Thầy và các bạn giúp đỡ

N

ngocanh2904

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hòa tan m gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí(đktc).Nếu cho m gam hỗn hợp kim loại trên vao 400 ml dung dịch gồm AgNO3 0,8M và Cu(NO3)2 0,5M,phản ứng xong thu được A gam chất rắn.Giá trị của m là
A.39,04
B.54,8
C.49,6
D.43,52

Bài 2: Cho m gam Al vào 500 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m + 7,71) gam chất rắn.Giá trị của m là
A.1,53
B.5,29
C.4,02
D.1,89

Bài 3: Cho 19,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu vào dung dịch AgNO3.Sau khi phản ứng kết thúc thu được 49,6 gam chất rắn X và dung dịch Y.Cô cạn dung dịch Y rồi nung đến khối lượng không đổi,thu được 16,1 gam chất rắn A.Khối lượng của Cu trong hỗn hợp đầu là
A.3,2
B.6,4
C.9,6
D.12,8

Bài 4: Cho m gam bột Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M,đến khi phản ứng xong,thu được 15,28 gam chất rắn.Giá trị của m là
A.6,72
B.5,12
C.7,62
D.7,28

Bài 5: Cho hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M đến khi phản ứng kết thúc,thu được dung dịch Y và chất rắn Z.Cho Y tác dụng với dung dịch NH3 dư rồi nung kết tủa thu được ngoài không khí đến khối lượng không đổi còn lại m gam chất rắn.Giá trị của m là
A.69,5
B.40
C.90
D.27,5


 
T

tieuphong_1802

Để tớ giải giúp cậu câu 1
Số mol hỗn hợp Al, Mg có thể cho là ne= 2nH2=0,6 mol
Số mol hh muối AgNO3 và Cu(NỎ3)2 nhận dc tối đa là 0,4(0,8.1+0,5.2) = 0,72 > 0,6 mol
=> hh Al Mg sẽ phản ứng hết
Do Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ hết rồi mới đến Cu2+ phản ứng
Ag+ +1 --> Ag
0,32 -> 0,32 -> 0,32
Cu2+ + 2e --> Cu
0,6-0,32 -> 0,14 (Cu2+ dư )
=> m=0,32.108+0,14.64=43,52g => D
 
G

girlbuon10594


Bài 2: Cho m gam Al vào 500 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m + 7,71) gam chất rắn.Giá trị của m là
A.1,53
B.5,29
C.4,02
D.1,89

~~> Gợi ý:

[TEX]Al + 3Ag^+ \to Al^{3+} +3Ag[/TEX]
[TEX]\frac{0,05}{3}[/TEX]....[TEX]0,05[/TEX]..................[TEX]0,05[/TEX]

[TEX]3Cu^_{2+} +2Al \to 2Al^{3+} + 3Cu[/TEX]
x..........[TEX]\frac{2x}{3}[/TEX]...........................x

+) Al dư \Rightarrow Chất rắn sẽ gồm Al dư ; Ag ; Cu

\Leftrightarrow [TEX](\frac{m}{27}-\frac{0,05}{2}-\frac{0,2}{3}).27+0,05.108+0,1.64=m+7,71[/TEX] \Leftrightarrow không tìm được m \Rightarrow Trường hợp này sai

+) Vậy Al sẽ hết \Rightarrow Chất rắn sau gồm Ag, Cu

\Leftrightarrow [TEX]0,05.108+64x=m+7,71[/TEX]

Lại có: [TEX]\frac{0,05}{3}.27+\frac{2x}{3}.27=m[/TEX] ~~> Đây là khối lượng Al đã PƯ

\Leftrightarrow [TEX]m=1,53 g ; x=0,06 mol[/TEX]

Tức là [TEX]Cu^{2+}[/TEX] còn dư
 
T

tieuphong_1802

Còn đây là bài 2
Giả sử chỉ có Ag+ phản ứng vừa đủ với Al ta thấy mAg - m = 4,95 g nhỏ hơn 7,71g
=> phải có thêm phản ứng giữa Al và Cu 2+
Al + 3Ag+ -> Al3+ + 3Ag
0,05/3 0,05 0,05/3 0,05
2Al + 3Cu2+ -> 2Al3+ + 3Cu
2x/3 x 2x/3 x

ta sẽ có phương trình sau
mchất rắn - mAl = 7,71
(mAg + mCu) -mAl = 7,71
(108.0,05 + 64x) - (0,05/3 + 2x/3) = 7,71
=> x= 0,06 mol
=> mAl = (0,05/3 + 2.0,06/3).27= 1,53 => đáp án A
Chúc bạn học tập tốt :)
 
G

girlbuon10594

Bài 4: Cho m gam bột Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M,đến khi phản ứng xong,thu được 15,28 gam chất rắn.Giá trị của m là
A.6,72
B.5,12
C.7,62
D.7,28


~~> Gợi ý:

Fe không thể dư vì nếu Fe dư \Rightarrow Chất rắn sẽ gồm Fe dư, Ag, Cu

Mà [TEX]m_{Ag} + m_{Cu}=0,1.108+0,1.64=17,2 g>15,28 g[/TEX] \Rightarrow Vô lý

\Rightarrow Fe hết, Cu PƯ một phần

[TEX]Fe + 2Ag^+ \to 2Ag + F2^{2+}[/TEX]
0,05.....0,1.....0,1

[TEX]Fe + Cu^{2+} \to Fe^{2+} + Cu[/TEX]
x.....x.............................x

\Rightarrow [TEX]0,1.108+64x=15,28[/TEX] \Leftrightarrow [TEX]x=0,07 mol[/TEX]

\Rightarrow [TEX]m=(0,05+0,07).56=6,72 g[/TEX]
 
G

girlbuon10594

Bài 3: Cho 19,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu vào dung dịch AgNO3.Sau khi phản ứng kết thúc thu được 49,6 gam chất rắn X và dung dịch Y.Cô cạn dung dịch Y rồi nung đến khối lượng không đổi,thu được 16,1 gam chất rắn A.Khối lượng của Cu trong hỗn hợp đầu là
A.3,2
B.6,4
C.9,6
D.12,8


~~> Gợi ý:

Gọi [TEX]n_{Zn}= x mol [/TEX]

[TEX]n_{Cu} = y mol[/TEX]

\Rightarrow [TEX]65x+64y=16,1 (1)[/TEX]

+) TH 1: KL hết, [TEX]Ag^+[/TEX] dư \Rightarrow Chất rắn X chỉ có Ag \Rightarrow [TEX]n_{Ag}[/TEX] xấu quá \Rightarrow Loại TH này

+) TH 2: KL dư, [TEX]Ag^+[/TEX] hết

[TEX]Zn+2Ag^+ \to Zn^{2+} + 2Ag[/TEX]
x.....................................2x

[TEX]Cu +2Ag^+ \to Cu^{2+} +2Ag[/TEX]
a.........................................2a

Ở đây ta giả sử Cu chỉ PƯ a mol

\Rightarrow Chất rắn X gồm:[TEX] n_{Ag}=(2x+2a) mol [/TEX]; [TEX]n_{Cu}[/TEX] dư[TEX]=(y-a) mol[/TEX]

\Rightarrow [TEX](2x+2a).108+(y-a).64=49,6 (2)[/TEX]

Khi đó dung dịch Y gồm [TEX]Zn(NO_3)_2[/TEX] và [TEX]Cu(NO_3)_2[/TEX]

Khi bị nhiệt phân [TEX]\to[/TEX] ZnO và CuO

Bảo toàn nguyên tố \Rightarrow [TEX]81x+80a=19,3 (3)[/TEX]

Giải hệ gồm 3 ptr (1), (2) và (3) thì chắc là được đáp án

Nói chung hướng làm là thế

Chúc học tốt.

 
Top Bottom