[Thảo luận 12] Huấn Cao cho chữ gì?

M

mtdragon93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

qua đoạn trích ta thấy là Huấn Cao đã cho chữ cai ngục nhưng tác giả hoàn toàn không nhắc đến việc Huấn Cao đã cho chữ gì cả
nên em mang thắc mắc ra hỏi mọi người
xin mọi người nêu ý kiến của riêng mình
có giải thích lý do đàng hoàng nhá
thanks trước :D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: dotnatbet
P

_phonglinh_

^^ Theo mình, HC thực sự ko phải cho chữ "tâm" đâu. Nếu đọc kĩ, ta thấy HC viết cả một câu lận mà.
Nếu nói HC cho chữ "tâm" thì cùng ko sai. Theo nghĩa đen, Hc đã gửi lại cái tâm của mình cho ng` biết yêu và trọng cái đẹp; đã gửi lại tâm huyết cả đời của mình, tinh hoa tài năng của mình vào phút cuối cuộc đời.

Nếu đâu đó bạn bắt gặp 1 câu nói ý nghĩa, một chân lí cao quý, một lời đẹp đẽ, thì chưa biết chừng, đó là câu mà HC ghi đó chớ!
 
C

congchualolem_b

Theo như thầy giáo của mình có nói, thì Huấn Cao cho chữ "thiên lương", thầy là người có kiến thức rộng nên mình cũng tin tưởng lắm.
 
P

phamminhkhoi

Huấn cao có cho chữ Tâm không ?

Huấn cao có cho chữ "thiên lương" không ?

Trước ngày ra pháp trường, ông Huấn đã phó gửi lại trần gian cả sinh mệnh của mình, qua những hoài bão lớn lao." Tâm" và "thiên lương" là hai điều ông Huấn đã theo đuổi dến trọn đời, cái cốt cáh thanh cao của một bậc chính nhân quân tử. Những điều to lớn hằng tâm niệm ấy liệu một ngươì như ông có khinh suất mà trao trọn vào tay thầy Quản, một viên cai ngục vừa le lói thiên lương không ?

Có lẽ không cần đóan đó là chữ gì. Nhưng đó sẽ là một lời huấn thị, một lời khuyên ông Huấn đã giành cho người quản ngục đang lần mò trở về cái thiện. Cho chữ, phải là bao gồm cả những ứoc mong của người cho và kẻ nhận, mỗi nét chữ sẽ là một niềm tin... Chữ hay, chữ đẹp không trao cho người nông cạn, xưa nay vẫn thế

Tôi đang nhớ tới lời dặn cuối cùng của ông Huấn:thay đổi chỗ ở"...để lánh xa cái trần tục, cái dơ dáy, cái bẩn thỉu của trường đời loạn lạc. Đó là điều ông huấn muốn gửi lại cho ông quản chăng ?
 
T

trangsalem

nói lên hoài bão của một đời con người không thể là thiện, tâm hay thiên lương được. mặt khác viên quản ngục xin "một đôi câu đối" cơ mà.
 
T

thuyhoa17

mặt khác viên quản ngục xin "một đôi câu đối" cơ mà.
Quản ngục nghĩ rằng: nếu có đôi câu đối được viêt bởi ông Huấn mà treo trong nhà thì thật là một thứ quý giá. (đại ý là thế ^^)

Chứ khi ông Huấn bắt tay vào viết thì người ta vẫn thường nói rằng đó là "CẢNH CHO CHỮ".

Nếu đâu đó bạn bắt gặp 1 câu nói ý nghĩa, một chân lí cao quý, một lời đẹp đẽ, thì chưa biết chừng, đó là câu mà HC ghi đó chớ!
=> Chính xác là điều này!

Cái kết mở ra cho người đọc suy ngẫm.

Có những thứ tớ nghĩ là trong văn chương cứ mơ hồ, đa nghĩa thế mà hay ^^

[Cảm ơn vì câu hỏi đầu tiên].
 
H

haiyen7797

[Thảo luận] Huấn Cao cho chữ gì?

mình nghĩ là Huấn Cao đã cho chứ Thiên lương vì đó là chữ được nhắc tới nhiều lần trong tác phẩm, hàm ý nhắc nhở quản ngục luôn giữ được tâm hồn cao khiết cùng thiên lương thanh sạch :)
 
Last edited by a moderator:
P

phamthiem97@gmail.com

theo tôi việc biết chữ người tử tù ở đây là chữ gì không quan trọng, Nguyễn tuân không hướng bạn đọc tới cụ thể đó là chữ gì mà ông muốn chúng ta hãy tự nghiền ngẫm mà tự rút ra cho bản thân xem đó là chữ gì ! điều quan trọng mà Nguyễn muốn gửi gắm ts bạn đọc đó là 1 thông điệp : " cái xấu cái ác có thể giết đc ông Huấn - ng nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp có thể sẽ k còn nữa nhưng cái đẹp là bất tử !!!!!! "
 
K

kieulinh2304

Huấn Cao cho chữ Tâm

Huấn Cao cho Viên quản ngục chữ Tâm nhé bạn. Các thầy cô đều giảng chữ Tâm mà, bạn đọc lại kỹ bài viết đi nhé
 
O

ooookuroba

Tác phẩm Chữ người tử tù không hề đề cập đến việc Huấn Cao đã cho viên quản ngục chữ gì. Tuy nhiên, nếu theo mạch logic của truyện cũng như các chi tiết có liên quan trước đó:

- Lời cảm phục của Huấn Cao trước viên quản ngục: "Chữ ta thì quý thực, ta không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ. Nhất sinh ta cũng chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi [...]"
- Đoạn đầu tác phẩm: "Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao! Hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn ca tụng cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?"

thì mình không nghĩ rằng Huấn Cao cho viên quản ngục chữ "Tâm" (vì nếu chỉ viết một chữ "Tâm" thì cần gì đến "viết nhanh" - đáng ra lại phải tỉ mỉ nữa là đằng khác, vì chỉ có một chữ thì cũng không cần gấp gáp làm gì). Còn "bộ tứ bình" và "bức trung đường" ở đây, có thể Nguyễn Tuân muốn đề cập đến những bức hoạ lớn có câu đối được vẽ trên bức hoạ chăng?

Giả thiết có vẻ hợp lý nhất, được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình là Huấn Cao đã cho viên quản ngục một cặp câu đối. Vì chỉ có cho một cặp câu đối thì mới phù hợp với toàn bộ logic trong truyện.

(Nhiều người còn cho rằng, hai cấu đối ấy tương truyền chính là thơ Cao Bá Quát nữa cơ:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Mười năm giao hảo tìm kiếm cổ
Một đời chỉ cúi trước hoa mai)

Hai câu đối trên thât ra cũng còn nhiều ý kiến gây tranh cãi về tác giả của nó, nên ở đây mới dùng chữ "tương truyền" :)))
 
Top Bottom