

(PLO)- Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, các trường tại TP.HCM đã cho học sinh đăng ký 2 môn tự chọn. Môn tiếng Anh vẫn chiếm đa số.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 4 môn (2 môn tự chọn, 2 môn bắt buộc).
Trong đó, 2 môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán. 2 môn tự chọn nằm trong số 9 môn là ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận trong 1 giờ học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
“Ngành học em muốn đăng ký xét tuyển có tổ hợp 2 môn này. Đây cũng là 2 môn em tự tin nhất” - Hồng Ánh bộc bạch.
Trước Tết Nguyên đán, Ánh đã tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS và đạt 8.0, trong đó 8.5 điểm ở kỹ năng đọc và nghe, viết và nói đạt 7.0.
Ngoài Lịch sử, tiếng Anh cũng là môn được Khánh Chi, HS Trường THPT Gia Định chọn lựa cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
“Do em tập trung xét tuyển đại học vào khối D nên thi 2 môn trên là phù hợp. Việc giảm môn thi từ 6 xuống còn 4 môn cũng giúp em giảm bớt áp lực trong thi cử” - Chi nói.
Tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn), ông Võ Nu, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết môn tiếng Anh được học sinh chọn nhiều nhất, tiếp đến là Vật lý và Hoá học.
Tương tự, Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) đã cho HS đăng ký môn tự chọn để tổ chức ôn tập.
Bà Mai Thị Ngọc Nhung, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết qua thống kê, môn học được học sinh đăng ký nhiều là tiếng Anh, sau đó là Vật Lý, Hoá học, Lịch sử và Địa lý.
Theo bà Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8), trường có 586 học sinh lớp 12. Sau khi cho các em đăng ký, môn tiếng Anh được chọn nhiều nhất, tiếp đến là Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.
“Tại TP.HCM, học sinh có xu hướng lựa chọn môn tiếng Anh là một trong 2 môn tự chọn bởi đây là thế mạnh của các em. Hơn nữa đây cũng là môn học phù hợp với chương trình ở bậc cao hơn” - bà Hồng Anh nói.
Cũng theo bà Hồng Anh, ở TP, học sinh các trường tốp trên thường sẽ có xu hướng chọn các môn khoa học tự nhiên. Điều này thể hiện rõ đặc thù, năng lực và xu hướng nghề nghiệp của học sinh trong tương lai.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Hồ Thị Bi, huyện Hóc Môn trong 1 tiết học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, ban đầu chỉ có 2/590 học sinh lớp 12 chọn môn Tin học. Theo bà Nhung, sau một thời gian suy nghĩ và cân nhắc, cuối cùng 2 em này cũng chuyển qua môn học khác để tiện trong việc ôn tập.
Kết quả sau khi HS đăng ký tại Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12), môn tiếng Anh được chọn nhiều nhất với 11 lớp, thứ nhì là môn Vật lý với 9 lớp, Hoá học 5 lớp, Sinh học 2 lớp, Địa lý 2 lớp, Lịch sử 1 lớp, Giáo dục kinh tế và pháp luật 1 lớp và Tin học 1 lớp.
“Tin học dù chỉ có 4 học sinh đăng ký nhưng trường vẫn mở lớp ôn tập vì đây là nguyện vọng chính đáng của các em. Do được học các môn theo năng lực và sở thích nên học sinh khá hào hứng” - bà Đỗ Thị Việt Phương, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Tương tự, tại Trường THPT Võ Văn Kiệt. “Tin học và Công nghệ là hai môn học sinh ít chọn lựa nhưng trường vẫn cố gắng tổ chức lớp để tăng tiết ôn tập theo nhu cầu của các em” - bà Hồng Anh nói.
Ông Lê Thanh Tòng, Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Bi (huyện Hóc Môn), chia sẻ các môn Công nghệ, Tin học dù ít học sinh đăng ký nhưng trường vẫn mở lớp ôn tập.
Để đáp ứng hết nhu cầu của học sinh về 2 môn tự chọn thi tốt nghiệp, đa phần các trường THPT tại TP.HCM đều tổ chức mô hình lớp học “chạy” vào buổi chiều. Theo đó, học sinh không học cố định ở một lớp mà có thể di chuyển qua lớp khác học môn đã chọn thi tốt nghiệp.
Ngoài các lớp ôn thi tốt nghiệp, có trường còn tổ chức lớp ôn luyện thi đánh giá năng lực đáp ứng xu hướng của học sinh.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu cho hay việc thi đánh giá năng lực đang được nhiều học sinh chọn lựa để xét tuyển vào các trường đại học nên trường đã triển khai các lớp luyện thi theo hình thức này. Ngoài giáo viên đứng lớp dạy cho học sinh, trường còn mời các cựu học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi trên về chia sẻ bí quyết cho các em khóa sau.
Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp
Ngày 24-12, Bộ GD&ĐT đã công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, công thức tính điểm xét tốt nghiệp có sự thay đổi từ năm 2025. Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp gồm điểm các môn thí sinh dự thi (chiếm 50%), điểm trung bình năm lớp 10,11 và 12 (chiếm 50%) và điểm ưu tiên, khuyến khích.
Bộ GD&ĐT lý giải, việc tăng tỉ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50% sẽ đánh giá sát hơn năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, điểm học bạ các năm lớp 10, lớp 11 cũng được sử dụng (với trọng số nhỏ hơn của lớp 12) thay vì chỉ của lớp 12 như trước đây, thay đổi này có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học ngay từ khi học sinh bước vào bậc học THPT.
Nội dung: NGUYỄN QUYÊN
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 4 môn (2 môn tự chọn, 2 môn bắt buộc).
Trong đó, 2 môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán. 2 môn tự chọn nằm trong số 9 môn là ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Học sinh lớp 12 Trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận trong 1 giờ học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tiếng Anh được chọn lựa nhiều nhất
Đối với 2 môn tự chọn của kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Lê Ngọc Hồng Ánh, HS lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), chọn tiếng Anh và Vật lý.“Ngành học em muốn đăng ký xét tuyển có tổ hợp 2 môn này. Đây cũng là 2 môn em tự tin nhất” - Hồng Ánh bộc bạch.
Trước Tết Nguyên đán, Ánh đã tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS và đạt 8.0, trong đó 8.5 điểm ở kỹ năng đọc và nghe, viết và nói đạt 7.0.
Ngoài Lịch sử, tiếng Anh cũng là môn được Khánh Chi, HS Trường THPT Gia Định chọn lựa cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
“Do em tập trung xét tuyển đại học vào khối D nên thi 2 môn trên là phù hợp. Việc giảm môn thi từ 6 xuống còn 4 môn cũng giúp em giảm bớt áp lực trong thi cử” - Chi nói.
Tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn), ông Võ Nu, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết môn tiếng Anh được học sinh chọn nhiều nhất, tiếp đến là Vật lý và Hoá học.
Tương tự, Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) đã cho HS đăng ký môn tự chọn để tổ chức ôn tập.
Bà Mai Thị Ngọc Nhung, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết qua thống kê, môn học được học sinh đăng ký nhiều là tiếng Anh, sau đó là Vật Lý, Hoá học, Lịch sử và Địa lý.
Theo bà Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8), trường có 586 học sinh lớp 12. Sau khi cho các em đăng ký, môn tiếng Anh được chọn nhiều nhất, tiếp đến là Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.
“Tại TP.HCM, học sinh có xu hướng lựa chọn môn tiếng Anh là một trong 2 môn tự chọn bởi đây là thế mạnh của các em. Hơn nữa đây cũng là môn học phù hợp với chương trình ở bậc cao hơn” - bà Hồng Anh nói.
Cũng theo bà Hồng Anh, ở TP, học sinh các trường tốp trên thường sẽ có xu hướng chọn các môn khoa học tự nhiên. Điều này thể hiện rõ đặc thù, năng lực và xu hướng nghề nghiệp của học sinh trong tương lai.
Không mặn mà với môn thi mới
Năm học 2025, lần đầu tiên 3 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, qua khảo sát, rất ít HS chọn lựa 3 môn này.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Hồ Thị Bi, huyện Hóc Môn trong 1 tiết học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, ban đầu chỉ có 2/590 học sinh lớp 12 chọn môn Tin học. Theo bà Nhung, sau một thời gian suy nghĩ và cân nhắc, cuối cùng 2 em này cũng chuyển qua môn học khác để tiện trong việc ôn tập.
Kết quả sau khi HS đăng ký tại Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12), môn tiếng Anh được chọn nhiều nhất với 11 lớp, thứ nhì là môn Vật lý với 9 lớp, Hoá học 5 lớp, Sinh học 2 lớp, Địa lý 2 lớp, Lịch sử 1 lớp, Giáo dục kinh tế và pháp luật 1 lớp và Tin học 1 lớp.
“Tin học dù chỉ có 4 học sinh đăng ký nhưng trường vẫn mở lớp ôn tập vì đây là nguyện vọng chính đáng của các em. Do được học các môn theo năng lực và sở thích nên học sinh khá hào hứng” - bà Đỗ Thị Việt Phương, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Tương tự, tại Trường THPT Võ Văn Kiệt. “Tin học và Công nghệ là hai môn học sinh ít chọn lựa nhưng trường vẫn cố gắng tổ chức lớp để tăng tiết ôn tập theo nhu cầu của các em” - bà Hồng Anh nói.
Ông Lê Thanh Tòng, Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Bi (huyện Hóc Môn), chia sẻ các môn Công nghệ, Tin học dù ít học sinh đăng ký nhưng trường vẫn mở lớp ôn tập.
Để đáp ứng hết nhu cầu của học sinh về 2 môn tự chọn thi tốt nghiệp, đa phần các trường THPT tại TP.HCM đều tổ chức mô hình lớp học “chạy” vào buổi chiều. Theo đó, học sinh không học cố định ở một lớp mà có thể di chuyển qua lớp khác học môn đã chọn thi tốt nghiệp.
Ngoài các lớp ôn thi tốt nghiệp, có trường còn tổ chức lớp ôn luyện thi đánh giá năng lực đáp ứng xu hướng của học sinh.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu cho hay việc thi đánh giá năng lực đang được nhiều học sinh chọn lựa để xét tuyển vào các trường đại học nên trường đã triển khai các lớp luyện thi theo hình thức này. Ngoài giáo viên đứng lớp dạy cho học sinh, trường còn mời các cựu học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi trên về chia sẻ bí quyết cho các em khóa sau.
Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp
Ngày 24-12, Bộ GD&ĐT đã công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, công thức tính điểm xét tốt nghiệp có sự thay đổi từ năm 2025. Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp gồm điểm các môn thí sinh dự thi (chiếm 50%), điểm trung bình năm lớp 10,11 và 12 (chiếm 50%) và điểm ưu tiên, khuyến khích.
Bộ GD&ĐT lý giải, việc tăng tỉ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50% sẽ đánh giá sát hơn năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, điểm học bạ các năm lớp 10, lớp 11 cũng được sử dụng (với trọng số nhỏ hơn của lớp 12) thay vì chỉ của lớp 12 như trước đây, thay đổi này có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học ngay từ khi học sinh bước vào bậc học THPT.
Nội dung: NGUYỄN QUYÊN
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM