- 18 Tháng chín 2017
- 2,110
- 2,765
- 456
- 20
- Thanh Hóa
- THPT Triệu Sơn 3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Thân gửi tới các bạn đã đăng kí The world of BIOLOGY cũng như toàn thể thành viên HMF thân yêu!
Để thời gian chờ từ khi đăng kí đến khi minigame bắt đầu vào vòng 1 thêm thú vị và bổ ích, BTC có yêu cầu là box Sinh cần có thêm nhiều câu hỏi để chúng ta thảo luận, biết đâu lại giúp ích cho bài thi đồng đội sắp tới.
Đó là lí do tớ viết bài viết này. Bạn đã biết gì về chứng mộng du?
1. Chuyện vui:
Nói về mộng du có lẽ sẽ có nhiều bạn hơi sợ, nhưng thư giãn trước khi đọc thông tin bên dưới nhé
Bạn có biết vì sao Tiếng Việt ta lại có từ "thức ăn" không? Câu trả lời là khi ngủ chúng ta không thể ăn được nên mới phải "thức" để "ăn". Xét về góc độ Sinh học thì có vẻ không hoàn toàn nhỉ. Người mộng du có thể ăn được khi ngủ và một trường hợp nữa là... người thực vật.
2. Đôi nét về mộng du:
Nhắc đến mộng du người ta sẽ nghĩ ngay đến cái người tự dưng đang ngủ rồi bật dậy, mắt nhắm (vì đang ngủ) nhưng vẫn đi đi lại lại trong nhà (có khi còn giơ 2 tay lên như ma )
Đó là người ta nghĩ thôi,còn khoa học nói sao về điều này?
a, Mộng du xuất hiện ở lứa tuổi nào?
Hầu hết là từ 3 - 8 tuổi, ít hơn là 8 - 12 tuổi và tự biến mất khi trưởng thành, chỉ có khoảng 20% số người là nó "đeo bám" đến khi lớn lên (bạn tớ có đứa em chừng 6 tuổi cũng đã mắc bị hội chứng này)
b, Sau khi ngủ khoảng bao lâu thì mộng du?
Mộng du thường xảy ra vào đêm khuya (hơi ghê rợn nhỉ), vào 1 - 2 tiếng sau khi ngủ, tức là khi đã chuyển sang giai đoạn NREM – giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ.
Cơn mộng du thường kéo dài khoảng vài phút, cũng có thể lâu hơn
c, Hoạt động trong khi mộng du:
Người mộng du thường có những hoạt động sau đây:
+ Ra khỏi giường và đi lại xung quanh (thậm chí cả trong và ngoài nhà)
+ Làm công việc quen thuộc như ăn nhẹ (ngủ ăn), giặt đồ, thay quần áo, ... thậm chí ...lái xe
+ Mắt vô hồn
+ Nhìn chằm chằm vào khoảng vô định
+ Khó bị đánh thức khi đang mộng du
+ Sáng mai dậy không nhớ gì hết
+ Đôi khi là gặp ác mộng trong chính cơn mộng du.
Người bị chứng mộng du thường phải đối mặt với nguy hiểm như bước xuống cầu thang, giẫm phải các vật sắc nhọn, đụng xe (trong TH lái xe),... hoặc cầm các vật như dao, kéo,... làm bị thương người khác.
Ta tìm hiểu về mộng du gần đủ rồi nhỉ, và đây là câu hỏi dành cho các bạn:
Mộng du do nguyên nhân nào gây ra?
Cần làm gì để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc cho người mộng du?
Để thời gian chờ từ khi đăng kí đến khi minigame bắt đầu vào vòng 1 thêm thú vị và bổ ích, BTC có yêu cầu là box Sinh cần có thêm nhiều câu hỏi để chúng ta thảo luận, biết đâu lại giúp ích cho bài thi đồng đội sắp tới.
Đó là lí do tớ viết bài viết này. Bạn đã biết gì về chứng mộng du?
1. Chuyện vui:
Nói về mộng du có lẽ sẽ có nhiều bạn hơi sợ, nhưng thư giãn trước khi đọc thông tin bên dưới nhé
Bạn có biết vì sao Tiếng Việt ta lại có từ "thức ăn" không? Câu trả lời là khi ngủ chúng ta không thể ăn được nên mới phải "thức" để "ăn". Xét về góc độ Sinh học thì có vẻ không hoàn toàn nhỉ. Người mộng du có thể ăn được khi ngủ và một trường hợp nữa là... người thực vật.
2. Đôi nét về mộng du:
Nhắc đến mộng du người ta sẽ nghĩ ngay đến cái người tự dưng đang ngủ rồi bật dậy, mắt nhắm (vì đang ngủ) nhưng vẫn đi đi lại lại trong nhà (có khi còn giơ 2 tay lên như ma )
Đó là người ta nghĩ thôi,còn khoa học nói sao về điều này?
a, Mộng du xuất hiện ở lứa tuổi nào?
Hầu hết là từ 3 - 8 tuổi, ít hơn là 8 - 12 tuổi và tự biến mất khi trưởng thành, chỉ có khoảng 20% số người là nó "đeo bám" đến khi lớn lên (bạn tớ có đứa em chừng 6 tuổi cũng đã mắc bị hội chứng này)
b, Sau khi ngủ khoảng bao lâu thì mộng du?
Mộng du thường xảy ra vào đêm khuya (hơi ghê rợn nhỉ), vào 1 - 2 tiếng sau khi ngủ, tức là khi đã chuyển sang giai đoạn NREM – giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ.
Cơn mộng du thường kéo dài khoảng vài phút, cũng có thể lâu hơn
c, Hoạt động trong khi mộng du:
Người mộng du thường có những hoạt động sau đây:
+ Ra khỏi giường và đi lại xung quanh (thậm chí cả trong và ngoài nhà)
+ Làm công việc quen thuộc như ăn nhẹ (ngủ ăn), giặt đồ, thay quần áo, ... thậm chí ...lái xe
+ Mắt vô hồn
+ Nhìn chằm chằm vào khoảng vô định
+ Khó bị đánh thức khi đang mộng du
+ Sáng mai dậy không nhớ gì hết
+ Đôi khi là gặp ác mộng trong chính cơn mộng du.
Người bị chứng mộng du thường phải đối mặt với nguy hiểm như bước xuống cầu thang, giẫm phải các vật sắc nhọn, đụng xe (trong TH lái xe),... hoặc cầm các vật như dao, kéo,... làm bị thương người khác.
Ta tìm hiểu về mộng du gần đủ rồi nhỉ, và đây là câu hỏi dành cho các bạn:
Mộng du do nguyên nhân nào gây ra?
Cần làm gì để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc cho người mộng du?