Sinh 7 [Tham khảo] Rồng xanh Glaucus Atlanticus

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Glaucus-Atlanticus.jpg


Loài rồng xanh, còn có tên là ốc sên biển xanh, hay có tên khoa học là Glaucus Atlanticus này trông giống như một chiếc trâm cài áo.

Chúng dành phần lớn thời gian cuộc đời mình trôi nổi trong làn nước xanh của Đại Tây Dương, Ấn Độ DươngThái Bình Dương. Thứ khiến chúng có thể nổi được trên mặt nước chính là những quả bóng không khí ở dưới bụng.

Glaucus-Atlanticus2.jpg


Tuy có cuộc sống khá “nhàn hạ” nhưng loài vật này không hoàn toàn vô hại. Loài động vật không xương sống, chỉ dài 3cm này lại có một thực đơn “quái đản”. Nó ăn những động vật cực độc như sứa biển, đặc biệt là loài Portugese Man-O’-War, một loài được biết đến với “chiến tích” giết người và để lại những vết chích cực kỳ đau đớn.

Glaucus-Atlanticus3.jpg


Glaucus có thể nuốt trọn con sứa này mà không hề đau đớn, bởi dưới lớp da của loài này có chứa những chiếc đĩa, có tác dụng như những barrier, và tiết ra những chất nhầy để bảo vệ rồng xanh khỏi tác động của những cú chích này.

Glaucus-Atlanticus4.jpg


Không chỉ có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi chất độc, nó có thể dự trữ lượng chất độc này để sử dụng sau. Chất độc được “cất” trong những “ngón tay” gắn liền với cơ thể. Rồng xanh có khoảng 84 “ngón tay” như thế.

Glaucus-Atlanticus5.jpg


Khi không có đủ thức ăn, nó có thể ăn bất cứ thứ gì để tồn tại. Các nhà khoa học cho rằng loài rồng xanh Glaucus này còn độc hơn cả sứa Man-O’-War.

Loài này có thể đánh lừa kẻ thù bằng cách ngụy trang. Cơ thể chúng có những mảng màu xanh sáng và tối để giúp chúng ngụy trang được khi đang trôi nổi trên những con sóng đại dương.

Glaucus-Atlanticus7.jpg


Tuy thuộc họ động vật thân mềm nhưng loài này hoàn toàn không hề có vỏ. Nó được phát hiện lần đầu vào thế kỷ 17.

Rồng xanh là loài lưỡng tính. Khi giao phối, cả 2 con đều đẻ trứng. Chúng đẻ trứng lên những mẩu gỗ trôi trên biển hoặc trên xương của kẻ thù.

Khi bị đưa lên khỏi mặt nước, loài này có xu hướng cuộn tròn người lại cho đến khi trở lại với môi trường nước.

Glaucus-Atlanticus9.jpg


Đúng là "đẹp mà độc" phải không nào? :p Qúy vị nào ra biển mà gặp "bé" thì nhớ chạy ngay đi nha! :D
Nếu có thắc mắc gì về "bé" thì hãy đăng bài trực tiếp hỏi mình nhé, mình sẽ sẵn sàng giải đáp. :)

Nguồn: Express

nhìn thì đẹp nhưng nguy hiểm, mình thích nhất là màu của nó
Nó hay trôi nổi trên mặt nước ấy, nếu như đi biển mà gặp nó nhớ tránh xa nhé!
Nhiều người bắt nó lên và trúng chất đọc của nó sẽ bị thương, nặng thì chết.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom