thầy ơi em giùm em mấy bài tập này với

S

segtdhkiul

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em học kém hóa quá .thầy chữa chi tiết dùm em mấy bài này vs ạ.hjc.chỉ có đáp án nên em cũng hok hiểu lắm ạ

Câu 8: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là
A. KMnO4 và NaNO3. B. Cu(NO3)2 và NaNO3.
C. CaCO3 và NaNO3. D. NaNO3 và KNO3.
Câu 9: Điện phân 250 ml dung dịch NaCl 1,6M có màng ngăn, điện cực trơ cho đến khi ở catot thoát ra 20,16 lít khí (đktc) thì thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) là
A. 12,32 lít. B. 1,2 lít. C. 16,8 lít. D. 13,25 lít.
Câu 10: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3, 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.
Câu 11: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. K. C. Rb. D. Li.
Câu 12: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1M, K2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 13: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b).
C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Câu 14: Dung dịch X chứa a mol KHCO3 và b mol K2CO3. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thêm (a + b) mol BaCl2 vào dung dịch X thu được m1 gam kết tủa.
- Thêm (a + b) mol Ba(OH)2 vào dung dịch X thu được m2 gam kết tủa.
So sánh giá trị m1 và m2 là
A. m1 < m2. B. m1 > m2. C. m1 = m2. D. m1 m2.
Câu 15: Cho một mẩu Na để lâu trong không khí, bị chuyển hoá thành hỗn hợp rắn X gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Làm bay hơi nước từ từ thu được 8,05 gam tinh thể Na2SO4.10H2O. Khối lượng mẩu Na là
A. 0,575 gam. B. 1,15 gam. C. 2,3 gam. D. 1,725 gam.
Câu 16: Dung dịch X gồm Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 được chia thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với nước vôi trong dư, thu được 20 gam kết tủa ; Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 3,36.
 
H

hocmai.hoahoc

[FONT=&quot]Hướng dẫn giải
[/FONT]
[FONT=&quot]Câu 8: [/FONT]
[FONT=&quot]Em viết các phương trình phản ứng sẽ thấy chỉ đáp án D phù hợp(số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng)
Câu 9:[/FONT]
[FONT=&quot]Phương trình phản ứng:[/FONT]
[FONT=&quot]2NaCl + 2H2O == > H2 + 2NaOH + Cl2(1)[/FONT]
[FONT=&quot]nNaCl = 0,4 mol, n khí catot = 0,9 mol>>1/2nNaCl, [/FONT]
[FONT=&quot]=>H2O bị điện phân[/FONT]
[FONT=&quot]H2O ==>H2 + 1/2O2(2)[/FONT]
[FONT=&quot]n khí anot = nCl2 + nO2 = 1/2nNaCl + 1/2nH2 pu (2) = 0,2 + ½(0,9-0,2)
Câu 10: [/FONT]
[FONT=&quot]nOH- = 0,26 mol, nH+ = 0,08 mol, nAl3+ = 0,032 mol[/FONT]
[FONT=&quot]Phương trình phản ứng[/FONT]
[FONT=&quot]H+ + OH- == > H2O(1)[/FONT]
[FONT=&quot]0,08--- -0,08 mol[/FONT]
[FONT=&quot]Fe3+ + 3OH- == > Fe(OH)3(2)[/FONT]
[FONT=&quot]0,024----0,072mol[/FONT]
[FONT=&quot]nOH- còn sau phản ứng(1), (2) = 0,108 mol[/FONT]
[FONT=&quot]Al3+ + 3OH- == > Al(OH)3 (3)[/FONT]
[FONT=&quot]x--------3x-------------x[/FONT]
[FONT=&quot]Al3+ + 4OH- == > AlO2- + H2O(4)[/FONT]
[FONT=&quot]y--------4y[/FONT]
[FONT=&quot]ta có: x+y = 0,032 và 3x +4y = 0,108 =>x=0,02 , y =0,012[/FONT]
[FONT=&quot]m kết tủa = mFe(OH)3 + mAl(OH)3 [/FONT]
[FONT=&quot]Câu 11: [/FONT]
[FONT=&quot]Phương trình phản ứng[/FONT]
[FONT=&quot]M2CO3 + 2HCl == > 2MCl + H2O + CO2[/FONT]
[FONT=&quot]MHCO3 + HCl == > MCl + H2O + CO2
nhh= nCO2 =0,02 mol[/FONT]
[FONT=&quot]=> Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp: 1,9/0,02 = 95: M là Na[/FONT]
[FONT=&quot]Câu 12: [/FONT]
[FONT=&quot]nCO32- = n Na2CO3 +n K2CO3= 0,25 mol, nHCO3- =0,1 mol,nH+ = 0,4 mol[/FONT]
[FONT=&quot]PTPU: [/FONT]
[FONT=&quot]H+ + CO32- ==>HCO3-[/FONT]
[FONT=&quot]0,25—0,25------0,25mol[/FONT]
[FONT=&quot]HCO3- + H+ == > H2O + CO2[/FONT]
[FONT=&quot]0,35------0,15---------------0,15 mol
Câu 13:[/FONT]
[FONT=&quot]Số mol CO32- b mol
Số mol H+ là a mol
H+ + CO32- → HCO3 - (1)
b-------b----------b
H+ + HCO3- → H2O + CO2 (2)
a-b-----a-b-----------------a-b
Theo bài có khí thoát ra nên có phản ứng (2)
Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa => HCO3- dư
=> V = 22,4(a – b).
Câu 14:[/FONT]
[FONT=&quot]Thêm (a + b) mol BaCl2 vào dung dịch X ta có phản ứng
K2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2KCl
b--------------------------b
Thêm (a + b) mol Ba(OH)2 vào dung dịch X thì cả hai muối đều phản ứng
Nên khối lượng kết tủa m2>m1
Câu 15: [/FONT]
[FONT=&quot]Số mol của tinh thể Na2SO4.10H2O là 0,025 mol => Số mol của Na là 0,05 mol
=> m = 1,15 gam.
Câu 16: [/FONT]
[FONT=&quot]Ta có số mol kêt tủa 0,2 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố => Số mol CO2 là 0,2 mol
=> V = 4,48 lít[/FONT]
 
Top Bottom