thầy khải chữa giúp em mấy bài trong pp quy đổi của thầy nhé

S

segtdhkiul

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 6: .Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam
hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể
tích 1,12 lít (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là:
a) 46,4 gam b) 20,88 gam c) 23,2 gam d) 16,24 gam
Bài 7. Cho 37,6 gam hỗn hợp gỗm Fe,Fe2O3,FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc dư
thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam
muối. Tính m
A. 456 gam B. 242 gam C. 348 gam D. 121 gam
Bài 8: Để hoà tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol
FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,8. D. 1,6.
Bài 9: Cho 16,8 gam Fe tác dụng với O2 thu được 21,6 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn chất
rắn A trong HNO3 dư thu được V lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 5,6 lít D. 8.96 lít
Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm Fe,Fe2O3,FeO, Fe3O4 trong HNO3 loãng dư
thu được V lít NO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu
được 48,4 gam muối. Tính V
A.8,96 lít B. 4,48 lít C. 5,6 lít D. 6,72 lít
Bài 11: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được
V lít (đktc) khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác nếu cùng lượng hỗn
hợp X trên tác dụng với CO dư thu được 9,52 gam Fe. Giá trị của V là:
A. 1,40 B. 4,0 C. 5,60 D. 2,8




em xin chân thành cảm ơn thầy
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Chào em!
Bài 6: .
Áp dụng phương pháp quy đổi coi hỗn hợp chất rắn gồm FeO và Fe2O3 với số mol tương ứng là x
Áp dụng sơ đồ đường chéo với a là số mol NO2 và b là số mol NO
a-----------------46-------------9,6
-------------------------39,6
b------------------30------------6,4
=> a/b = 1,5
Theo bài a + b = 0,05 => a = 0,03 và b = 0,02
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = nFeO = 3nNO + nNO2 = 0,06 + 0,03 = 0,09 mol => x = 0,09 => m = 20,88 gam
Bài 7.
Áp dụng phương pháp quy đổi coi hỗn hợp chất rắn gồm Fe và Fe2O3 với số mol tương ứng là x và y => 56x + 160y = 37,6
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = 3nFe = nNO2 => x = 0,1 => y = 0,2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố
=> nFe(NO3)3 = 0,1 + 0,2*2 = 0,5 => m = 121gam
Bài 8:
Áp dụng phương pháp quy đổi coi hỗn hợp chất rắn X gồm FeO và Fe2O3 với số mol tương ứng là x và y => 72x + 160x = 11,6 => x = 0,05 mol
FeO + H2SO4→ FeSO4 + H2O
0,05---0,05
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
0,05----0,15
=> V = 0,2 lít
Bài 9:
Áp dụng phương pháp quy đổi coi hỗn hợp chất rắn A gồm Fe và Fe2O3 với số mol tương ứng là x và y => 56x + 160y = 21,6
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố => nFe = x+ 2y = 0,3
=> x = 0,1 và y = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = 3nFe(A) = 3nNO =>nNO = 0,1 => V = 2,24 lít
Bài 10:
Áp dụng phương pháp quy đổi coi hỗn hợp chất rắn gồm Fe và Fe2O3 với số mol tương ứng là x và y => 56x + 160y = 13,6
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố => nFe(NO3)3 = x+ 2y = 0,2
=> x = 0,1 và y = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = 3nFe(A) = nNO2 =>nNO = 0,3 => V = 6,72 lít
Bài 11:
Áp dụng phương pháp quy đổi coi hỗn hợp chất rắn A gồm Fe và Fe2O3 với số mol tương ứng là x và y => 56x + 160y = 11,6
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố => nFe = x+ 2y = 0,17
=> x = 0,0833 và y = 0,0433 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = 3nFe(A) = 3nNO + nNO2 =>3nNO + nNO2 = 0,25
Mặt khác nhận thấy Mtb = 38 => Số mol hai khí như nhau
=> nNO2 = nNO = 0,0625 => V = 2,8 lít
 
Top Bottom