Vật lí 10 [Thảo luận] Đổi mới sách

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuẩn bị vào năm học mới, các bạn đã chuẩn bị hành trang gì ?

Như các bạn đã biết, năm học mới này, kiến thức lớp 7 và lớp 10 đã cập nhật thay đổi sách mới điều này chắc hẳn còn bỡ ngỡ với nhiều bạn. Nhưng mọi người cũng đừng lo lắng quá nhé! Hôm nay, chúng mình - BQT box lý sẽ cho ra mắt topic so sánh, phân tích và đưa ra nhận định (mang tính chất chủ quan của cá nhân) đối với bộ sách mới này. Các bạn có thể dựa vào tham khảo cũng như là có những định hướng cho bản thân trong thời gian tới nha!


Trước tiên chúng ta hãy xem phản pdf sách mới và sách cũ nhé

Sách mới


Sách cũ:


SO SÁNH, PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA RA NHẬN ĐỊNH (Mang tính chất chủ quan cá nhân)

*Nhìn chung:
+ Cách dẫn dắt vấn đề truyền tải giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn, có cái nhìn tổng quát và có hệ thống. Sách mới đi từng những vấn đề bao quát nhất: Khái quát về môn vật lí, vấn đề an toàn,đơn vị và sai số trong vật lí giống như cung cấp công cụ, hành trang cho các bạn bước vào những vấn đề cụ thể và có cái nhìn tổng quan nhất.
+ Dẫn dắt bài học gồm mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, mở rộng. Hình ảnh và ví dụ sinh động dễ dàng tưởng tượng, hình dung ra vấn đề. Ở phần mở đầu, sách có phần nhắc lại kiến thức cũ và liên kết nó với kiến thức mới để học sinh học 1 cách sâu chuỗi.

Đi vào cụ thể:
Do dung lượng dài không thể cho vào cùng 1 lần nên mình sẽ sẽ phân tích tách theo từng chương học, các bạn theo dõi các bài viết dưới nhé

Song song với sự kiện trên, team mình cũng đã lên HỆ THỐNG MỤC LỤC theo bài ở các lớp các bạn vào các topic bên dưới để xem cụ thể nhé!
[Vật lí 7] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 8] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 9] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 10] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 11] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 12] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP

Chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ và có những trải nghiệm thú vị ở diễn đàn HOCMAI!
Ngoài ra, chúng mình cũng đã hoàn tất khâu chuẩn bị event cho ra mắt tháng tới, mọi người nhớ ủng hộ để chúng mình có động lực làm thật nhiều nha!
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Người đánh giá: @Triêu Dươngg
*Nhận xét chung 2 chương đầu
- Sách bản cũ: Gói gọn kiến thức trong 1 chương gọi là "Động học chất điểm"
  • Sách cơ bản: Đi theo hướng rời rạc từ chuyển động cơ -> chuyển động thẳng đều/ biến đổi đều -> Sự rơi tự di -> chuyển động tròn đều -> Tính tương đối của chuyển động/ Công thức cộng vận tốc -> Sai số phép đo -> Thực hành
  • Sách nâng cao: Theo mạch tư duy của sách cơ bản nhưng cụ thể hóa hơn. VD nếu sách cơ bản chỉ có một bài chuyển động tròn đều thì ở sách nâng cao phần nội dung này sẽ được chia thành 2 bài lớn là "Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc" và bài "Gia tốc trong chuyển động tròn đều". Hoặc là ở phần chuyển động cơ, Ở nâng cao có nhắc đến chuyển động tịnh tiến còn cơ bản thì không.
- Sách bản mới: Chia làm 2 chương là "Mô tả chuyển động" và "Chuyển động biến đổi"

*Đi vào so sánh nội dung cụ thể

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

Bài 4: Chuyển động thẳng (Khái quát về chuyển động cơ)

Tiêu chí so sánhSách cơ bản cũSách nâng cao cũSách mới
KN Chuyển động cơLà sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gianLà sự dời chỗ của vật theo thời gian-
KN quỹ đạoTập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động.Khi chuyển động, chất điểm vạch một đường trong không gian gọi là quỹ đạoĐường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động
Thời điểm / gốc thời gianGốc thời gian là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian và phải đo khoảng thời gian trôi đi kể từ gốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.Để xác định thời điểm, ta cần có một đồng hồ và chọn 1 gốc thời gian. Thời gian có thể được biểu diễn bằng trục số, trên đó gốc 0 được ứng với một sự kiện xảy ra.Thời gian có thể biểu diễn thành một trục gọi là trục thời gian. Chọn một điểm nhất định làm gốc thời gian thì mọi điểm khác trên trục thời gian được gọi là thời điểm.
Chuyển động đềuNói rõ về chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đườngNói rõ về chuyền động thẳng đều: Là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.Khái quát chung về chuyển động đều: Khi một vật có tốc độ tức thời không đổi, ta nói chuyển động của vật là chuyển động đều.
Độ dời và quãng đường đi-VD con kiến bò trên cây thước để thảo luận và rút ra kết luận. Quãng đường đi được có thể không trùng với độ dời. Và chỉ trùng trong TH chuyển động theo 1 chiều và lấy chiều đó làm chiều dương của trục tọa độVD xét 2 tình huống: 2 ô tô chuyển động ngược chiều và vận động viên bơi ở bể bơi thảo luận và rút ra kết luận. Độ dịch chuyển có thể nhận mọi giá trị dương âm thậm chí bằng 0 còn quãng đường đi được là 1 đại lượng không âm.
Cách tiếp cận đồ thịChỉ tiếp cận đơn giản và ở phạm vi chuyển độ thẳng đềuCó 2 dạng: Đồ thị tọa độ và đồ thị vận tốc.Xét toàn diện hơn trong 2 tình huống chuyển động của con rùa và của viên bi. Phân tích chi tiết và đưa ra kết luận.Có phần mở rộng : Đồ thị chuyển động - vận tốc trong mặt phẳng.

Bài 5: Chuyển động tổng hợp

Sách cũ nói chung (gồm cơ bản + nâng cao)Sách mới
-Các phần kiến thức riêng rẻ và không có được sự sâu chuỗi.
+Với hệ quy chiếu chỉ dừng lại ở khái niệm tổng quát.
+ Phần vận tốc tổng hợp mãi sau khi học xong chuyển động biến đổi đều, tròn đều mới nhắc đến.
- Đưa ra phương trình chuyển động
- Đưa ra khái niệm và lấy ví dụ hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động.
- Gộp các bài nhỏ ở sách cũ một cách hệ thống. Cụ thể:
+ Độ dịch chuyển tổng hợp - vận tốc tổng hợp.
+ Chia vận tốc thành: Vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
- Chưa nhắc gì đến phương trình chuyển động.

Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng (Bỏ qua)

CHƯƠNG 3: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI

Bài 7: Gia tốc- Chuyển động thẳng biến đổi đều

Sách cũ nói chung (gồm cơ bản và nâng cao)Sách mới
- Thừa nhận KN gia tốc, chưa có các trường hợp và có cái nhìn tổng quát.
- Xây dựng PT từ đồ thị (v-t). Cách chứng minh công thức khác với sách mới .
- Đưa ra thực nghiệm phân tích gia tốc và kết luận về các trường hợp: [imath]a=0;a\neq 0 (=const); a\neq 0 (\neq const)[/imath]
- Xây dựng phương trình chuyển động xuất phát bản chất từ đồ thị (PT ở dạng tổng quát có thể áp dụng các trường hợp).

Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do (Bỏ qua)
Nhưng lại thích nói vài câu vì thích :D
  • Sách cũ: Có hẳn 1 bài học riêng biệt cho các bài rơi tự do, chuyển động tròn đều, cộng vận tốc,...
  • Sách mới: Sâu chuỗi kiến thức kép. Rơi tự do được tiếp cận dưới hình thức học thực hành.
Bài 9: Chuyển động ném

Sách cũ nói chung (gồm cơ bản và nâng cao)Sách mới
-- Có hai phần nội dung chính là chuyển động ném ngang và ném xiên.
- Tiếp cận bằng cách đưa ra ví dụ -> ảnh chụp hoạt nghiệm ->Phân tích chuyển động đồng thời biểu diễn các vecto vận tốc trên hệ trục tọa độ. Từ đó giải thích chi tiết và xây dựng công thức.

KẾT LUẬN
  • Có thể thấy sau khi tìm hiểu chi tiết thì càng thấy được sự hiệu quả cũng như chất lượng của mỗi bài học đem đến cho học sinh: Số bài học giảm tải thay vào đó là sự cô đọng, sâu chuỗi và tư duy hệ thống.
  • Một số phần có thể thấy biến mất hoàn toàn qua phân tích trên cũng như có 1 vài phần mới lại được phân tích chi tiết cũng như cách tiếp cận 1 cách logic và dễ hiểu nhất. Cần chú ý tới sự thay đổi này để điều chỉnh nội dung.
 
  • Like
Reactions: S I M O

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Người đánh giá: @Tên để làm gì
CHƯƠNG 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON (Sách mới) - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG (Sách cũ)

Như tên ở mỗi chương đã cho thấy là có sự sắp xếp lại thứ tự các mục, nên so sánh theo nội dung phần ĐỊNH LUẬT NEWTON của sách mới so với sách cũ, và phần ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG của sách cũ so với sách mới luôn!

ĐỊNH LUẬT NEWTON:
Sự khác nhauSách cũSách mới
Phần liên hệ vào bài- Dùng thí nghiệm- Nhắc lại kiến thức cũ
Quán tính- Lý thuyết thuần- Có ví dụ và mô tả cụ thể
Định luật I NiutonChỉ có khái niệm (về ý chung là giống nhau, khác cách diễn đạt)Khái niệm + Ví dụ + Ý nghĩa
Định luật II NiutonCó phần dẫn + khái niệm + công thứcCho làm thực hành + báo cáo thực hành để ra khái niệm + công thức
Các mục khác nhauTrọng lực
Lực và phản lực
Hai lực bằng nhau
Hai lực không bằng nhau

Về bài 11 trong chương 4 sách mới: các lực được bổ sung thêm để đầy đủ theo nội dung sách cũ
Điểm cộng cho phần này là BGD đã đồng bộ các kí hiệu của Việt Nam theo hệ thống SI !!!

Về bài 12, là một bài có thể xem là hoàn toàn mới so với chương trình cũ, vì chương trì cũ chỉ nhắc qua sơ về cơ học chất lưu, còn sách mới có một bài riêng!

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN:
Phần này sẽ làm rõ ở chương sau

CHƯƠNG 5: MOMEN LỰC - ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG (sách mới) - Sách cũ không có chương 5 nhưng phần này tương đồng với chương 3 CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Sự khác nhauSách cũSách mới
Có phần xác định trọng tâmKhông có
Quy tắcSử dụng quy tắc hình bình hànhSử dụng quy tắc tam giác lực
Không có quy tắc momenCó phần quy tắc momen và vận dụng quy tắc momen
Các mục khác nhauNêu rõ các dạng cân bằngKhông có
Có phần chuyển động cho cơ học vật rắn bổ trợ chương trình 12 cũKhông có

Tóm lại, phần này sách mới đã tóm lược lại khá nhiều, chỉ học những gì mà đề thi thường có, vẫn cho học sinh thực hành nhiều qua các bài học

Nhận xét chung:
- Sách mới trình bày bắt mắt, đẹp hơn
- Cho học sinh thực hành nhiều để tự tìm ra bản chất vấn đề
- Tóm lược nội dung nhiều
- Đảm bảo các phần quan trọng đều được học nhưng sắp nhóm ở các bài và các chương khác nhau.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Người đánh giá: @Rau muống xào

Chương 6: Năng lượng và công

Khái niệmSách cũSách mới

Năng lượng
Mọi vật xung quanh ta đều mang năng lượng. Khi một vật tương tác với vật khác, chúng có thể trao đổi năng lượngTất cả các quá trình đều cần đến năng lượng, năng lượng là một khái niệm rất rộng
Động năngDạng năng lượng có được do chuyển độngĐịnh nghĩa từ công, công làm vật từ trạng thái đứng yên sang chuyển động [imath]\Rightarrow[/imath] Lực đã biến đổi làm tăng một phần năng lượng vào vật gọi là động năng
Thế năngLà năng lượng tương tác giữa vật và trái đất, phụ thuộc vào vị trí trong trọng trườngVật có độ cao [imath]h[/imath] so với một vị trí dự trữ một năng lượng gọi là thế năng
Cơ năngTổng động năng và cơ năngTổng động năng và cơ năng

Ngoài ra các khái niệm về công, các phát biểu về định luật bảo toàn là không đổi.
Ở sách cũ không có các loại va chạm, sách mới thì lấy những va chạm phổ biến cho vào bài học đó là va chạm mềm và va chạm đàn hồi (tất nhiên là có ví dụ thực tế)

Chương 7: Động lượng


Khái niệmSách cũSách mới

Động lượng
Chỉ nêu biểu thức [imath]p=mv[/imath]Là đại lượng truyền chuyển động
-Hệ cô lập (sách cũ)
-Hệ kín (sách mới)
- Là khái niệm lý tưởng khi hệ không trao đổi với tác nhân bên ngoài- Định nghĩa thêm hệ gần kín nếu lực không đáng kể
Định luật bảo toàn động lượngChứng minh từ định luật II NewtonNêu từ thực nghiệm rồi chứng minh
Cơ năngTổng động năng và cơ năngTổng động năng và cơ năng

*Tổng kết:

- Điều đầu tiên đó phải là rất nhiều hình ảnh được đưa vào, mỗi trang là phải hai đến ba tấm ảnh minh họa
-Đã bỏ đi phần bạn có biết và đưa vào nhưng ứng dụng thực tế luôn, những ứng dụng mà khi học ở vật lý đại cương (đại học) mới thấy đã được đưa vào [imath]\Rightarrow[/imath] Khá bất ngờ
-Sau mỗi chương sẽ có tổng hợp lai kiến thức [imath]\Rightarrow[/imath] Hay
-Đúng với cách nghiên cứu vật lý, từ thực nghiệm đến tư duy trừu tượng. Các lý thuyết giờ đây đã rất logic rồi
 
  • Like
Reactions: S I M O

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Người đánh giá: @newt21

Chương 8: Chuyển động tròn

Vecto vận tốc trong 2 sách:
Sách cũ
Sách mới

Trong chuyển động cong, vectơ vận tốc tức thời tại mỗi điểm trên quỹ đạo có phương trùng với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.

Chỉ nhận xét mà không nêu ra định nghĩa gia tốc.

Trong chuyển động tròn, vận tốc của chất điểm là một vectơ trùng phương với tiếp tuyến với vòng tròn tại điểm đang xét và có chiều của chuyển động.

Nêu định nghĩa gia tốc của một chất điểm.

_ Nêu định nghĩa gia tốc giúp dễ hiểu hơn
_Trong khái niệm vectơ vận tốc sách mới đã nêu thêm chiều của chuyển động


Chương 9: Biến dạng của vật rắn
Lực đàn hồi:
Sách cũ
Sách mới
“Khi một vật bị biến dạng thì ở vật xuất hiện một lực có xu hướng làm cho vật lấy lại hình dạng và kích thước cũ. Loại lực ấy gọi là lực đàn hồi”.

Định luật Hook: “Trong giới hạn đàn hồi, lực dàn hồi tỷ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi

“Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng”.

Quan sát thí nghiệm về lò xo rút ra: “Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỷ lệ với độ biến dạng của lò xo”.

_ Khái niệm lực đàn hồi sách mới trình bày đầy đủ hơn
_ Sách mới chỉ thể hiện được sự biến dạng của lò xo mà không có những vật khác như quả bóng, cao su,....


Nhận xét chung:
_ Về câu từ, sách mới có sự liên kết chặt chẽ hơn, dễ hiểu, sễ hình dung hơn
_ Có nhiều hình ảnh thực tế, dễ nhìn
_ Phần biến dạng kéo và nén chưa được làm rõ
 
  • Like
Reactions: S I M O
Top Bottom