Thầy và các bạn giúp mình mấy câu sóng ánh sáng

K

kisskiss94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chiếu sáng các khe I-âng bằng đèn Na có bước sóng λ1 = 420 nm ta quan sát được trên màn ảnh có 8 vân sáng, mà khoảng cách giữa tâm hai vân ngoài cùng là 3,5 mm. Nếu thay thế đèn Na bằng nguồn phát bức xạ có bước sóng λ2 thì quan sát được 9 vân, khoảng cách giữa hai vân ngoài cùng là 7,2 mm. Xác định bước sóng λ2
A. λ2 = 560 nm. B. λ2 = 450 nm. C. λ2 = 480 nm. D. λ2 = 432 nm

Câu 2: Trong thí nghiệm I-âng, cho a = 1 mm, D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,45 µm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 3 mm và 10,2 mm. Số vân sáng quan sát được trên MN của hai bức xạ là
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.

Câu 3: Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng .nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc. λ1 = 0,64µm(đỏ), λ2= 0,48µm(lam).trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là
A. 9 vân đỏ, 7 vân lam B. 7 vân đỏ, 9 vân lam
C. 4 vân đỏ, 6 vân lam D. 6 vân đỏ, 4 vân lam

Câu 4: Thực hiên giao thoa ánh sáng với hai bức xạ thấy được có bước sóng λ1 = 0,64 µm ; λ2 = 0,48 µm. Khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m. Số vân sáng trong khoảng giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 9 của bức xạ λ1 là
A. 12 B. 11 C. 13 D. 15

Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I-âng, nếu tăng dần bề rộng khe nguồn S thì hệ vân thay đổi thể nào với ánh sáng đơn sắc ?
A. Bề rộng khoảng i tăng tỉ lệ thuận.
B. Hệ vân không thay đổi chỉ sáng thêm lên.
C. Bề rộng khoảng vân giảm dần đi.
D. Bề rộng khoảng vân i không đổi nhưng bề rộng của mỗi vân sáng tăng lên dần cho tới khi không phân biệt được chỗ sáng, chỗ tối thì hệ vân giao thoa biến mất.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Chào em!
Câu 1:
+ Bước sóng [TEX]\lambda _1[/TEX]: khoảng cách giữa 8 vân sáng là 7 khoảng vân \Rightarrow[TEX]7i_1=3,5mm[/TEX] (1)
+ Bước sóng [TEX]\lambda _2[/TEX]: khoảng cách giữa 9 vân sáng là 8 khoảng vân \Rightarrow[TEX]8i_2=7,2mm[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow [TEX]\frac{7i_1}{8i_2}=\frac{3,5}{7,2}\Leftrightarrow \frac{7\lambda _1}{8\lambda _2}=\frac{3,5}{7,2}\Rightarrow \lambda _2[/TEX]
Dạng bài câu 2, 3, 4 hocmai.vatli đã hướng dẫn các em nhiều lần, em tìm và đọc lại trên diễn đàn
Câu 5: Đáp án là D: Khi độ rộng của khe nguồn S tăng lên đến giá trị: [TEX]\frac{\lambda D'}{a}[/TEX] (D' là khoảng cách từ S đến 21 khe S1S2)
 
L

longthientoan07

câu 2 ; tớ làm thế này k biết đúng k , mọi người xem giúp : lamda1= 0,9mm . lamda2=1,2mm . xét trong đoạn 3->10,2 mm .. với lada1 ta có bpt 3<ki1<10,2 => các giá trị k thỏa mãn là (4 , 5 .. 11) =>co 8 vân sáng của lamda1 .. với lamda2 3<ki2<10,2 có 6 giá trị của k là (3, 4 ..8 ) => có 6 vân sáng của lamda2 .. tổng cộng có 14 vân sáng nhưng trong khoảng đó sẽ có những vân trùng nhau .. xét k1i1 =k2i2 => k1/k2 = i2/i1 =4/3 => có 2 cạp k trùng là 4/3 và 8/6 nhu vạy tổng số vân sáng sẽ là 14-2 = 12
 
L

longthientoan07

câu 4 làm tương tự thế tổng số vân là 12 nhưng mà có 2 vân trùng rồi thì đáp án phải là 10 .. k biết bạn có ghi nhầm đề cỏ nào k ****************************?
 
D

deka403@gmail.com

câu 1 ko có đáp án à bạn mình làm ra 756 nm. bạn có chép nhầm chỗ nào ko
 
Top Bottom