được biết, việc thi học sinh giỏi tại Mỹ khác với thi học sinh giỏi tại Việt Nam. Vòng đầu, mọi học sinh đều có thể đăng ký dự thi, vì vậy số người thi ở vòng này là rất lớn. Việc cho thi trắc nghiệm ở vòng này chỉ nhằm mục đích sơ loại những thí sinh ghi danh thi cho vui chứ không phải để lựa chọn người tài.

Nhân đây tôi xin trích dẫn nguyên văn một đoạn trong bài viết của Giáo sư Nguyễn Hữu Việt Hưng (người có khoảng 4 năm giảng dạy tại Mỹ) được đăng trên Thông tin Toán học tháng 9/2007. “Theo quan điểm của tôi, việc tổ chức thi trắc nghiệm chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Tôi có hỏi một số đồng nghiệp Mỹ về chuyện thi trắc nghiệm và được họ cho biết: Từ bé tới giờ họ chưa bao giờ gặp một kỳ thi trắc nghiệm ở bất kỳ cấp học nào. Tôi hỏi: Vậy thi trắc nghiệm được sử dụng ở đâu và trong những trường hợp nào ở nước Mỹ? Họ đáp: Thi trắc nghiệm chỉ được sử dụng ở những trình độ và đẳng cấp rất thấp”.

Tôi muốn đưa ra trích dẫn trên để bạn đọc có được những thông tin chính xác về việc thi bằng hình thức trắc nghiệm ở Mỹ.

Về việc nhập hai kỳ thi làm một thì tôi phản đối vì ngoài những lý do mà giáo sư Văn Như Cương và nhiều người khác đưa ra thì còn những lý do sau:

Một là, nhập hai kỳ thi làm một là ngăn cản ước vọng nghề nghiệp của nhiều học sinh, kể cả các học sinh có tài. Chúng ta đều biết rằng thi tốt nghiệp chỉ được thi một lần đối với học sinh thi đỗ.

Một học sinh nào đó nếu thi tốt nghiệp chỉ đỗ với điểm thấp thì với mô hình gộp 2 kỳ thi, năm học đó và những năm học kế tiếp, học sinh trên sẽ không đủ điểm để đăng ký vào học chính quy tại bất cứ một trường đại học nào với điểm số trên của mình.

Nếu tổ chức thi đại học, điều đó không thể xảy ra, mỗi học sinh được thi nhiều lần nên các em có thể đạt được nguyện vọng của mình bằng sự nỗ lực học tập để sửa sai trong lần thi sau.

Hai là, xét tuyển vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp sẽ gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của nhiều trường đại học và có thể gây ra hậu quả tiêu cực khó lường. Tôi xin minh chứng bằng một tình huống sau: Giả sử trường A cần tuyển 2.000 sinh viên. Số thí sinh đăng ký vào trường với điểm thi tốt nghiệp từ X trở lên là 1.700. Số thí sinh đăng ký có điểm X-0,5 là 1.000. Nếu chỉ tuyển 1.700, nhà trường thiếu 300 so với chỉ tiêu. Nếu tuyển đủ 2.000, trường phải đưa ra các tiêu chí phụ khác để tuyển 300 trong 1.000.

Khi đó, người ta sẽ “chạy” kể cả công khai lẫn lén lút để con cái mình đạt được những tiêu chí phụ này. Lợi thế này chắc sẽ rơi vào con em của những người có tiền, có quyền, khó có thể rơi vào tay con em những người nông dân hoặc những người làm công ăn lương.

Ba là, việc thi tốt nghiệp hiện nay chưa thể nói là nghiêm túc và khách quan. Trong hội nghị đã nói ở phần trên tôi có phát biểu, xin trích nguyên văn: “Hiện nay, ở Việt Nam chỉ còn một kỳ thi nghiêm túc đấy là kỳ thi đại học. Bộ chủ trương bỏ kỳ thi này thì chẳng còn kỳ thi nào là nghiêm túc”.

Ý kiến trên của tôi đã được đa số những người tham dự hội nghị tán thành. Tôi nghĩ đấy là ý kiến chính thống trong luồng (theo từ mà ông Ninh dùng) bởi được phát biểu trong một hội nghị nghiêm túc do Bộ triệu tập và Cục mà ông Ninh làm cục trưởng chủ trì. Rất tiếc ý kiến này không được những người hoạch định chính sách của Bộ quan tâm.

Phải chăng, chỉ có ý kiến của các giám đốc sở, các hiệu trưởng các trường đại học và các quan chức trong ngành giáo dục mới được coi là ý kiến trong luồng, còn các ý kiến khác, dù được phát biểu trên diễn đàn của Bộ hoặc các diễn đàn khác đều bị coi là ý kiến ngoài luồng, không đáng được các nhà hoạch định chính sách của Bộ xem xét?

Với những lý do trình bày ở trên và nhiều lý do khác mà các bạn đọc xa gần của báo Tiền phong viết trong thời gian vừa qua, tôi kính mong Bộ GD&ĐT hãy dừng chủ trương sáp nhập hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học làm một.


Lê Đức Vĩnh
Giảng viên trường Đại học Nông nghiệp I
 
S

small_fire

hơ. kiểu này các bác trên bộ lại sắp thay đổi quy chế thi rồi. cải cách đâu chẳng thấy, chỉ thấy học ngày càng ngu hơn. các bác ạ, thật sự các bác làm chúng cháu nản lòng rồi đấy.
kiểu này chỉ có anh em ta chết thôi bà con ạ. ai đồng ý thì giơ tay lên nào
 
D

duongbg

Tui đồng tình với ý kiến rằng thi TN chỉ phù hợp với trình độ bậc thấp - nơi mà khả năng sáng tạo của hs có hạn
Thi Tn thì rồi sẽ đào tạo ra một lớp người chỉ biết gật với đáp án đúng mà chả có một lời giải thích gì.......... Làm thui chột khả năng sáng tạo tư duy của học sinh
hs chỉ cần áp dụng các công thức có sẵn mà giáo viên nhồi nhét cho là có thể đạt điểm khá rồi !
 
N

ngoisaotim

Ngay từ đầu mình đã hok đồng tình với việc nhập 2 kỳ thi làm một! Như vậy thì được cái gì? Chả gì cả! Cuối cùng cũng chỉ khổ học sinh mà thôi.
Còn thi trắc nghiệm, đúng là nó làm thui chột khả năng tư duy của con người. Nếu cứ thi trắc nghiệm, có thể chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi những bài giải hay và sáng tạo!
 
P

pupu_91

Đó là ông ý nói thôi chứ có thay đổi được j` đâu.Dù sao thì chuyện này cũng bị phản đối nhiều rồi.Chấp nhận thuj
 
M

muonhocqua

Em thì suy nghĩ ngược lại đối với mọi người
Em đồng tình với viêc thi trắc nghiêm và sát nhập 2 kì thi lại làm 1
Mọi người cứ nghĩ thi trắc nghiệm là chỉ dành cho h/s trình độ bậc thấp nhưng anh chỉ có thể nói thế khi trình độ anh đạt được bậc cao mà thôi.Mà trìng độ bậc cao chưa chắc đã rèn luyện được thopis wen bình tĩnh khi vào phòng thi.Hơn nữa mọi người chưa chắc đã có đủ khả năng mà trả lời hết các câu hỏi,boir ddeef thi laf raats roong,anh co the lam rat nhanh nhung cau hoi mang tinh suy luan ,kho khan nhung khong the dam bao rang anh cung co the tra loi nhung cau hoi don gian(mot cau ly thuyet chanhg han).anh co trinh do,Anh thong minh ,vay thi anh hay the hien dieu do qua viec lam cac bai tap mot cah thong minh va nhanh nhat co the......................................
chang bit the nao nua nhung em thay day la mot cach rat hay
the gioi cung ap dung nhung cach nhu the nay va ho da rat thanh cong
Tại sao Tên PHẦN LAN học giỏi nhất thế giới (Nếu ai theo dõi Hoa học trò tuần này sẽ rõ)(
Họ không cao siêu ,cũng khônbg đòi hỏi quá cao ở học sinh mà là tạo cho h/s thói wen học và làm việc khoa học thoải mái,
em ói nhìu wa'
sr
 
S

small_fire

nhập 2 kì thi làm một thì chúng ta dc lợi lộc gì nào? trật rồi là năm sau thi CĐ, nữa thì TC... thế đấy, càng cải cách chỉ cang đưa nền GD của VN đi sâu vào lụn bại. có ai đọc HHT tuàn này chưa? cái bài về hs Phần Lan ấy. các bạn ấy học ít, không có bài ktra, không có áp lực khi thi nên học rất thoải mái. noí tóm lại là chán lắm rồi
 
D

dadaohocbai

duongbg said:
Tui đồng tình với ý kiến rằng thi TN chỉ phù hợp với trình độ bậc thấp - nơi mà khả năng sáng tạo của hs có hạn
Thi Tn thì rồi sẽ đào tạo ra một lớp người chỉ biết gật với đáp án đúng mà chả có một lời giải thích gì.......... Làm thui chột khả năng sáng tạo tư duy của học sinh
hs chỉ cần áp dụng các công thức có sẵn mà giáo viên nhồi nhét cho là có thể đạt điểm khá rồi !
Vâng !!!EM bị thui chột , em chỉ biết gật với đáp án đúng ,em thiếu sáng tạo .Các anh còn gì để mà chê trắc nghiệm thì cứ đưa ra .Em thấy các anh nhận xét về em rất đúng đó .Nhờ có trắc nghiệm mà em không cần phải học chính xác từng từ từng chữ trong định nghĩa -> EM học nhàn đi rất nhiều vì em chỉ cần hiểu các định nghĩa thôi , em chẳng phải lẩm nhẩm tụng kinh nữa .CŨNg bởi TN mà em phải cố gắng tìm ra những cách để giải cho lẹ lẹ chẳng cần phải lo đúng trình tự không.
Công nhận rằng : Em thích trắc nghiệm nhưng em không đi chửi tự luận là cổ lỗ .Mỗi cái có đặc điểm khác nhau . Cách thi không phải vấn đề mà là cách chúng ta tiếp nhận kiến thức thế nào mới là cái đáng được đem ra bàn bạc.
 
Top Bottom