Hóa 11 Thảo luận về phương pháp giải toán hoá

Há Cảo Trắng

Học sinh
Thành viên
14 Tháng năm 2018
93
38
36
21
TP Hồ Chí Minh
Không biết
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào mọi người, em gặp khó khăn về môn hoá cũng khá lâu rồi nhưng hôm nay mới quyết định lên đây nhờ mọi người chỉ bảo về phương pháp tiếp nhận thông tin từ các đề toán hoá.

Và như tiêu đề, bài viết này của em không phải để hỏi kết quả bất cứ bài toán hoá nào mà em đưa ra trong đây. Ở bài viết này em hy vọng mọi người: từ các anh chị lớn đã có nhiều kinh nghiệm hay các em (lớp 8,9,10) tự tin bản thân nắm vững kiến thức về hoá học giải thích và chia sẻ cách nắm bắt đề bài, các từ khoá quan trọng trong đề,... để giải toán hoá. Em thật sự cảm ơn mọi người!

Dưới đây là những khó khăn của em khi giải những bài toán hoá:

Em năm nay học lớp 11 và em thực sự không chắc chắn về tình trạng học hoá của mình lắm. Em không phải là dạng mất gốc không nắm được cách viết phương trình, cách cân bằng hay công thức tính toán ( như n=m/M;n=v/22,4,...) và em cũng có thể tiếp thu bài giảng mới lẫn giải các bài tập đơn giảng.

Chẳng hạn như bài kiểu này:
Một dd chứa 0,02 mol Cu2+; 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO4 2-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dd là 5,435 gam. Tính giá trị của x và y.
=>Em có thể vận dụng được kiến thức đã dạy để giải được dạng đơn giản như thế này.

Nhưng khi đến các bài như này thì em thật sự bị bối rối:
Trộn lẫn 50ml dung dịch HCL 0,12M với 50ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch thu được. (1)
hay
Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCL 0,03M, thu được 2V ml dung dịch Y. Tính pH của dd Y. (2)
Ở dạng bài này em bị bối rối trong việc viết phương trình ion, nói thật thì em không biết khi nào nên viết phương trình cho H+ tác dụng với OH- luôn.

Rồi những bài như thế này:
Để trung hoà 100g dd HCL 1,825% cần bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 có pH bằng 13? (3)

Lấy 500ml dd chứa đồng thời HCL 1,98M và H2SO4 1,1M trộn với V lít dd chứa NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hoà vừa đủ. Tính thể tích V. (4)

Ở bài này, thì em lại không hiểu từ "trung hoà" có nghĩa là gì.

Nói chung thì em cũng đã làm khá nhiều bài và cũng đã gặp rất nhiều bài khiến em bối rối. Vậy nên em cũng không thể nào kể hết được. Nên em tạm thời tóm lại một số khó khăn cơ bản nhất khi làm bài của em là :

1) Em không hiểu một số từ ngữ có trong bài (vd: trung hoà, dư, vừa đủ,đạt kết tủa tối đa,..v.v...)
2) Em không biết khi nào thì một chất bị dư
3) Nhiều lúc làm bài em không biết giải quyết vấn đề như thế nào (chẳng hạn như em không biết khi nào viết phương trình ion cho H+ + OH-)
4) Em gặp khó khăn khi sử dụng các công thức như BTKL, BT nguyên tố hay BT e,...
5) Em gặp khó khăn trong việc đặt số mol trong các bài toán dài.


Bây giờ, em chỉ cảm thấy mình gặp khúc mắc ở 5 phần đó. Bởi vì em khá tệ môn Hoá nên cách diễn đạt của em khá là rối rắm, thật sự xin lỗi mọi người! Nhưng em cũng cảm ơn mọi người vì đã dành thời gian để đọc bài này của em và giúp đỡ cho em. Hết năm nữa là em sắp thi đại học rồi, nên em thật sự cần phải cố gắng hơn rất nhiều và em nghĩ bên cạnh việc cố gắng em cũng rất cần sự giúp đỡ của mọi người.

Bây giờ là 23:55, chúc mọi người có một đêm an lành, chăm chỉ và đạt những kết quả tốt hơn bao giờ hết. Lần nữa, cảm ơn mọi người!
 

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
321
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
1) Em không hiểu một số từ ngữ có trong bài (vd: trung hoà, dư, vừa đủ,đạt kết tủa tối đa,..v.v...)
pư trung hòa: là pư OH- + H+ -> H2O
dư: cái này có từ lớp 8 rồi mà nhỉ, chất dư là chất sau khi tham gia phản ứng vẫn còn trong chất sau pư (ví dụ như bạn dùng tẩy rồi tự nhiên ném vô đứa bạn ngứa đòn xong mất luôn thì cục tẩy đấy đã dùng nhưng không hết đấy gọi là "chất dư" đấy)
vừa đủ: là tất cả các chất tham gia pư đều hết, KHÔNG còn 1 chất nào còn dư cả
đạt kết tủa tối đa: là khi kết tủa có thể tan bởi các chất trong dung dịch (ví dụ như kết tủa Al(OH)3, Zn(OH)2 tan trong kiềm chẳng hạn) thì "đạt kết tủa lớn nhất" nghĩa là các chất "làm tan kết tủa" không còn nữa.
...
2) Em không biết khi nào thì một chất bị dư
đã có ở trên nhé^^
3) Nhiều lúc làm bài em không biết giải quyết vấn đề như thế nào (chẳng hạn như em không biết khi nào viết phương trình ion cho H+ + OH-)
về vấn đề này thì mình nghĩ là bạn làm bài tập nhiều sẽ quen thôi, nếu có thắc mắc hay muốn xin lời khuyên về mấy vấn đề kiểu này thì đừng ngần ngại hỏi những người trên này nhé^^
4) Em gặp khó khăn khi sử dụng các công thức như BTKL, BT nguyên tố hay BT e,...
cũng như trên, làm bài nhiều có kinh nghiệm là bạn đọc đề bài phát biết luôn là cần dùng BT gì mà
5) Em gặp khó khăn trong việc đặt số mol trong các bài toán dài.
ý bạn là "đặt ẩn" á? theo mình các bài toán dài, phức tạp thì bạn nên viết sơ đồ tóm tắt dữ kiện đề bài 1 cách ngắn gọn và đầy đủ (nháp mà, bước này bạn chả cần phải ghi đầy đủ hay sạch đẹp đâu, thật ngắn gọn (viết tắt ý, nôm na thế), từ đó bạn có thể nhìn nhận vấn đề một cách nhanh chóng, toàn diện từ đó cũng hình thành cách giải nhanh hơn.
Cảm ơn bạn vì đã tâm sự và sẻ chia những vấn đề cũng như thắc mắc trong học tập, chúc bạn có một đêm an lành, chăm chỉ và đạt những kết quả tốt hơn bao giờ hết nhé. ^^
Thân.
 
Top Bottom