Sử 6 Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

18A02024-tckt.vn-01.jpg

18A02024-tckt.vn-02.jpg

18A02024-tckt.vn-04.jpg


Thánh địa Mỹ Sơn ẩn chứa những điều huyền bí mà chỉ cần lạc vào đó thôi, người lữ khách sẽ có cảm tưởng như mình đang sống ở xã hội nhiều thế kỷ trước.
Thánh địa Mỹ Sơn là công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Champa xưa trên nước mình, được xây dựng từ thế kỷ 7, tọa lạc trong một vùng thung lũng giữa núi non hùng vĩ của huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.
Là cội nguồn của sự sáng tạo, thể hiện mong muốn để cho vạn vật đều sinh sôi, nảy nở sung túc, chính vì thế mà Linga – Yoni (biểu tượng cho sinh thực khí của nam và nữ) được người Champa mang vào kiến trúc khu thánh địa như một phần không thể thiếu.
Trải qua nhiều biến động do thiên tai và sự tàn phá của chiến tranh, dấu tích còn lại của công trình Champa nói chung cũng như các Linga – Yoni nói riêng không nhiều. Song, tất cả vẫn đượm màu sắc văn hóa cổ xưa, đủ cho ta cảm nhận và thấu hiểu. Biểu tượng sức sống của Linga – Yoni đã phản ánh được nét thẩm mỹ tuyệt đỉnh của người Chămpa.
Trong quan niệm Tôn giáo của người Champa, Linga là bộ phận sinh thực khí của nam, tượng trưng cho vị thần Siva – một trong ba vị thần tối cao của người Ấn Độ giáo. Linga phản ánh cho năng lực sáng tạo tràn đầy dương tính của phái mạnh.
Hiện tại, ở khu di tích Mỹ Sơn còn lại 13 Linga với ba hình dạng chủ yếu là một tầng, hai tầng và ba tầng, có 8 Linga rời, 4 Linga được gắn liền với Yoni và 1 Linga nằm trên bệ. Vật liệu chủ yếu cấu tạo nên Linga được sử dụng thời bấy giờ chính là sa thạch. Khách du lịch Quảng Nam có dịp tham thú Mỹ Sơn vẫn cảm nhận được sự rõ nét của các bức tượng mang lại, dù cho năm tháng mưa gió in hằn lên từng mảng đá.
Còn Yoni là bộ phận sinh thực khí của nữ giới, biểu hiện cho vợ của thần Siva là Uma, tượng trung cho tính âm. Tùy theo nhiều vùng và từng giai đoạn khác nhau mà thẩm mỹ về Yoni của người Champa dần thay đổi. Nhưng vẫn có thể nhận ra 2 môtíp chủ đạo khi xây dựng Yoni là là bệ vuông và bệ tròn, bên cạnh đó là môtip Yoni với bệ hình chữ nhật với 2 lỗ mộng vuông song với số lượng không nhiều như quan niệm trước đó. Tại thánh địa Mỹ Sơn còn lưu lại dấu ấn của 18 Yoni thuộc bệ vuông và tròn để du khách chiêm ngưỡng về nền văn hóa độc đáo Champa xưa kia.
Ngẩn ngơ cùng từng kiểu dáng kiến trúc huyền bí in đậm trên các công trình từ tòa tháp đến Linga – Yoni và các vị thần, du khách sẽ có dip nghe người hướng dẫn kể về câu chuyện tín ngưỡng phồn thực đến bây giờ vẫn còn được người Chăm gìn giữ như một điều thiêng liêng, quý giá.
Đến Mỹ Sơn rồi, cùng đừng bỏ qua cơ hội được tận tay chạm vào bức tượng của thần Siva và lặng mình trước điệu múa Siva đầy huyền bí, như có sức thôi miên khiến thời gian quay ngược lại đế chế Champa xưa kia để lâng lâng một cảm giác khó tả.
Dọc khắp nước mình, đâu đâu cũng in lại những dấu ấn văn hóa lạ kỳ mà đẹp đẽ đến lạ lùng. Và tín ngưỡng phồn thực của người Champa hằn vết tích lên Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những điều diệu kỳ như thế. Có dịp du lịch Quảng Nam,các bạn thân quý của tôi nhớ ghé Mỹ Sơn chìm đắm vào thế giới tín ngưỡng phồn thực ma mị nhé!
"...Ai đã nghe chuyện kể phồn thực
Hằn vết tích thời đại cổ xưa
Về Mỹ Sơn trong một chiều mưa
Lòng thầm lặng thời gian quay ngược..."

(Ký sự của Ths Trần Trung Hiếu, Nghệ An)
 
Top Bottom