

Vào Thế chiến II, vai trò của các thiết giáp hạm như lực lượng chiến đấu chủ lực đã lung lay tận gốc rễ. Sự ra đời và phát triển của mẫu hạm khiến chúng trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết. Vai trò của thiết giáp hạm bây giờ bèo bọt hơn rất nhiều: đi săn tàu buôn và bị săn lại (Bismarck, Graf Spee,...), lám đồ chưng trong cảng (Nagato, Mutsu, Yamato, Tirpitz,...), chạy bở hơi tai để hộ tống không mẫu và bắn pháo phòng không đỏ trời (3 lớp mới của Mỹ, lớp Kongou, 1 vài tàu Anh,...), đôi khi bắn quá tới mức đám bạn tưởng mình đang cháy (North Carolina), và thậm chí là đi pháo kích hải đảo, bờ biển để dọn bãi đổ bộ. Thực tế, nếu không tính việc bố con nhà giàu Anh-Mỹ rải thảm với đám B-XX, Avro Lancaster hay bất kỳ thứ gì tương tự của cặp bài trùng này, thì những khẩu pháo hạm uy vũ là một trong những thứ hữu dụng nhất để cày nát phòng tuyến của địch trên bờ biển. Đặc biệt, ở Thái Bình Dương, chiến trường mà các máy bay ném bom hạng nặng gần như không có đất diễn, thì việc yểm trợ hỏa lực từ máy bay và pháo hạm là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không chỉ thiết giáp hạm mà mọi thể loại từ khu trục trở lên đều có thể tham gia việc này. Cảm giác hải quân Mỹ xả đạn như mưa xuống bờ biển chắc chắn khiến mấy anh lùn vàng da phải xanh lè cái mặt. Vì sao? Nếu so với mặt trận Xô-Đức nơi đất đai rộng rãi, thích hợp với việc triển khai hàng T-34, Tiger, Panther, Panzer IV, ISU-152, SU-76, IS-2...thì trên biển chỉ có vài cái đảo bé tẹo, vác đám hàng khủng trên bộ ra tương đương tự sát. Vậy nên các khẩu pháo hạm, với hầm đạn cơ số mấy trăm tới mấy ngàn quả, nạp bằng máy và dẫn bắn bằng radar tích hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực thật sự là một cơn ác mộng. Đừng quên, chỉ là vài chiến hạm cũ kỹ nhưng hỏa lực của chúng từng khiến quân Đức răng môi lẫn lộn ở Leningrad và Sevastopol, vậy với cái đám mạnh như quỷ ở Thái Bình Dương thì sao? Với mật độ xả đạn của Mỹ thì việc cày nát vài sư gián chắc không quá khó khăn. Hình ảnh: thiết giáp hạm lớp Iowa (mẽo)
