Thi Thử Đại Học chết người

T

thehung08064

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hỗn hợp A gồm 2 hidro cacbon X và Y. Bằng pp hoá học người ta loại bỏ x mol X ra khỏi A rồi đốt cháy hoàn toàn thì thấy nCO2=nH2O=8x. Mặt khác khi thêm x mol Y vào A rồi đốt cháy hỗn hợp thu được thì nCO2=nH2O=12x. Kết luận nào sau đây là đúng:
A: X và Y là 2 anken có tỉ lệ số mol bằng nhau
B: X và Y gồm 1 anken,1 ankin có tỉ lệ số mol khác nhau
C: X và Y gồm 1 ankan và 1 ankin có tỉ lệ số mol khác nhau
D: X và Y gồm 1 ankan và 1 ankin có tỉ lệ số mol bằng nhau
Câu 2: dung dịch X chứa HCOOH có [HCOOH] x(M). Khi cho dung dịch HCOONa có [HCOONa] x(M) vào X thì thu được dung dịch A có PH=a. Khi cho dung dịch HCl có [HCl]=x(M) vào X thì thu được dung dịch B có PH=b. Biết a-b=1. Độ điện li của HCOOH trong dung dich A là:
A : 1/5
B : 1/9
C : 1/10
D : 1/8
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 hợp chất hữu cơ (C,H,O) có khối lượng là 15,4g và có cùng số nguyên tử cacbon. X p/ứ vừa đủ với V(l) H2 (xúc tác Ni) tạo thành hỗn hợp Y.Biết các chất trong Y phản ứng vừa đủ với nhau tạo este Z và 3,6g nước. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 7,7g X thấy thể tích CO2<5,152(l). Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Giá trị của V là
A : 2,24
B : 1,12
C : 4,48
D : 1,344
 
T

thehung08064

không có ai giúp tớ à.ai biết giải giùm tớ với nha.cảm ơn các cậu nhiều
 
M

md5

Câu 1: Hỗn hợp A gồm 2 hidro cacbon X và Y. Bằng pp hoá học người ta loại bỏ x mol X ra khỏi A rồi đốt cháy hoàn toàn thì thấy nCO2=nH2O=8x. Mặt khác khi thêm x mol Y vào A rồi đốt cháy hỗn hợp thu được thì nCO2=nH2O=12x. Kết luận nào sau đây là đúng:
A: X và Y là 2 anken có tỉ lệ số mol bằng nhau
B: X và Y gồm 1 anken,1 ankin có tỉ lệ số mol khác nhau
C: X và Y gồm 1 ankan và 1 ankin có tỉ lệ số mol khác nhau
D: X và Y gồm 1 ankan và 1 ankin có tỉ lệ số mol bằng nhau
Câu 2: dung dịch X chứa HCOOH có [HCOOH] x(M). Khi cho dung dịch HCOONa có [HCOONa] x(M) vào X thì thu được dung dịch A có PH=a. Khi cho dung dịch HCl có [HCl]=x(M) vào X thì thu được dung dịch B có PH=b. Biết a-b=1. Độ điện li của HCOOH trong dung dich A là:
A : 1/5
B : 1/9
C : 1/10
D : 1/8
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 hợp chất hữu cơ (C,H,O) có khối lượng là 15,4g và có cùng số nguyên tử cacbon. X p/ứ vừa đủ với V(l) H2 (xúc tác Ni) tạo thành hỗn hợp Y.Biết các chất trong Y phản ứng vừa đủ với nhau tạo este Z và 3,6g nước. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 7,7g X thấy thể tích CO2<5,152(l). Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Giá trị của V là
A : 2,24
B : 1,12
C : 4,48
D : 1,344
Câu 1: ;))
Câu 2: C 1/10
khi thêm hcl x M,vì hcooh phân ly rất yếu so với hcl =>ph quyết định bởi sự phân ly hcl
=> ph=b do x M H+.
ph dung dịch A=a.a-b=1 => H+ trong dung dịch A=x/10
cân bằng
HCOOH -> H+ +HCOO-
ban đầu x 0 x
phân ly x/10 ->x/10
=>đáp án C.
Câu 3: đáp án A
hỗn hợp 3 chất cùng C andehit or xeton,ancol,axit.
hidro hoá: n andehit(xeton) + n ancol = n axit = 3,36g/18=0,2 mol
=>tổng số mol 3 chất:0,4 mol :D
15,4g X đốt cháy đc V Co2<10,304
=>n C trong X <0,46 mol :D:D
=> :D + :D:D => X gôm HCHO,CH3OH,HCOOH
tính đc nHCHO=0,1 mol
=>V H2=2,24l
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 1: Hỗn hợp A gồm 2 hidro cacbon X và Y. Bằng pp hoá học người ta loại bỏ x mol X ra khỏi A rồi đốt cháy hoàn toàn thì thấy nCO2=nH2O=8x. Mặt khác khi thêm x mol Y vào A rồi đốt cháy hỗn hợp thu được thì nCO2=nH2O=12x. Kết luận nào sau đây là đúng:
A: X và Y là 2 anken có tỉ lệ số mol bằng nhau
B: X và Y gồm 1 anken,1 ankin có tỉ lệ số mol khác nhau
C: X và Y gồm 1 ankan và 1 ankin có tỉ lệ số mol khác nhau
D: X và Y gồm 1 ankan và 1 ankin có tỉ lệ số mol bằng nhau
Luôn có CO2 = H2O nên nghi ngờ 2 thằng này là 2 anken. Bỏ đi x mol X và cho thêm x mol Y mà chênh nhau 4x mol CO2 nên cả 2 cùng có 2C thôi loại.
Thế thì nó là ankin và ankan. Không thể có tỉ lệ mol như nhau được. Vì nếu lúc trước tỉ lệ mol như nhau sẽ tạo CO2 = H2O, vậy thêm vào hay bớt đi sẽ làm thay đổi tỉ lệ này.
 
Top Bottom