Sinh 10 Thế giới sống

Navi_Sheva

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng tư 2017
102
129
124
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp em với
1) Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật ?
2) Vì sao Tế bào được xem là tổ chức cơ bản của thế giới sống ?
3) Vì sao rêu không thể có kích thước to, cao như các đại diện khác trong thế giới thực vật ?
4) So sánh giữa vi khuẩn lai và tảo lục .
5) Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa động vật và thực vât ? Vì sao ?
6) Vì sao nói ngành Thực vật hạt kín là ngành tiến hóa nhất trong giới thực vật ?
7) Nêu những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống ? Trong đó các đặc tính quyết định nhất là gì ?
8) Hãy chứng minh thực vật đã tiến hóa theo hướng xâm chiếm các sinh cảnh ở trên cạn
9) Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới , giữa Vi sinh vật cổ và Vi khuẩn cùng thuộc Tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp thành 2 lãnh giới riêng , vì sao ?
10) Phân biệt động vật có xương sống và động vật không xương sống

EM CÁM ƠN NHIỀU :)))
 

Lâm Minh Trúc

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng tám 2018
516
725
121
Khánh Hòa
THPT Hoàng Văn Thụ
1) Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật ?
Trong một thời gian dài, các nhà phân loại học đã xếp nấm là thành viên của giới Thực vật. Sự phân loại này chủ yếu được dựa trên sự tương đồng trong cách sống giữa nấm và thực vật: cả nấm và thực vật chủt yếu đều không di động, hình thái và môi trường sống có nhiều điểm giống nhau (nhiều loài phát triển trên đất, một số loại nấm quả thể giống thực vật như rêu). Thêm nữa, cả hai đều có thành tế bào, điều mà giới Động vật không có. Tuy nhiên, hiện nay nấm lại được công nhận là một giới riêng biệt, khác biệt hẳn với thực vật hay động vật, chúng đã tách ra và xuất hiện xấp xỉ hơn một tỷ năm trước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những sự giống và khác về đặc điểm hình thái, sinh hóa và di truyền giữa Nấm và các giới khác. Vì những lí do đó, nấm đã được đặt vào giới riêng của mình. Nấm không có cơ chế quang hợp, mà là dạng sinh vật hoại sinh: chúng thu được nguồn thức ăn bằng cách phân hủy và hấp thụ các vật chất xung quanh chúng. Phần lớn các loài nấm được tạo thành bởi các ống cực nhỏ, gọi là sợi nấm, chúng có thể hoặc không thể phân chia thành các tế bào nhưng chứa nhân tế bào. Phần giống như quả, trong đó các loài nấm đất là thông thường nhất, trên thực tế chỉ là các cấu trúc sinh sản của nấm. Chúng không có quan hệ tới bất kỳ nhóm thực vật quang hợp nào, mà có quan hệ họ hàng gần gũi với động vật hơn. Do đó nấm trở thành một loài riêng biệt, không thuộc động vật hay thực vật.
2) Vì sao Tế bào được xem là tổ chức cơ bản của thế giới sống ?
Vì:
- Mọi cơ thể sinh vật đều được tổ chức từ tế bào.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào (trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng...).
- Các cấp độ tổ chức thấp hơn (nguyên tử, phân tử) tuy cũng cấu tạo nên cơ thể sinh vật nhưng ở chúng chưa có các đặc trưng của thế giới sống, vì thế chưa được gọi là cấp tổ chức cơ bản.
3) Vì sao rêu không thể có kích thước to, cao như các đại diện khác trong thế giới thực vật ?
Vì rêu cấu tạo đơn giản là hợp thể các thể đơn bào, chưa có sự phân hoá chức năng như tế bào đảm nhiệm làm khung đỡ, giá thể nên ko thể phát triển lớn được. Cộng thêm, do môi trường sinh sống rêu sống ở mt nước có nhiều ánh sáng thường ở phía trên mặt nước có nhiều sóng và giao động nhiều nên nó phải mềm dẻo để thuận chiều chuyển động của nước tránh bị đứt gãy. Do vậy, việc rêu phát triển to lớn như thực vật khác gây nhiều bất lợi cho sự sinh tồn của nó.
4) So sánh giữa vi khuẩn lai và tảo lục .
4.Khác
-Vi khuẩn lam:
+Nhân sơ
+Đơn bào
+Thành murein
+Không có lục lạp hay bào quan có màng kép...
-Tảo lục:
+Nhân thực
+Đơn hoặc đa
+Thành xenlulozo
+Có lục lạp và các bào quan có màng...
5) Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa động vật và thực vât ? Vì sao ?
Đó là trùng roi xanh ( tên khoa học Euglena viridis) sống ở nước ngọt. Loài sinh vật này có thể sống tự dưỡng như thực vật khi ở ngoài ánh sáng, và sống dị dưỡng như động vật khi ở trong bóng tối
6) Vì sao nói ngành Thực vật hạt kín là ngành tiến hóa nhất trong giới thực vật ?
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+ Rễ: rễ cọc, rễ chùm.
+ Thân: Thân gỗ, thân cỏ.
+ Lá: lá đơn, lá kép.
+ Trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Cơ quan sinh sản: là hoa, quả, hạt.
- Ở hoa, các lá noãn khép kín tạo thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt ( do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín.
- Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
- Môi trường sống đa dạng (kể cả môi trường đặc biệt, nhiệt đới gió mùa,..)
=> Hạt kín là thực vật có hoa- là nhóm thực vật tiến hóa nhất
7) Nêu những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống ? Trong đó các đặc tính quyết định nhất là gì ?
Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống bao gồm: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Theo đó đặc tính quyết định nhất là khả năng cảm ứng, tự điều chỉnh và tiến hóa thích nghi với môi rường sống.
8) Hãy chứng minh thực vật đã tiến hóa theo hướng xâm chiếm các sinh cảnh ở trên cạn
Thực vật phát triển qua các Đại:
Vi khuẩn và tảo đã phân bố rộng.
--> Tảo lục và tảo nâu ưu thế ở biển, trên đất liền có vi khuẩn và vi khuẩn lam (trước kia gọi là tảo lam)
--> Xuất hiện những thực vật ở cạn đầu tiên gọi là quyết trần chưa có lá nhưng có thân và rễ thô sơ.
--> Thực vật di cư hàng loạt lên cạn. Xuất hiện các quyết thực vật đầu tiên, có rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có lỗ khí. Quyết trần chỉ tồn tại đến cuối kỉ Đêvôn và bị thay thế bởi dương xỉ, thạch tùng, mộc tặc.
--> Xuất hiện dương xỉ có hạt.
--> Quyết khổng lồ bị tiêu diệt, xuất hiện những cây hạt trần đầu tiên. Chúng thụ tinh không lệ thuộc nước nên thích ứng khí hậu khô
--> Cây hạt trần tiếp tục phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú cho động vật.
--> Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh do thích nghi với không khí khô và ánh sáng gắt, và do có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn
9) Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới , giữa Vi sinh vật cổ và Vi khuẩn cùng thuộc Tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp thành 2 lãnh giới riêng , vì sao ?
Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn cùng thuộc một nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới riêng vì chúng có những đặc điểm khác nhau:
Đặc điểmVi khuẩnVi sinh vật cổ
Thành tế bàoChứa peptiđôglycan (murêin)Pseuđômurêin
Hệ genKhông chứa intron (gen không phân mảnh)Chứa intron (gen phân mảnh)
Điều kiện môi trường sốngÍt khắc nghiệtKhắc nghiệt (nhiệt độ, pH, muối…)
[TBODY] [/TBODY]


- Ưu điểm của hệ thống phân loại 3 lãnh giới:
+ Phân loại được chính xác và thể hiện được nguồn gốc tiến hóa giữa các nhóm phân loại.
+ Đã tách sinh vật nhân sơ thành 2 nhóm: vi khuẩn và vi sinh vật cổ khác nhau về nhiều đặc điểm.
10) Phân biệt động vật có xương sống và động vật không xương sống
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật có xương sống hay còn gọi là Ngành Dây sống gồm những động vật có miệng thứ sinh và có những đặc điêm sau: Có một trục chống đỡ đàn hồi chạy dọc lưng là dây sống ở nhóm thấp hoặc xương sống ở nhóm cao, giữ cho cơ thể có hình dạng ổn định. Có hệ thần kinh tập trung phía trên dây sống thành ống thần kinh trung ương, phía đầu phình thành não bộ, phía sau là tủy sống. Có phần đầu của ống tiêu hóa là hầu có thủng các khe mang làm nhiệm vụ hô hấp ở nhóm nguyên thủy, ở nhóm cao là các lá mang. Nhóm động vật cao mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi. Có đuôi sau hậu môn, là phần kéo dài của dây sống và cơ thân, có chức năng vận chuyển và điều chỉnh thăng bằng.

ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật không có xương sống được gọi chung là loại động vật thân mềm (điển hình là giun) sống chủ yếu trong môi trường nước (ngoại trừ một số loài như Giun - sống trong môi trường đât...) có cấu tạo cơ thể là tập hợp các tế bào (không có xương - thân mềm) ban đầu cơ thể chuyển hóa từ động vật nguyên sinh rồi dần tới giáp xác, da gai, cơ thể của chúng có thể có lớp vỏ chống thấm nước.
Hệ thần kinh của chúng tiến hóa dần từ dạng thần kinh mạng lưới giống như ở thủy tức,rồi đến dạng chuỗi hạch, dạng bậc thang kép như ở giun đốt, chân khớp hay thân mềm.
 
Top Bottom