thế này các bác ạ

N

nguyenkien1402

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hiện giờ là kiến thức hoá của em rất mung lung
từ các câu hỏi lý thuyết đến câu hỏi bài tập em thấy cứ thế nào ý
các phương pháp giải nhanh thì em áp dụng ko linh hoạt
bác nào chỉ cho em cách học thật tốt môn hoá với
cảm ơn các bác nhiều
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Mình đã đi sưu tầm giúp bạn một số phương pháp trong một diễn dàn khác! hì hì!

hiện giờ là kiến thức hoá của em rất mung lung
từ các câu hỏi lý thuyết đến câu hỏi bài tập em thấy cứ thế nào ý
các phương pháp giải nhanh thì em áp dụng ko linh hoạt
bác nào chỉ cho em cách học thật tốt môn hoá với
cảm ơn các bác nhiều

học tốt môn hóa thì theo mình không khó cũng không dễ, tùy bạn muốn tốt ở mức nào...Theo mức trung bình thì theo mình bạn phải học tốt ngay từ lớp 8, nắm tốt kiến thức căn bản, nếu hỏng thì phải bổ sung gấp. Học trên trường bạn nên hết sức chú ý thầy cô giảng để hiểu kỹ, như vậy sẽ thấy bài dễ hiểu. Mình thấy nhiều bạn mất căn bản hóa, học như vẹt, thuộc làu làu mà không hiểu bản chất. Và thêm 1 điều quan trọng nữa là chịu khó giải bài tập, nhất là trong sách bài tập, không làm được thì lật bài giải xem, sau đó tự làm lại, sẽ chính xác hơn và nhớ lâu hơn. Cộng với đó, môn hóa là 1 môn khoa học tự nhiên nhưng cũng cần học thuộc đôi ba thứ...Theo mình làm đc như thế là khá tốt rồi, chắc chắn sẽ học tốt.

để học tốt môn hoá cần giải nhiều bài tập, trong khi giải bài tập thì ta vừa thuộc bài (ko thuộc đố làm đc bài :p), vừa biết đc các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Cái khó của hoá là các công thức, vừa học vừa giải bài tập là cách tối ưu nhất.

1. Cần Phải kiếm tra khả năng nhớ của mình bằng cách như sau. Bạn đọc lại 1 bài học mà bạn đã học qua (như bài cũ chẳng hạn) .Yêu cầu là không đc đơn giản quá. Đọc kĩ sau đó gấp sách lại rồi cố gắng nhớ lại và viết ra giấy sao cho càng giống sách viết càng tốt.Bạn cứ tập như thế với từng bài từng bài 1 .Rất hiệu quả ^^!
2. Muốn pro hóa thì phải làm nhiều bài tập . Sau mỗi bài tập hay khi giải xong cần rút ra cho mình về cái dạng ấy loại ấy để khi đi thi đh bấm máy tính vài phép là có thể có kết quả.
Nói tóm lại , muốn học giỏi hóa thì phải tập cho mình 1 trí nhớ siêu đẳng và chăm chỉ.Thế thôi


Còn theo mình thì chỉ hai chữ chăm chỉ? cần cù là có được hết!

Chúc bạn sẽ sớm trở thành pro của môn hóa học!
 
T

tvxq289

Một số kinh nghiệm ...................
1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10( lớp 8,9 mình nghĩ chắc cũng chả có gì lắm ) gồm các vấn đề sau:

a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

- Quy tắc tính số oxy hóa.

- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S

Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:

- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

- Sự tạo thành ion.

2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)

d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.

* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.

* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.

* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.

e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).
3. Quan trọng nhất là giải bài tập

*Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

- Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

- Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

- Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

+Sử dụng các thủ thuật tính toán
+Bảo toàn khối lượng
+ Bảo toàn e
+Bảo toàn nguyên tố .
............. Và một số các phương pháp giải khác như
+Đường chéo
+Nguyên tố trung bình .....v.v :):)


- Kiểm tra lại và kết luận.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom