Thảo luận về hidrocacbon no

N

nguyenminhduc2525

CH2(COONa)2 + 2NAOh >>2Na2CO3 + CH4
C + 2H2 >>Xt , to >>Ch4
AL4C3 + 12H20 >>4AL(OH)3 +3CH4
C3H8 >>cracking >>C2H4 + CH4
CH3COONa + NAOH >>>Na2CO3 + CH4
CH4 + 2O2 >> đốt trong kk >>CO2 + 2H20
CH4 + CL2 >>As >>CH3CL + HCL
CH4 + 1/2O2 >>>ni 500do >>CO + 2H2
CH4 >>Cu 200atm , 300 do C >> HCHO + H20
 
H

hocmai.hoahoc

Đáp án của bạn nguyenminhduc2525 chỉ cần sửa lại một chút:
CH4 + O2>>Cu 200atm , 300 do C >> HCHO + H20.

Theo các em tại sao khi clo hóa metan trong điều kiện askt thì trong sản phẩm phản ứng lại có etan?
 
N

nguyenminhduc2525

dạ cái bài của e cần sửa lại chỗ nào ạ thầy chỉ e nhá !!
e giải thích cơ chế của S_R : phản ứng xảy ra theo cơ thế S_R tức là thế gốc tự do , do đó tạo ra một lượng rất nhỏ ankan mới có mạch cacbon gap đôi so với ankan ban đầu và có cấu tạo rất đối xứng. ankan này hình htnah2 do 2 gốc ankyl tự do liên kết với nhau trong bước bắt phản ứng
CH3- + CH3- >C2H6 ( gấp đơi mạch cacbon)
 
H

hocmai.hoahoc

Trích: "dạ cái bài của e cần sửa lại chỗ nào ạ thầy chỉ e nhá !!"
Bài của em cần sửa lại ở phản ứng cuối cùng như sau:
CH4 + O2>>Cu 200atm , 300 do C >> HCHO + H20.
Trích: "e giải thích cơ chế của S_R..."
Nếu em nói là giải thích theo cơ chế S_R nhiều bạn sẽ cảm thấy khó hiểu :D. Ở đây có thể giải thích đơn giản là trong cơ chế phản ứng halogen hóa có sự tạo gốc CH3*, do vậy:
CH3*+*CH3 => C2H6 ( Xem thêm SGK hóa học 11 trang 145).

Các em làm 3 bài tập sau để phân biệt sự khác nhau giữa các thí nghiệm nhé:
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocabon X mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 20,4 gam và có 30 gam kết tủa. Xác định CTPT của hidrocacbon X?
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocabon Y mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư xuất hiện 30 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 9,6 gam. Xác định CTPT của hidrocacbon Y?
Bài 3: Đốt cháy hidrocacbon A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng dung dịch chứa 0,15mol Ca(OH)2 tan trong nước. Kết thúc thí nghiệm, lọc tách được 10g kết tủa trắng và nhận thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 4,2 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Xác định CTPT của A?
 
S

sky_net115

Các em làm 3 bài tập sau để phân biệt sự khác nhau giữa các thí nghiệm nhé:
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocabon X mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 20,4 gam và có 30 gam kết tủa. Xác định CTPT của hidrocacbon X?
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocabon Y mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư xuất hiện 30 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 9,6 gam. Xác định CTPT của hidrocacbon Y?
Bài 3: Đốt cháy hidrocacbon A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng dung dịch chứa 0,15mol Ca(OH)2 tan trong nước. Kết thúc thí nghiệm, lọc tách được 10g kết tủa trắng và nhận thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 4,2 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Xác định CTPT của A?


3 dạng bài tập này em thấy là chỉ là xác định mỗi công thức phân tử thôi đúng không? Chứ không liên quan gì đến phần tính chất hữu cơ chứ? Nếu vậy thì 3 dạng này giống đặc hệt 3 dạng của CO2 cho vào dung dịch kiềm ==!
Bài 1: OH dư
m tăng = mCO2 + mH2O
m kết tủa = mCO2( kết tủa) => nC (kt) = 0,3 mol => nH = 0,8
=> CTPT : C3H8

Bài 2: Dư OH
m sau = m trước - m kết tủa + mCO2 + mH2O
=> - mCO2 - mH2O + m kết tủa = 9,6
Có nCO2(kêt tủa) = 0,3 mol => nH = 0,8
=> C3H8

Bài 3: ko cho dư OH
nCaCO3 < nCa(OH)2 => tạo muối axit và trung hòa
m trước + mCO2 + mH2O - m kết tủa = m sau
<=> mCO2 + mH2O - m kết tủa = m sau - m trước = 4,2g

Bảo toàn nguyên tố C trong Ca(HCO3)2 = 0,05 và CaCO3 = 0,1
=> nCO2 = nC= 0,2 mol
nH = 0,6
=> CT : CH3
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 3 CTPT là C2H6 vì CH3 là CT đơn giản nhất, không phải CTPT.
Sự khác nhau của 3 bài tập này chính là các em cần áp dụng công thức tính tổng mCO2+mH2O cho hợp lí, cụ thể:
Bài 1: mCO2 + mH2O = m tăng.
Bài 2: mCO2 + mH2O= m kết tủa - m giảm.
Bài 3: mCO2 + mH2O= m kết tủa + m tăng.

Các em làm bài tập tiếp theo nhé:
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo theo tỉ lệ 1:1 thu được sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định tên gọi của X?
 
B

boomboom25295

Bài 3 CTPT là C2H6 vì CH3 là CT đơn giản nhất, không phải CTPT.

Các em làm bài tập tiếp theo nhé:
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo theo tỉ lệ 1:1 thu được sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định tên gọi của X?
vì nH20>nCO2 \Rightarrow ankan
CnH(2n+2)\Rightarrow nCO2+(n+1)H2O
0,11 0,132
\Rightarrown/(n+1)=0,11/0,132
\Rightarrown=5
\RightarrowC5H12
Khi X tác dụng với khí clo theo tỉ lệ 1:1 thu được sản phẩm hữu cơ duy nhất C(CH3)4
 
H

hocmai.hoahoc

Các em thử sức với bài tập sau nhé:
Khi cracking V lít khí butan thu được hỗn hợp A chỉ gồm các anken và các ankan. Tỉ khối của hỗn hợp A so với H2 =21,75. Hiệu suất phản ứng cracking butan là bao nhiêu?
 
S

sky_net115

Các em thử sức với bài tập sau nhé:
Khi cracking V lít khí butan thu được hỗn hợp A chỉ gồm các anken và các ankan. Tỉ khối của hỗn hợp A so với H2 =21,75. Hiệu suất phản ứng cracking butan là bao nhiêu?

Cracking bảo toàn khối lượng

Độ chênh lệch tỉ khối Buta/H2 so với A/H2 chính là độ chênh lệch mol. Giả sử là 1 mol Butan thì độ chênh lệch mol chính là hiệu suất

m/n1 = 58
m/n2 = 43,5

=> H = 43,5 / 58 = 0,75 = 75%
 
S

sammytruong

Dạng bài tập đốt cháy ankan




Câu 1. Oxi hóa hoàn toàn hydrocacbon X được 11,2 lít CO2 (đkc) và 10,8 gam H2O. Xác định CTCT và tên của X biết clo hóa X chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Đáp số: C5H12
Câu 2. Oxi hóa hoàn toàn hydrocacbon X được 2,24 lít CO2 (đkc) và 2,16 gam H2O. Xác định CTCT và tên của X biết clo hóa X theo tỉ lệ mol 1:1 tạo 4 sản phẩm thế. Đáp số: C5H12
 
S

sieuquay2012

Bổ sung bài tập dạng trên:
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm hai ankan thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,96 gam H2O. Tính thể tích oxi tham gia phản ứng (ơ đktc) là
Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm 2 ankan đồng đẳng liên tiếp có khối lượng là 20,6 gam và có thể tích bằng thể tích của 14 gam khí nitơ (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tìm CTPT và % thể tích của mỗi ankan.
 
L

lalaheosua



Câu 1. Crakinh hoàn toàn một ankan không phân nhánh X thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 18. Xác định CTCT của X. Đáp số: C5H12
Câu 2. (TSDH A 2008) Khi crackinh toàn bộ một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12 . Công thức phân tử cuả X? Đáp số: C5H12
 
N

nguyenminhduc2525

Crakinh hoàn toàn một ankan không phân nhánh X thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 18. Xác định CTCT của X
X > Y + Z
a__a___a
Ya + Za / 2a = 36
>>1/2Y + 1/Z = 72
>>X=72 >>C5H12
 
Top Bottom