Sử 10 Thế giới cổ đại

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

2.1. Các quốc gia cổ đại phương Đông
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế
- Điều kiện tự nhiên: sự xuất hiện của các công cụ kim loại đánh dấu con người bước sang thời đại văn minh (thời đại nhà nước). Khoảng 3.500 - 2.000 TCN, cư dân bắt đầu tập trung ở các thềm đất cao ven sông lớn; vì nơi này có đồng bằng rộng và đất phì nhiêu, lượng mưa phân bố đều theo mùa và khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc)
- Kinh tế: cư dân chủ yếu sử dụng công cụ bằng đồng thau và làm nông nghiệp là chính. Với kinh tế chủ đạo bằng nghề nông, cư dân đã sống tập trung thành các công xã để trị thủy (xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đê ngăn lũ và đào kênh dẫn nước…). Ngoài nghề nông, cư dân còn kết hợp chăn nuôi, làm đồ thủ công…. và những nghề này chỉ hỗ trợ cho nghề nông mà thôi.
2.1.2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông
- Từ cuối thiên niên kỷ IV - đầu thiên niên kỷ III TCN, các quốc gia cổ đại lần lươt ra đời là Lưỡng Hà (3.000 TCN), Ai Cập (3.200 TCN), Ấn Độ (giữa thiên niên kỷ III TCN) và Trung Quốc (thế kỷ XXI TCN)
- Điểm nổi bật: quốc gia Ai Cập thống nhất trên cơ sở liên minh công xã (42 “nôm”). Lưỡng Hà xuất hiện nhiều quốc gia nhỏ (như thành bang ở Hi Lạp cổ đại); tương tự như vậy ở Ấn Độ cũng xuất hiện hàng chục nước nhỏ, Vương triều Hạ của Trung Quốc (vua đầu tiên là Hạ Vũ) thống nhất tạm thời khoảng 100.000 quốc gia lớn nhỏ khác nhau.
2.1.3. Một số lĩnh vực ở các quốc gia cổ đại phương Đông và thành tựu
- Kinh tế: cư dân phương Đông làm nghề nông là chủ yếu bên cạnh các dòng sông lớn, ngoài ra họ còn biết chăn nuôi và làm các nghề thủ công
- Xã hội: do phát triển mạnh của thủ công nghiệp, xã hội phương Đông cổ đại phân hóa thành ba tầng lớp là:
+ Nông dân công xã: được hình thành do nhu cầu gắn kết với nhau của cư dân để trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Nông dân là lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng và làm không công, nộp một phần thu hoạch cho quý tộc
+ Quý tộc: gồm vua (hoặc thủ lĩnh quân sự) và quan lại. Họ có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ trong tôn giáo hoặc quản lý nhà nước; sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân tàn bạo
+ Nô lệ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, có gốc từ tù binh hoặc nông dân nghèo thiếu nợ hoặc phạm tội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc, bị đối xử tàn tệ và không được coi là người.
- Chế độ chuyên chế cổ đại: xã hội có giai cấp được hình thành từ liên minh bộ lạc để trị thủy. Họ lập ra Nhà nước để quản lý xã hội và mang tính chất nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Vua. Quyền chuyên chế của vua được thể hiện ở chỗ vua nắm vương quyền (quyền lực) và thần quyền (tôn giáo) nên chính quyền mang tính chất trung ương tập quyền (hay chuyên chế) cao. Giúp việc cho vua là các quý tộc, đứng đầu là Vizir (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này chuyên thu thuế, xây công trình công cộng va chỉ huy quân đội.
- Văn hóa cổ đại phương Đông:
a.Chữ viết: do nhu cầu của việc quản lý hành chính, chữ viết đã ra đời. Cư dân phương Đông cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình (về sau phát triển thành chữ tượng ý) mô phỏng vật thật để nói lên suy nghĩ của mình. Họ dùng cây sậy vót nhọn viết chữ trên giấy papyrus (Ai Cập); phiến đất sét ướt đem nung khô (Lưỡng Hà); thẻ tre, mai rùa, lụa (Trung Quốc)
b.Toán học: do phải tính toán trong xây dựng và tính lại diện tích ruộng đất khi ngập nước, toán học xuất hiện. Người Ai Cập giỏi về số học lẫn hình học. Họ viết các vạch đơn giản và ký hiệu tượng trưng chỉ số 10, 100, 1000 (cách này về sau người La Mã kế thừa), tính ra số pi = 3,16 để tính diện tích của hình học[ Nhà khoa học Nga Golenyshev mang về Moscow một bản viết trên vỏ cây sậy viết về một giáo viên dạy toán Ai Cập sống cách đây 4.000 năm đã viết những bài toán hình học và các định lý hình học. Người Lưỡng Hà giỏi số học, đã sáng tạo ra các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và biết làm các phép tính với số thập phân. Người Ấn Độ sáng tạo ra hệ chữ số từ 0 đến 9
c.Lịch pháp và thiên văn: do cày cấy ruộng đất quanh năm, cư dân phát hiện ra sự chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng và làm ra lịch, gọi là nông lịch. Dựa vào quan sát là cứ 30 ngày đêm là một lần trăng tròn, cư dân tính ra chu kì (còn gọi là tháng) và mùa. Từ đó, họ tính ra một năm có 12 tháng, 365 ngày (lúc đầu có 60 ngày chẵn, thêm 5 ngày là những ngày nghỉ ngơi vào). Họ còn dùng bóng nắng Mặt Trời để đo thời gian và tính được một ngày có 24 giờ.
d.Kiến trúc: có Kim Tự Tháp ở Ai Cập, tháp nhiều tầng hình núi nhọn ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà. Các công trình này thể hiện sức mạnh của nhà nước quân chủ chuyên chế, thể hiện lao động sáng tạo không mệt mỏi của cư dân cổ đại.
- Một số công trình còn tồn tại đến tận ngày nay:
+ Hệ chữ số 0 đến 9 của Ấn Độ
+ Số pi: người Ai Cập, Ấn Độ tính ra pi = 3,16, người Lưỡng Hà tính ra pi = 3,12, người Trung Quốc tính ra pi = 3,15. Đến thời La Mã, Archimedes và Ptolemee tính ra pi = 3,14. Đến thời trung đại, số pi được tính gần chính xác nhất là 3,141592920 (Tô Xung Chi, Trung Quốc). Đến thời hiện tại, với sự phát triển của thuật toán, người ta tính số pi ra đến 1 triệu con số (năm 1973).
- Người Lưỡng Hà cổ đại đã phát minh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các con số (và cả dấu bằng). Người Ấn Độ kế thừa phép tính cộng, trừ và họ tiếp tục phát minh ra phép nhân (TK VII - X) và phép chia (thiên niên kỷ I TCN). Các phát minh này nhanh chóng được người Hi Lạp, Trung Quốc, Ả-rập tiếp thụ và được phổ biến rộng rãi tại châu Âu vào thế kỷ XVII - XVIII.
- Lịch pháp ở phương Đông cổ đại nhanh chóng được các nước tiếp thu và cải biến. Người La Mã cải cách lịch mạnh mẽ và hình thành Dương lịch. Âm lịch và Dương lịch đều tồn tại đến tận ngày nay.
- Về kiến trúc, còn tồn tại đến nay là Kim Tự Tháp (một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại còn nguyên vẹn), các khu đền tháp của người Ấn Độ cổ đại….

2.2. Các quốc gia cổ đại phương Tây
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
- Khoảng thiên niên kỷ II - I TCN, cư dân ban đầu sống ở thung lũng, rồi chuyển ra những đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Với việc chế tạo công cụ bằng sắt vào đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân chủ yếu trồng cây nho, ô-liu, cam, chanh và nhập khẩu lúa mỳ, lúa mạch của Ai Cập, Tây Á để nuôi sống bản thân.
- Trong thiên niên kỷ I TCN, cư dân phương Tây cổ đại phát triển mạnh về thủ công nghiệp, đem hàng hóa (nho, ô-liu, cam, đồ gốm…) của mình đi buôn bán ở các cảng thị lớn như Pi-rê, Đê-lốt… để mua về lúa mì, súc vật, tơ lụa (nhất là nô lệ) ở phương Đông. Cư dân còn lưu hành đồng tiền hình chim cú ở Athens, đồng Denarius ở Roma
2.2.2. Sự hình thành các thị quốc ở Địa Trung Hải
Do địa hình bị chia cắt mạnh và các nghề thủ công và buôn bán phát triển mạnh, cư dân không sống tập trung mà tách riêng lẻ với mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn riêng của mình. Khi xã hội có giai cấp thì cư dân lập thành một quốc gia riêng. Trong quốc gia luôn có một thành thị lớn có phố xá, sân vận động, nhà hát và quan trọng nhất là bến cảng - thành thị lớn này được mặc nhiên gọi là “thủ đô” của quốc gia. Với đặc điểm này, quốc gia của cư dân phương Tây cổ đại được gọi là thị quốc (thành thị là quốc gia). Vị dụ: thị quốc Athens ở bán đảo Attic, thị quốc Sparte ở đồng bằng Laconia, thị quốc Thebes, thị quốc Achaia….
2.2.3. Một số lĩnh vực ở các thị quốc cổ đại phương Tây và thành tựu
2.2.3.1. Tổ chức chính quyền
- Thế kỷ IX TCN, sau khi đánh bạt uy thế của quý tộc xuất thân là bô lão[ Từ trước thế kỷ VIII TCN, quốc gia Athens với diện tích 2.650 km2, có 4 bộ lạc cùng chung sống. Để quản lý chung, họ lập ra Đại hội công dân và cử ra “Basileus” (thủ lĩnh quân sự) từ Hội nghị quý tộc ra. Về sau, thủ lĩnh Thésée phế truất Basileus, chia các bộ lạc Athens vào các khu vực do ông chỉ định. Đến thế kỷ VII TCN, công thương nghiệp phát triển rất mạnh và sự nổi lên của tầng lớp thương nhân đã phá hoại dần dần ảnh hưởng của quý tộc xuất thân từ bô lão (thị tộc). Qua cải cách của nhà thơ Solon (594 TCN), nhà chính trị Pesistratos (560 TCN) và Cleisthenes (506 TCN), thế lực của quý tộc bô lão bị đánh bạt hoàn toàn.], cư dân Athens lập chính quyền mới với quyền lực lúc này thuộc về tay chủ nô, chủ xưởng và chủ nhà buôn. Để thiết lập quyền lực của mình, giới chủ nô Athens đặt ra “quyền công dân”[ “Quyền công dân” ở Athens cổ đại là công dân phải có số tài sản kha khá (từ 200 - 500 medimmes; 1 medimmes = 52,3 lít thóc), có địa vị] và chọn được 30.000 công dân có tư cách và quyền công dân; loại bỏ 15.000 kiều dân và hơn 300.000 nô lệ ra khỏi quyền công dân
- Cư dân Athens không chấp nhận có vua. Đại hội công dân là cơ quan quyền lực tối cao quyết định mọi công việc của nhà nước. Đại hội công dân do tất cả các công dân Athens họp thành, mỗi năm họp từ 3 - 4 lần để bàn bạc và quyết định mọi việc. Đại hội công dân có quyền kiểm soát và ra lệnh cho Hội đồng 500 thực hiện. Theo đạo luật năm 451 TCN của Pericles, điều kiện tham gia Đại hội công dân là nam giới (dân tự do) từ 18 tuổi trở lên, cha mẹ đều là dân tự do Athens thì mới có quyền bầu cử.
- Hội đồng 500 là cơ quan hành pháp, có vai trò như Quốc hội. Ở 50 phường (phylè), người ta cử ra ở mỗi phường 10 người để tham gia Hội đồng này. Tại Hội đồng 500, công dân lại bầu ra tiếp 10 viên chức cùng điều hành thị quốc (như kiểu một chính phủ). Mỗi viên chức có nhiệm kỳ 1 năm và có thể tái cử. Hằng năm, mọi công dân đều tụ họp ở quảng trường, tự do phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.
- Tòa án nhân dân Athens là cơ quan tư pháp, với thành phần là Hội thẩm nhân dân, được lập ra dưới thời Solon (594 TCN). Thời Pericles, các hội thẩm nhân dân bầu những công dân từ 30 tuổi trở lên tham gia cơ quan này. Họ bầu ra 6.000 người và chia mỗi người làm một việc khác nhau trong tòa án
=> Thể chế dân chủ phát triển cao nhất ở Athens. Theo sử gia Plutaque (La Mã), “Athens là mẫu mực hoàn hảo nhất về nền dân chủ mà toàn Hi Lạp noi theo”.
- Đến thế kỷ III TCN, thị quốc Roma nổi lên đánh chiếm hết các thị quốc Hi Lạp và các quốc gia ở Địa Trung Hải, thành lập một đế quốc cổ đại - đế quốc Roma (27 TCN - 476). Thời đế quốc Roma, thể chế dân chủ bị bóp chết và Hoàng đế Auguste (27 TCN - 14) thiết lập chế độ nguyên thủ, đứng đầu là hoàng đế đầy quyền lực.
2.2.3.2. Kinh tế
- Với nghề thủ công và thương nghiệp phát triển mạnh, cư dân bắt đầu có sinh hoạt dân chủ: họ bàn tán quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, nên trợ cấp cho người nghèo bao nhiều, có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận chiến tranh hay không
- Với thương nghiệp phát triển mạnh mẽ và có khả năng quan hệ buôn bán tốt với các vùng xa, các thị quốc ngày càng giàu có. Thế kỷ V TCN, sau khi kết thúc chiến tranh với Ba Tư, Athens trở thành minh chủ và có ngân quỹ dồi dào, trợ cấp người nghèo đầy đủ
2.2.3.3. Xã hội
Gồm hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ
- Chủ nô: là giai cấp rất giàu có và sống rất xa hoa. Chủ nô tham gia hoạt động trong chính quyền (có quyền lực và nhiều tài sản, được kinh doanh buôn bán các mặt hàng thiết yếurượu vang, dầu oliu, mật ong, vũ khí, đồ sứ và mua về lúa mì, súc vật, hải sản, gia vị, hương liệu, gỗ đóng tàu... Một số chủ nô bỏ vốn lập điền trang trồng nho, ô-liu, hoa quả, khai mỏ… và dùng rộng rãi sức lao động của nô lệ. Chủ nô không phải lao động, chỉ lo kinh doanh buôn bán và làm nhà văn hóa như Ciceron, Jules Caesar, nhà thơ Virginius…
- Nô lệ: là giai cấp thấp kém nhất trong xã hội cổ đại phương Tây. Nguồn gốc là các tù binh, người thiếu nợ không trả được, con của nữ nô. Nô lệ không được coi là người, chỉ được xem là món hàng bày bán ở các chợ nô lệ[ Kios, Delos, Ephesus và nhất là hải cảng Piree là những chợ buôn bán nô lệ lớn]. Ở Hy Lạp và Roma, nô lệ được mặc cả giá thành tùy theo giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp[ Nô lệ đàn ông có giá từ 70 đến 300 drachme; nô lệ đàn bà từ 135 đến 220 drachme; nô lệ là thợ thủ công, nhạc sĩ, vũ nữ… thì đắt hơn nhiều. Ở La Mã cổ đại, giá thành của nô lệ thay đổi mạnh tùy theo số lượng nô lệ ít hay nhiều, trung bình là 500 đồng denarius. Nô lệ là vũ nữ và nhạc công thì giá tăng lên 4 lần, đầu bếp giỏi thì gấp 5 lần; có khi tù binh bắt về nhiều quá thì giá thành tụt xuống khủng khiếp]. Số lượng nô lệ rất đông, khoảng 400.000 người (gấp gần 5 lần số dân tự do Athens, theo Ăng-ghen). Nô lệ không phải là người, mà chỉ là “tài sản biết cử động”, một “công cụ biết nói” (instrument vocal). Họ không được lập gia đình, không có tài sản riêng và không có tên gọi riêng; phải làm việc quanh năm suốt tháng trong các xướng thủ công, hầm mỏ, bến tàu… dưới roi vọt và xiềng xích của chủ nô; ăn mặt rất thiếu thốn và thường sống không thọ. Chủ nô có thể tùy ý đánh đập, hành hạ và thậm chí giết chết nô lệ mà không bị trừng trị. Bị bóc lột thậm tệ, nô lệ nhiều lần chống lại chủ nô. Hi Lạp, nô lệ thường phá hủy công cụ sản xuất, cướp phá của cải của chủ nô và bỏ trốn. Trong chiến tranh Sparte - Athens cuối thế kỷ IV TCN, hàng vạn nô lệ Athens bỏ trốn sang Sparte. Ở La Mã (Roma) thì họ nổi dậy khởi nghĩa thật sự ở đảo Cicilia (133 TCN) và khởi nghĩa Spartacus (73 - 71 TCN). Đến thế kỷ III, nhân sự khủng hoảng của Đế chế La Mã, nô lê tìm mọi cách phá hoại sản phẩm, chây lười làm việc và bỏ trốn. Chế độ chiếm nô bị khủng hoảng trầm trọng rồi sụp đổ năm 476.
2.2.3.4. Văn hóa cổ đại phương Tây
a. Lịch và chữ viết
+ Lịch pháp: nhờ biết Trái Đất hình cầu, người phương Tây tính ra một năm có 365 ngày 1/4 và tính được một tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng hai là 28 ngày; có năm nhuận (Giáo hoàng La Mã quy định vào năm 1583 rằng, năm nào chia hết cho 4 mà không chia hết cho 100 thì gọi là năm nhuận)
+ Chữ viết: do trình độ phát triển cao của kinh tế và ảnh hưởng từ hệ chữ của cư dân phương Đông cổ đại, cư dân sáng tạo ra chữ cái bằng cách ghép chữ rất linh hoạt thành từ, hình thành hệ chữ cái a, b, c… ban đầu 20 chữ, sau tăng lên đến 26 chữ hoàn chỉnh như ngày nay. Họ cũng sáng tạo ra hệ chữ số La Mã là các số: “I, II, III, V…” còn sử dụng đến ngày nay.
b. Toán học
- Những hiểu biết khoa học có từ nghìn năm trước, nhưng đến thời Hi - La cổ đại thì những hiểu biết đó mới trở thành khoa học.
- Toán học vượt lên trên những ghi chép và giải các bài toán riêng biệt với các định lý Thales, định lý về tam giác vuông và các số nguyên của Pythagore, tiên đề đường thẳng song song của Euclid….
c. Văn học
Sau các các bản thần thoai, văn học Hi Lạp phát triển mạnh văn học, thơ ca và nhất là kịch (phổ biến nhất). Người Roma thừa kế và phát triển với các tác giả như Virgilius, Lucrece…
d. Nghệ thuật
Người Hi Lạp cổ đại để lại nhiều tượng và đền đài, những công trình này toát ra sự nhẹ nhàng, tinh tế và gần gũi với cuộc sống con người. Người Roma cũng tiếp tục xây dựng nhiều đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu… nhưng không tinh tế, gần gũi bằng người Hi Lạp.
 
Last edited:
Top Bottom