Sử THẠP ĐỒNG ĐÀO THỊNH

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong ảnh là chiếc thạp đồng được phát hiện bên bờ sông Hồng bị sạt lở thuộc xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1960. Sau khi phát hiện, thạp được đưa về Ty Văn hóa tỉnh Yên Bái, sau đó được bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) quản lý, lưu giữ.
Chức năng sử dụng chính của thạp là đồ đựng cất giữ lương thực, của cải. Thạp Đào Thịnh là chiếc thạp có kích thước lớn nhất, tinh xảo và độc đáo nhất trong hàng trăm chiếc thạp Đông Sơn được phát hiện.
Thạp có nắp hình nón, thân hình trụ, nhỏ dần và thuôn dần về phía đáy. Hoa văn trang trí dày đặc khắp mặt nắp và thân thạp với độ tinh xảo sánh ngang với những trống đồng Đông Sơn đẹp nhất. Đặc biệt, bằng hoa văn chủ đạo nằm giữa thân thạp trang trí 6 hình thuyền được mô tả sống động. Trên mỗi thuyền chở 6-7 người hóa trang lông chim ở các hoạt động và tư thế đứng ngồi khác nhau. Trên cao, từng đàn chim bay lượn, dưới nước có cá, giao long và chim nước bơi lội xung quanh thuyền.
Đặc biệt, ở thạp Đào Thịnh là trên nắp có gắn đối xứng qua tâm 4 cặp nam nữ đang trong tư thế giao phối. Bộ phận sinh dục của người đàn ông được nhấn mạnh bằng cách phóng đại tỷ lệ so với cơ thể, phản ánh tín ngưỡng phồn thực với khát vọng trời đất dung hoa, vạn vật sinh sôi của cư dân của nền văn minh lúa nước.

inbound3450804700067005286.jpg

Nguồn: bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam
 
Top Bottom