Thầy ơi giải chi tiết giùm em bài này

K

kisskiss94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia
gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1
tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng
bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu
chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại
lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là
A. 4,6 cm. B. 3,2 cm. C. 5,7 cm. D. 2,3 cm

Cám ơn thầy
 
N

nguyen_van_ba

Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia
gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1
tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng
bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu
chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại
lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là
A. 4,6 cm. B. 3,2 cm. C. 5,7 cm. D. 2,3 cm

Cám ơn thầy
Để mình giải hộ cho bạn:
bài làm
Hai vật sẽ tách nhau khi đến vị trí cân bằng (vì lúc đó vật 1 chuyển động chậm dần đều, còn vật 2 chuyển động thẳng đều)
Ban đầu, khi hai vật đang sát nhau
[TEX]\omega =\sqrt{\frac{k}{2m}}\Rightarrow {v}_{max}=\omega A= \omega \Delta l [/TEX] (1)
Sau khi tách ra thì vật 1 tiếp tục dao động điều hoà với tần số góc là: [TEX]{\omega }_{1}=\sqrt{\frac{k}{m}}=\frac{{v}_{max}}{{A}_{1}}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow {v}_{max}={\omega }_{1}{A}_{1}[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) [TEX]\Rightarrow {\omega }_{1} {A}_{1} =\omega \Delta l\Rightarrow \frac{{A}_{1}}{\Delta l}=\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow {A}_{1}=4\sqrt{2} [/TEX]
\Rightarrow Quãng đường vật 1 đi được sau khi tách là [TEX]{A}_{1}[/TEX]
Quãng đường vật 2 đi được sau khi tách là [TEX]S={v}_{max}t[/TEX]với[TEX] t=\frac{T}{4} [/TEX](T là chu kì của vật 1 sau khi tách)
[TEX]T=\frac{2\pi }{{\omega }_{1}}=\frac{2\pi }{\frac{{v}_{max}}{{A}_{1}}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow S=\frac{\pi {A}_{1}}{2}[/TEX]
vậy khoảng cách giữa hai vật là :
S-A1=3,2 cm
Đáp án B.
(viết bài này thật là khổ :mad::(~X()
 
K

kisskiss94

Để mình giải hộ cho bạn:
bài làm
Hai vật sẽ tách nhau khi đến vị trí cân bằng (vì lúc đó vật 1 chuyển động chậm dần đều, còn vật 2 chuyển động thẳng đều)
Ban đầu, khi hai vật đang sát nhau
[TEX]\omega =\sqrt{\frac{k}{2m}}\Rightarrow {v}_{max}=\omega A= \omega \Delta l [/TEX] (1)
Sau khi tách ra thì vật 1 tiếp tục dao động điều hoà với tần số góc là: [TEX]{\omega }_{1}=\sqrt{\frac{k}{m}}=\frac{{v}_{max}}{{A}_{1}}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow {v}_{max}={\omega }_{1}{A}_{1}[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) [TEX]\Rightarrow {\omega }_{1} {A}_{1} =\omega \Delta l\Rightarrow \frac{{A}_{1}}{\Delta l}=\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow {A}_{1}=4\sqrt{2} [/TEX]
\Rightarrow Quãng đường vật 1 đi được sau khi tách là [TEX]{A}_{1}[/TEX]
Quãng đường vật 2 đi được sau khi tách là [TEX]S={v}_{max}t[/TEX]với[TEX] t=\frac{T}{4} [/TEX](T là chu kì của vật 1 sau khi tách)
[TEX]T=\frac{2\pi }{{\omega }_{1}}=\frac{2\pi }{\frac{{v}_{max}}{{A}_{1}}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow S=\frac{\pi {A}_{1}}{2}[/TEX]
vậy khoảng cách giữa hai vật là :
S-A1=3,2 cm
Đáp án B.
(viết bài này thật là khổ :mad::(~X()

Thanks bạn nhiều nha
Giúp đỡ nhau học môn lí mà. Chịu khó tí nha
:D
 
Top Bottom