thầy Ngọc hay hocmai.hoahoc giúp em với

V

vythuhien

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dd chứa y mol H2SO4(tỉ lệ x:y=2:5), thu được một sản phẩm khử duy nhât và dd chỉ chứa muối sunfat.số mol e do Fe trên nhường khi bị hòa tan là
A.2x B.3x C.y D.2y (khối A 2010)
Cho 4.11a gam kim loại R vào 200ml dung dịch chứa HCl 0.5M và CuSO4 0.75M thu được 3.36 lít H2(đkc) và 8.95a gam rắn. Tính a?
A.5g B.3,9g C.6,4g D.2,3g
 
K

kienthuc.

Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dd chứa y mol H2SO4(tỉ lệ x:y=2:5), thu được một sản phẩm khử duy nhât và dd chỉ chứa muối sunfat.số mol e do Fe trên nhường khi bị hòa tan là
A.2x B.3x C.y D.2y (khối A 2010)
Ta phân tích đề như sau:
+ Sau pứ chỉ còn muối sunfat chứng tỏa [TEX]H_2SO_4[/TEX] hết.
+ Tỉ lệ của Sắt với Axit là 2:5 nên Axit phải là Axit đặc, nóng.
+ Sắt là kim loại trung bình nên chỉ có thể tạo SPK là [TEX]SO_2[/TEX].
Ta có [TEX]nH_2SO_4=2nSO_2[/TEX]=> [TEX]nSO_2=\frac{y}{2}[/TEX] => [TEX]n_e[/TEX]=y. Vậy, số mol Electron [TEX]Fe[/TEX] nhường khi bị hòa tan là y.
Câu C.
Cho 4.11a gam kim loại R vào 200ml dung dịch chứa HCl 0.5M và CuSO4 0.75M thu được 3.36 lít H2(đkc) và 8.95a gam rắn. Tính a?
A.5g B.3,9g C.6,4g D.2,3g
Bạn nên để ý rằng số mol [TEX]H[/TEX] sinh ra tối đa chỉ là 0,1 mol nhưng ở đây lại cho 0,3 mol [TEX]H[/TEX]. Nên chắc chắn R là kim loại pứ được với [TEX]H_2O[/TEX] ở nhiệt độ thường, ở đây mình không cần quan tâm là kiềm hay kiềm thổ. Ta có, quá trình khử của [TEX]H_2O[/TEX].
[TEX]H_2O+e------>OH^-+H[/TEX]

=>[TEX]nH_2O[/TEX]=0,2 mol.
Theo ĐLBTKL ta có: [TEX]mR+mH_2O+mHCl+mCuSO_4=mH+m[/TEX](Rắn)
=> 4,11a + 3,6 + 3,65 + 24 = 0,3 + 8,95a =>a = 6,4 g.
Mong các bạn góp ý!
 
N

nhatbach

bài 2 bạn chưa cộng m muối đấy:) và kết quả theo mình là Ba 5 (g)chứ không phải6,4g.
ta chứng minh đc M là KL td vs nc. phản ứng như thế này. sau khi td HCl tạo muối MCln , kl dư td hết vs nc tạo ion oh-, Cu2+ sẽ phản ứng với OH- tạo kết tủa, CuSO4 còn dư sẽ tác dụng với muối MCln, tạo thêm kết tủa M2(so4)n :) bạn có thể viết pt giải chi tiết nhưng theo mình nếu chưa gặp mà vào phòng thi sẽ không đủ bình tĩnh, dễ bỏ trường hợp, mình tính được nR= 0,3/x với x là hoá trị => M(R)= 4,11 a/(0,3/x) = 13,7 ax. khi thấy số 13,7 mình nghĩ chắc ai cũng nghĩ tới Ba:), còn không các bạn có thể biện luận x=1 và x=2 đồng thời gắn đáp án vào, các bạn có í kiến gì không
 
V

vythuhien

bài 2 mình cũng giải ra 5g. với R=Ba. nhưng chỉ làm mò các trường hợp thôi nên rất lâu mới giải ra.các bạn có thể giúp mình sửa bài 2 hoàn chỉnh mà ngắn gọn k?cảm ơn m.n nhiều. @nhatbach giải thích thêm nhé.mình vẫn chưa hiểu ý bạn lắm( mình yếu vô cơ lắm). @kienthuc. chưa tính trường hợp CuSO4 dư nên đáp án 6.4 k chính xác
 
N

nhatbach

trình tự pu mình cố gắng ghi đầy đủ rồi đấy, còn mẹo của mình thì làm như sau: bạn biết tại sao R là KL kiềm rồi đúng không. nhưng bạn để í sẽ thấy dù R pu với axit hay nc thì cũng theo đặc điểm : R---> n/2 H2 với n là hoá trị KL, n H2 = 0,15 => n R = 0,3/n. =>
M (R) =13,7 an. tới đây nếu bạn nhanh sẽ thấy chắc chắn là Ba, còn không bạn có thể biện luận M nguyên dương và là KL kiềm(kiềm thổ) nên n=1 hoặc n=2 , bạn dùng máy tính gắn đáp án vào:d
 
Top Bottom