Thầy ơi giúp em bài Con Lắc...

E

emphuongiu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Một con lắc đơn có chiều dài l dđ đh với chu kỳ T1 khi qua VTCB dây treo con lắc bị kẹp chặt tại trung điểm của nó.Chu kỳ dao động mới tính theo chu kỳ ban đầu là bao nhiêu?

A: T1/2 B T1/4. C T1 D/ T1(1+1/căn 2)/2


Bài 2.
1 con lắc gồm vật nặng có khối lượng 400g và lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng K=100N/M. Con lắc được đặt trên mặt phẳng nghiêng a=30 độ so với mặt phẳng nằm ngang theo chiều hướng lên.Đưa vật đến vị trí mà lò xo bị giãn 4 cm rồi thả không vận tốc đầu cho vật đao đông điều hòa.Chọn gốc tọa độ ở VTCB,Gốc thời gian là lúc ban đầu thả vật,chiều dương ox hướng lên trên.Lực đàn hồi cực đại gấp bao nhiêu lần lực đàn hồi khi vật ở VTCB

A.1 B.2 C.3 D.4



Thầy giải 2 bài tỉ mỉ cho dễ hiểu nhé...
Cảm ơn thầy
 
K

kenhaui

Chém câu 1

[TEX]T=\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}+\pi\sqrt{\frac{l}{2g}}=T1(1+\frac{1}{\sqrt{2}})[/TEX]

Vì khi qua VTCB dây treo bị kẹp tại trung điem nên l2= l1/2:D
 
E

emphuongiu

CÁc THầy đâu hết cả rồi.....Huhuhu các thầy ơi vào hộ giải cho em bài 2 với...
 
H

hocmai.vatli

Chào em thân mến.
Bài 2.
Em vẽ mặt phẳng nghiêng và xác định các lực tác dụng con lắc.
Ta được:
Tại VTCB ta có k. delta(l) = m.g.sin 30 --> delta(l) = 2cm.
--> lực đàn hồi tại VTCB: Fcb = delta(l).k = 2 N.
Vậy khi kéo giãn 4 cm thì Biên độ = 2cm.
Vậy lực đàn hồi cực đại Fcđ = (delta(l) + A)).k = 4 N
Vậy tỉ số = 2. Đáp án B.
Chúc em học tốt nhé.
 
Top Bottom