Văn 7 Tham khảo: Tục ngữ về con người, xã hội và ý nghĩa của chúng!

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
24
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có thấy một số bạn đăng bài hỏi về ý nghĩa và tìm kiếm một số câu tục ngữ, hôm nay mình viết về chủ đề này nhằm mang lại cho các bạn một nguồn tài liệu tham khảo. Dưới đây là một số câu tục ngữ hay và ý nghĩa của chúng:
1: Một mặt người bằng mười mặt của

Là lời khẳng định về giá trị to lớn, quý báu của con người. Một mặt người: là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa chung là chỉ con người. Mặt của: là của cải vật chất; mười mặt của: ý nói đến số của cải rất nhiều
Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh ( bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải.
Không phải nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mình hoặc của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân ta vẫn đặt con người lên trên của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
2:Cái răng, cái tóc là góc con người:
Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp hình thức bên ngoài của người xưa. Góc có nghĩa là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ thân thể thì răng và tóc chỉ là những chi tiết nhỏ, nhưng chính chi tiết nhỏ ấy lại góp phần làm nên vẻ đẹp của con người.
Ý nghĩa của câu tục ngữ này muốn khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức cho gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ: "Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương !"
3: Đói cho sạch, rách cho thơm:
Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa. Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói>< sạch, rách><thơm và sự đối xứng giữa 2 vế: Đói cho sạch/ rách cho thơm
Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải gữ gìn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa kết hợp giữa 2 vế của câu.
Nghĩa đen của câu: Dù đói vẫn phải ăn uống cho sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc cho thơm tho. Tuy vậy, chính nghĩa lại là hàm ngôn: dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch, và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa...
4: Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành. Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại 4 lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.
Nghĩa của học ăn, học nói tương đối dễ hiểu. Nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiểu là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.
5: Thương người như thể thương thân:
Là lời khuyên về lòng nhân ái. Thương người: tình thương dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu: thương mình thế nào thì thương người như thế.
6: Học thầy không tày học bạn
Nói về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn. Trước hết, ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầylà học theo hướng dẫn của thầy, học bạn chính là học hỏi bạn bè xung quanh, không tày: không bằng. Nghĩa cả câu: Học thầy có khi không bằng học bạn, câu tục ngữ này đưc kết nhiều kinh nghiệm: tự học thì có nhiều kết quả nhất.
Người xưa khẳng định rằng: Muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi không chỉ ở thầy cô mà còn là bạn bè. Sự học không phải bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng nhiều nơi. Và phải học ở mọi nơi, mọi lúc suốt cả cuộc đời.
7: Không thầy đố mày làm nên:
Khẳng định vai trò của người thầy , thầy là người dạy học còn mày: học trò, học sinh. Làm nên: làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp. Không thầy đố mày làm nên: nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chốn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân không thể thiếu đ vai trò của người thầy.
Qua đây, sự thành công trong một công việc cụ thể và rộng hơn nữa là thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của người thầy. Vì vậy chúng ta cần phải biết tìm thầy mà học và mãi yêu quý, kính trọng thầy.
8:Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
Nói về lòng biết ơn. Quả : hoa quả, cây: trồng cây để sinh ra hoa quả, kẻ trồng cây: người trồng trọt săn sóc để tạo ra quả ngọt . Nghĩa cả câu: Khi được hưởng thụ thành quả của người khác thì phải nhớ đến công ơn của người gây dựng chúng.
Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có,mọi thứ chúng ta thừa hưởng đều là công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động, biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả, vật chất, tinh thần tốt đẹp cho ngày hôm nay.
9: Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết. Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số thứ tự mà nó có ý chỉ số ít và nhiều, sự đơn lẻ và sự liên kết . Kinh nghiệm sống được đúc kế trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu còn đoàn kết thì sẽ mạnh mẽ. Một người không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp lại thì sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại. Do đó, mỗi người cần có ý thức vì mọi người, tránh thái đọ ích kỉ . Đoàn kết chính là tạo ra sức mạnh, là yếu tố quyết định sự thành công.



(Mong nhận được sự đóng góp thêm nhiều câu tục ngữ từ các bạn, xin cảm ơn đã đọc bài của mình!)


 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Mình có thấy một số bạn đăng bài hỏi về ý nghĩa và tìm kiếm một số câu tục ngữ, hôm nay mình viết về chủ đề này nhằm mang lại cho các bạn một nguồn tài liệu tham khảo. Dưới đây là một số câu tục ngữ hay và ý nghĩa của chúng:
1: Một mặt người bằng mười mặt của

Là lời khẳng định về giá trị to lớn, quý báu của con người. Một mặt người: là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa chung là chỉ con người. Mặt của: là của cải vật chất; mười mặt của: ý nói đến số của cải rất nhiều
Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh ( bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải.
Không phải nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mình hoặc của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân ta vẫn đặt con người lên trên của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
2:Cái răng, cái tóc là góc con người:
Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp hình thức bên ngoài của người xưa. Góc có nghĩa là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ thân thể thì răng và tóc chỉ là những chi tiết nhỏ, nhưng chính chi tiết nhỏ ấy lại góp phần làm nên vẻ đẹp của con người.
Ý nghĩa của câu tục ngữ này muốn khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức cho gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ: "Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương !"
3: Đói cho sạch, rách cho thơm:
Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa. Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói>< sạch, rách><thơm và sự đối xứng giữa 2 vế: Đói cho sạch/ rách cho thơm
Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải gữ gìn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa kết hợp giữa 2 vế của câu.
Nghĩa đen của câu: Dù đói vẫn phải ăn uống cho sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc cho thơm tho. Tuy vậy, chính nghĩa lại là hàm ngôn: dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch, và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa...
4: Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành. Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại 4 lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.
Nghĩa của học ăn, học nói tương đối dễ hiểu. Nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiểu là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.
5: Thương người như thể thương thân:
Là lời khuyên về lòng nhân ái. Thương người: tình thương dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu: thương mình thế nào thì thương người như thế.
6: Học thầy không tày học bạn
Nói về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn. Trước hết, ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầylà học theo hướng dẫn của thầy, học bạn chính là học hỏi bạn bè xung quanh, không tày: không bằng. Nghĩa cả câu: Học thầy có khi không bằng học bạn, câu tục ngữ này đưc kết nhiều kinh nghiệm: tự học thì có nhiều kết quả nhất.
Người xưa khẳng định rằng: Muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi không chỉ ở thầy cô mà còn là bạn bè. Sự học không phải bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng nhiều nơi. Và phải học ở mọi nơi, mọi lúc suốt cả cuộc đời.
7: Không thầy đố mày làm nên:
Khẳng định vai trò của người thầy , thầy là người dạy học còn mày: học trò, học sinh. Làm nên: làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp. Không thầy đố mày làm nên: nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chốn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân không thể thiếu đ vai trò của người thầy.
Qua đây, sự thành công trong một công việc cụ thể và rộng hơn nữa là thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của người thầy. Vì vậy chúng ta cần phải biết tìm thầy mà học và mãi yêu quý, kính trọng thầy.
8:Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
Nói về lòng biết ơn. Quả : hoa quả, cây: trồng cây để sinh ra hoa quả, kẻ trồng cây: người trồng trọt săn sóc để tạo ra quả ngọt . Nghĩa cả câu: Khi được hưởng thụ thành quả của người khác thì phải nhớ đến công ơn của người gây dựng chúng.
Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có,mọi thứ chúng ta thừa hưởng đều là công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động, biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả, vật chất, tinh thần tốt đẹp cho ngày hôm nay.
(Mong nhận được sự đóng góp thêm nhiều câu tục ngữ từ các bạn, xin cảm ơn đã đọc bài của mình!)
9: Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết. Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số thứ tự mà nó có ý chỉ số ít và nhiều, sự đơn lẻ và sự liên kết . Kinh nghiệm sống được đúc kế trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu còn đoàn kết thì sẽ mạnh mẽ. Một người không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp lại thì sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại. Do đó, mỗi người cần có ý thức vì mọi người, tránh thái đọ ích kỉ . Đoàn kết chính là tạo ra sức mạnh, là yếu tố quyết định sự thành công.
Đây là câu ca dao nhé!
-------------------------------------------------------​
Trước đây mình đã từng làm một số bài nghị luận, trong đó cũng có những câu tục ngữ khá là hay, bạn có thể tham khảo ở link này:
https://diendan.hocmai.vn/threads/m...-gap-phai-khi-thi-vao-10.688723/#post-3495999
Để tiện hơn thì mình dẫn một số câu và nêu ý nghĩa của chúng ra nhé!
  1. Uống nước nhớ nguồn: Khi uống dòng nước mát lành, chúng ta phải nhớ đến cội nguồn dòng chảy. Câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu: "uống nước" là được hưởng thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần do người đi trước để lại. "Nguồn" là những người làm ra thành quả. "Nhớ nguồn" là biết nâng niu, trân trọng, biết ơn những người làm ra thành quả.
    => Câu tục ngữ khẳng định khi hưởng thành quả, chúng ta phải biết traahn trọng, nhớ ơn đến những người tạo ra thành quả. Câu tục ngữ nhắn: con người cần có lòng biết ơn.
  2. Không thầy đố mày làm nên: "Không thầy" là không có người dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta tiếp thu kiến thức. "Đố mày" như một lời thách thức đối với người học về sự thành đạt của họ. "Làm nên" là có được thành công, làm nên công danh sự nghiệp.
    => Như vậy, không có thầy dạy dỗ, chỉ bảo, người học không thể tiếp thu thêm kiến thức, không làm nên công danh sự nghiệp. Câu tục ngữ đã khảng định vai trò, tầm quan trọng của thầy cô, từ đó nhắc nhở mỗi người sống cần có lòng biết ơn.
  3. Thất bại là mẹ thành công.: "Thất bại" là gì? "Thất bại" là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, mong muốn. "Thành công" là gì? "Thành công" là đạt được mong muốn, dự định, ước mơ, hoài bão của mình như mong ước. Thành công là sự thành đạt, là có được sự nghiệp, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. "Mẹ" là tiền đề, là cong đường, là bài học kinh nghiệm,...
    => Câu tục ngữ khẳng định: thất bại chính là con đường dẫn ta đi đến thành công. Đồng thời nhắc nhở mỗi người sau thất bại cần phải có ý chí, nghị lực vươn lên.
  4. .......... Tham khảo ở link trên nhé!..................
 
Top Bottom