Thầy giải thích giúp em bài này.

N

nhoktif

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Hoà tan hoàn toàn y gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng y gam oxit sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hoà tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là
A. FeO B. Fe2O3
C. Fe3O4 D. Fe2O2
Tại sao là câu C ạh
2.. Kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng cho thể tích khí NO2 lớn hơn cả là
A. Fe B. Cu
C. Zn D. Ag
Tại sao là A vậy thầy.

.Cảm ơn thầy.
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktif

14. Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, FeO, ZnO và Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là
A. Cu, FeO, ZnO, Al2O3 B. Cu, Fe, ZnO, Al2O3
C. Cu, Fe, Zn, Al2O3 C. Cu, Fe, Zn, Al
Tại sao ZnO không bị khử hả thầy?
 
H

hocmai.hoahoc

Chào em!
1. gọi công thức của oxit là FeaOb
FeaOb ==> (3a-2b)SO2
y/(56a+16b) y(3a-2b)/(56a+16b) mol
FeaOb == > aFe ==> 3aSO2
y/(56a+16b) 3ay/(56a+16b) mol
= > 3a/(3a-2b) = 9 =>a:b =3:4: Fe3O4
2.Nếu phản ứng cùng chỉ tạo ra khí NO2, ta thấy kim loại nào càng nhường e nhiều thì lượng khí NO2 thu được càng lớn! (bảo toàn e) Em có thể viết các PTPU để xét nếu chưa rõ!
14. Al2O3 và ZnO không bị khử vì tính khử của Al và Zn mạnh hơn.
 
Top Bottom