Sử 12 [Tham khảo] Quách Hy

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tóm tắt sơ lược về người lang Mường Cách mạng:
Quách Hy sinh ngày 7-3-1907 tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, người con của dân tộc Mường đã sớm giác ngộ cách mạng, hạt giống gieo mầm vào chiến khu cách mạng Mường Khói nơi khởi nghĩa lập công đầu thời kỳ cách mạng tháng 8 -1945 ở tỉnh Hòa Bình.

Xuất thân từ một gia đình quan lang ở Mường Khói, được học hành nên từ nhỏ Quách Hy đã có lòng yêu nước kính trọng nhân dân, được nhân dân yêu quý. Lúc lớn lên được cử làm chánh tổng thì tấm lòng yêu thương kính trọng dân lại mở rộng ra các phường trong tổng. Tuy xuất thân trong hệ thống cai trị nhưng ông vẫn nhận thức được sự thống trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân, có ý thức yêu nước. Lúc làm chánh tổng đã nuôi giấu một đảng viên cộng sản từ Hà Đông lánh nạn khủng bố chạy lên, bị mật thám phát hiện đã đến bắt đồng chí này ngay tại nhà. Quách Hy khai là vì không có trường học, thấy ông này xin đến dạy học nên nuôi để con trai và các trẻ trong làng học. Đồng chí cộng sản này bị tra tấn dã man nhưng cũng chỉ khai là không có việc làm nên đến xin dạy học để kiếm ăn. Mặc dù bị chúng đòi gọi, xét hỏi nhiều lần nhưng không có chứng cớ nên chúng không làm gì được. Chúng đã cử Quách Hy đi làm bang tá ở Kim Truy để điều đi khỏi nhà và để xa nhân dân vùng Mường Khói theo âm mưu “điệu hổ ly sơn”.

nha-san-muong.jpg


Khi đến nhiệm sở mới Quách Hy vẫn giữ thái độ gần gũi yêu mến nhân dân. Người dân vùng Kim Truy, Kim Bôi, Sào Báy không những không sợ hãi quan bang tá mà vẫn thân mến gọi ông là ông lang Mường Khói, nhiệm sở của ông, dân thường ra vào. Có khi đến thăm hỏi, cùng ngồi uống nước sưởi ấm chứ không phải chỉ đến vì việc quan. Tấm lòng của ông đã chinh phục được nhân dân vùng này làm cho các quan lang trong tỉnh phải nể trọng. Tất nhiên những quan lang tham lam tàn ác thì lại thù ghét cho là ông đã phá hoại quan hệ lang – dân, làm cho dân không sợ uy quyền của lang như xưa. Chính vì thế mà những người cộng sản ở Mỹ Đức lại có dịp tìm đến để tuyên truyền, giải thích về đường lối chủ trương cách mạng của Đảng cho ông. Không những ông sẵn lòng tiếp thu mà còn từ đó đưa mầm cách mạng về quê hương Mường Khói, động viên con em tiếp xúc với phong trào cách mạng được xây dựng ngay ở quê hương ông.

Khi được đồng chí Vương Thừa Vũ, do các đảng viên ở Mỹ Đức, Hà Đông giới thiệu vào tìm nơi huấn luyện quân sự, đồng chí đã vui mừng đón tiếp rồi cho người dẫn về nhà ở Mường Khói giao cho con trai là Quách Đức Rưỡng bảo vệ và dẫn đi xem xét các địa điểm để Vương Thừa Vũ trực tiếp lựa chọn. Quách Đức Rưỡng tuân theo ý cha, đã báo cáo lại với anh Vũ Đình Bản và được anh Bản hoan nghênh. Rưỡng và anh Bản dẫn Vương Thừa Vũ trèo đèo, vượt suối vào Mường Lọt xem xét. Được Vương Thừa Vũ chọn và quyết định sẽ mở lớp huấn luyện quân sự vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền có tên gọi “Trường Sơn kháng Nhật học hiệu”. Quách Hy vô cùng phấn khởi, động viên con tìm mọi cách ủng hộ cho lớp huấn luyện quân sự sớm được tổ chức. Mặc dù chưa phải là đảng viên nhưng Rưỡng đã bất chấp khó khăn để phục vụ cách mạng, tham gia đội tự vệ đỏ bảo vệ lớp huấn luyện, vận động phong trào của các tổ chức cách mạng tại thị trấn Vụ Bản xã Ân Nghĩa – Tân Mỹ tiếp tế lương thực, thực phẩm trực tiếp, tiếp nhận và tổ chức rất an toàn bí mật, việc chuyển giao lương thực, thực phẩm bảo vệ tuyệt đối bí mật, an toàn lớp huấn luyện trước sự rình rập, dò xét, theo dõi của bọn mật thám.

Nhân dịp Quách Hy (còn đeo bài ngà bang tá) lên tỉnh họp hiệp thương do tuần phủ triệu tập, đồng chí Vũ Thơ (Ban cán sự tỉnh ủy) được Đỗ Văn Phạm giới thiệu là có một quan lang một bang tá có lòng yêu nước đến tham dự. Mặc dù chưa được báo cáo gì về Quách Hy nhưng đồng chí Vũ Thơ tin lời giới thiệu của đồng chí Đỗ Văn Phạm và đồng ý gặp Quách Hy. Trong lúc đó có lệnh của Trung ương triệu tập Quốc dân đại hội Tân Trào và có mời một số thân sĩ yêu nước đi Việt Bắc họp. Đồng chí Vũ Thơ đã bàn với Quách Hy về việc này, và nhân danh Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng tỉnh Hòa Bình mời ông đi họp. Quách Hy sửng sốt vì chưa từng nghĩ tới nhưng tỏ ra vô cùng phấn khởi nói: “Tôi đã theo cách mạng, anh bảo làm gì, đi đâu có lợi cho cách mạng tôi xin đi ngay, làm ngay không ngại khó khăn, gian khổ”. Đồng chí Vũ Thơ giới thiệu Quách Hy tham gia đoàn đại biểu của Hòa Bình. Trong đoàn còn có Đinh Công Sắc và Đặng Trí Viễn, Quách Hy cởi giày và bài ngà đưa cho đồng chí Vũ Thơ nhờ chuyển cho gia đình. Đồng chí Vũ Thơ nói Quách Hy cứ mang bài ngà đi, lúc họp cứ đeo vào để cho thấy tầng lớp quan lại yêu nước cũng có người đi theo cách mạng. Quách Hy gói bài ngà lại đút túi và đi họp với thái độ hăm hở quyết tâm, bỏ cuộc hiệp thương ở phủ bộ đường mà không chút do dự trù trừ.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, được Đảng và nhân dân giao nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch UBND lâm thời châu Lạc Sơn, rồi thay tri châu Quách Hàm làm Chủ tịch UBND châu Lạc Sơn, ông đã cùng anh em cán bộ động viên nhân dân tham gia phong trào Bình dân học vụ và phong trào tăng gia sản xuất theo chỉ đạo của Tỉnh ủy Hòa Bình, đưa phong trào cách mạng lên một khí thế mới. Khắp các bản Mường đâu đâu cũng nhộn nhịp tấp nập đi học Bình dân, bản nào đêm đến cũng sáng trưng ánh đuốc. Ban ngày thì cán bộ thầy giáo Bình dân cùng nhân dân đi khai hoang, ca hát vang lừng các đồi, nương, bưa bãi. Trước sau, từ lúc là một quan lang, một chánh tổng, một quan bang tá của chế độ cũ, đến lúc là một cán bộ cách mạng giữ các trọng trách từ châu đến tỉnh, ông luôn giữ phong thái gần gũi nhân dân, tôn trọng nhân dân, chăm lo lợi ích của nhân dân, coi như một tâm nguyện tự nhiên của mình nên luôn được nhân dân tin yêu, kính trọng. Đó là một nguyên nhân đưa lại sự thành công trong sự nghiệp cách mạng vinh quang của ông.
Quách Hy luôn một lòng tin cậy, đoàn kết với những cán bộ lãnh đạo ở châu lúc đó như: Nguyễn Đình Khanh, Vũ Đình Hoan, Nguyễn Hữu Lê, bất cứ điều gì đều báo cáo với Châu ủy và những việc gì Châu ủy giao cho đều quyết tâm làm đến nơi, đến chốn. Sau này lúc lên tỉnh cũng giữ vững ý thức tổ chức kỷ luật, làm đúng nhiệm vụ Bí thư Đảng đoàn chính quyền. Mọi việc ở địa phương hay ở trên chỉ thị về, đều tự mình suy nghĩ cách thực hiện rồi báo cáo xin ý kiến Tỉnh ủy để tổ chức thi hành. Lúc này ở Hòa Bình có rất ít đảng viên là người dân tộc thiểu số mà phần lớn cán bộ, từ giáo viên Bình dân học vụ đến các chiến sĩ cảnh vệ phần lớn là người Kinh được điều lên để giúp cho phong trào Hòa Bình. Vì vậy, vấn đề đoàn kết các dân tộc để kháng chiến là vô cùng quan trọng, nhất là việc đoàn kết giữa cán bộ địa phương và cán bộ dưới xuôi. Khi quân Pháp quay lại chiếm Hòa Bình, chúng cố mua chuộc một số quan lang mưu toan khôi phục chế độ cũ, lập xứ Mường tự trị. Quách Hy dùng uy tín và kiến thức của mình đi nơi này nơi kia giải thích cho những nhà lang còn đang lừng chừng và cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh để vạch rõ âm mưu của kẻ thù, xây dựng tinh thần đại đoàn kết.

Trên 30 năm công tác qua nhiều chức vụ: Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Lạc Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Hòa Bình, Tỉnh ủy viên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hòa Bình, đại biểu Quốc hội, luôn tận tụy với công việc, nghiêm túc góp phần xây dựng ý thức kỷ luật của Đảng, nêu cao ý chí đoàn kết nhất trí trong Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là nguyên nhân đưa Quách Hy – một đảng viên kiên trung, người con ưu tú của dân tộc Mường Hòa Bình đến điểm vinh quang của sự nghiệp cách mạng.

Nguồn: Google


 
Top Bottom