Hóa 8 Thành phần không khí

TN. Linh

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2018
67
20
26
Thanh Hóa
Thương THCS Thiệu Giang

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
1.Chuẩn bị:
a. Dụng cụ thí nghiệm:
- Ống thủy tinh hình trụ , thông hai đầu có chia vạch 5 phần bằng nhau.
- Chậu thủy tinh cỡ bé.
- Muôi sắt có gắn sẵn nút cao su.
- Bật lửa
- Đèn cồn
b. Hóa chất:
- Mẫu nến nhỏ.
- Dung dịch nước vôi trong (thay cho nước) có nhỏ vài giọt phenolphtalein để dung dịch có màu hồng nhạt giúp Học sinh dễ quan sát hơn hoặc nước.
2. Tiến hành:
Khi tiến hành thí nghiệm xác định thành phần của không khí, giáo viên chia học sinh thành các nhóm ( 8 em học sinh làm một nhóm).
- Cho nước vôi trong từ từ vào chậu sao cho đến gần vạch số 1 của ống thủy tinh hình trụ thì dừng lại.
- Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào chậu để làm xuất hiện màu hồng.
- Gắn mẫu nến nhỏ vào môi sắt
( có thể tận dụng các mẫu nến thừa và các sợi chỉ, sợi dù làm bấc).
- Thấm nước ướt nút cao su.
- Châm lửa cho nến cháy, đưa vào ống thủy tinh và đậy kín miệng bằng nút cao su. Rồi đặt nhanh ống thủy tinh vào trong chậu nước.
+ Ngọn nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn
+ Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên đến vạch số 1 thì dừng lại.
+ Mực nước dâng lên để chiếm chỗ phần thể tích khí oxi mất đi do nến đốt cháy .
+ Oxi chiếm 1/5 về thể tích trong không khí.
+ Nitơ chiếm 4/5 về thể tích không khí (78%).
Chú ý: Cần làm nóng chảy chân nến trước khi gắn vào muôi sắt.Nhằm tăng độ kết dính giúp cố định nến.
+ Lượng nước lấy vào chậu thủy tinh phải thấp hơn vạch số 1 của ống thủy tinh hình trụ
+ Điều chỉnh độ dài của muôi sắt tính từ mặt dưới nút cao su tới phần đặt nến sao cho gần tới vạch số 1. Nhằm tận dụng tối đa không gian để đốt cháy và đề phòng khi nước dâng lên sẽ làm ngập muỗng sắt.
+ Thấm ướt nút cao su trước khi đậy để tăng độ kín.
+ Khi nến cháy cần đưa nhanh vào ống và đậy kín nút.
Nguồn:internet
 

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
Hinh47._Thi_nghiem_xac_dinh_thanh_phan_cua_khong_khi.jpg.jpg

- Ống đong ban đầu có 6 vạch. Ta đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch số 1 thì đậy nút kín -> không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần
- Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2. Khí O2 trong ống đong khi đó đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5)
- Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong -> ta thấy thể tích của khí oxi trong không khí chiếm 1 phần hay VO2 = 1/5 Vkhông khí
 

TN. Linh

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2018
67
20
26
Thanh Hóa
Thương THCS Thiệu Giang
Hinh47._Thi_nghiem_xac_dinh_thanh_phan_cua_khong_khi.jpg.jpg

- Ống đong ban đầu có 6 vạch. Ta đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch số 1 thì đậy nút kín -> không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần
- Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2. Khí O2 trong ống đong khi đó đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5)
- Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong -> ta thấy thể tích của khí oxi trong không khí chiếm 1 phần hay VO2 = 1/5 Vkhông khí
Vậy nên chú ý điều gì ạ
 
Top Bottom