thay son giai giup e bai tap tu luyen

H

hocmai.hoahoc

Câu 10: Chất rắn X tác dụng với HCl thu được khí => X có Al => Al dư
Áp dụng định luật bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình ta có
ne = 3nAl = 2nCu + nAg + 2nH2 = 0,12 mol => nAl = 0,04 mol => m1 = 1,08 gam
Chất răn X có Ag, Cu và 0,01 mol Al dư => m2 = 5,43 gam
Câu 12: Ta nhận thấy lượng khí ở thí nghiệm a ít hơn lượng khí ở thí nghiệm 2 => Al ở thí nghiệm 1 còn dư. Gọi số mol Na và Al lần lượt là x và y. Để bài toán trở nên đơn giản ta chọn V ứng với 1 mol. Ta có phương trình
Thí nghiệm 1: Al dư
Na + H2O → NaOH + 1/2H2
x-----------------x----------x/2
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2
x---------------x-----------------------3x/2
=> x = 0,5 mol
Tương tự đối với thí nghiệm 2. Chú ý là Al hết
=> x/2 + 3y/2 = 1,75 => y = 1 mol
=> %mNa = 29.87%
Câu 13: Ta có phương trình phản ứng
H+ + OH- → H2O
0,2----0,2
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
x-------3x----------x
Al3+ +4OH- → AlO2- + 2H2O
y-------4y---------y
Theo bài ta có x = 0,1
x+y = 0,2 mol => y = 0,1 mol
=> Số mol NaOH cần là 3x +4y + 0,2 = 0,9 mol => V = 0,45 lít
Câu 14: Gọi số mol K là x => Số mol OH- là 0,09 +x
Số mol Ba2+ là 0,03 mol
Số mol Al3+ là 0,04 mol
Để thu được kết tủa lớn nhất thì phản ứng sau vừa đủ
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
0,04----0,12
=> 0,09 + x = 0,12 => x = 0,03 => m = 1,17 gam
Câu 15: Số mol của H2 là 0,39 mol
Số mol H+ là 0,78 mol => Hai axit tác dụng vừa đủ với kim loại
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
m = 7,74 + 0,5*36,5 + 0,14*98 - 0,39*2 = 38,93 gam
Câu 16: Số mol Al3+; SO42-; Ba2+; OH- lần lượt là 0,1; 0,2; 0,2 và 0,4 mol
Ba2+ + SO42- → BaSO4
0,2-------0,2--------0,2
Al3+ + 3OH-→ Al(OH)3
0,1------0,3------0,1
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
0,1----------0,1
Như vậy kết tủa chỉ là BaSO4 => m = 46,6 gam
Câu 20: Số mol Al là 0,08 mol => Số mol Al(NO3)3 là 0,08 mol => mAl(NO3)3 = 17,04 gam => Trong X còn có NH4NO3 với số mol là 0,009 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = 3nAl = 8nNH4NO3 + 3nNO => nNO = 0,056 mol => V= 1,2544 lít
 
Top Bottom