Thật khó có thể kèm con...

E

emcuoichuoipro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo tôi, học Văn không thể dùng phương pháp thuộc lòng, rập khuôn như học các môn khoa học tự nhiên vì học Văn là học phần hồn chứ không phải học phần xác.
Mỗi học sinh phải được quyền nói ra những điều mà chính mình cảm thụ được, càng phong phú, càng cá biệt càng tốt, miễn sao bài văn tuân thủ đúng các quy tắc được giảng dạy về định dạng, cấu trúc và thể loại.

Cháu trai tôi từ bé đã có khiếu ăn nói và có khả năng cảm nhận thế giới xung quanh rất nhạy bén. Năm vừa rồi là năm lớp 5 của cháu, năm học quan trọng để chuyển tiếp sang cấp II nên tôi chú trọng kèm cặp cháu học. Và tôi gặp khá nhiều rắc rối thậm chí mâu thuẫn với cách dạy ở trường khi kèm cháu học Văn.

Nếu ban đầu tôi hăm hở dạy cháu học Văn bao nhiêu thì sau này tôi lại thất vọng bấy nhiêu. Với những đề bài như kiểu như "hãy miêu tả một người có tuổi trong gia đình em"... thì tôi biết cháu thừa sức viết một bài văn đáng để mọi người đọc.
Tôi gợi ý cháu tả bà ngoại của mình vì cháu rất gần gũi bà và hơn nữa bà ngoại cháu là một người rất đặc biệt, một mẫu người gây cảm hứng về cả ngoại hình lẫn lối sống phong phú, tính cách tốt đẹp.

Thế nhưng trái với thực tế sống động trước mắt, cháu bị cô bắt phải tả một người bà "tóc bạc lưng còng ngồi trước sân cầm quạt phe phẩy", chứ nếu đưa ra một bài văn tả bà 65 tuổi năng động, lịch thiệp "là không được". Mà hiện tại trong gia đình tôi cả ông bà nội ngoại của cháu đều không có ai mang được những đặc điểm "khuôn mẫu người già" như cô giáo yêu cầu cả.

Thế là cháu tôi buộc lòng phải viết một bài văn giả tưởng về một người mà cháu gặp hàng ngày. Tôi đành phải để cháu làm như vậy, ngoài chuyện chỉnh sửa câu cú, đoạn văn sao cho đúng ngữ pháp, đúng chính tả thì tôi không thiết tha đọc bài văn ấy và tôi nghĩ cô giáo cũng sẽ chẳng đọc kỹ, vì tất cả các bài văn có khác gì nhau đâu.

Một điều đáng tiếc nữa là tôi không có cơ hội được biết cháu thực sự cảm nhận thế nào về người thân của mình. Như vậy, ý nghĩa của học Văn là thiết lập và rèn luyện cho học sinh một quy trình từ quan sát, cảm thụ, suy ngẫm, chắt lọc và thể hiện thành văn chương của chính mình là không thực hiện được.
Cháu tôi cũng không có cơ hội nào thể hiện sự vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa về cái mẫn cảm của tâm hồn mình trước con người và thế giới. Tôi thấy thật buồn và bất lực.

Mai Trang
 
Top Bottom