Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯƠNG
1. Khái niệm
- Là phương pháp xác định khối lượng cấu tử M trong đối tượng phân tích X qua phép cân bằng cách tách M dưới dạng 1 hợp chất hóa học có thành phần xác định.
VD: Để định lượng [imath]Fe^{3+}[/imath] trong mẫu [imath]Fe(NO_3)_3.9H_2O[/imath] ta làm kết tủa dưới dạng [imath]Fe(OH)_3[/imath] nung và cân [imath]Fe_2O_3[/imath]
2.Nguyên tắc
- Mẫu (X) -> X (dd) -> Y( dạng kết tủa) ->Loc, rửa, nung, sấy -> Z (dạng cân)
VD: Theo như trên ta có: Dạng kết tủa là [imath]Fe(OH)_3[/imath]; dạng cân là [imath]Fe_2O_3[/imath]
-Ưu điểm:
+ Dụng cụ đơn giản
+Độ chính xác cao
-Nhược điểm
+Thao tác phức tạp, mất nhiều thời gian
3.Xác định lượng mẫu
- Hàm lượng dạng cân phụ thuộc vào lượng chất nghiên cứu.
-Lượng chất nghiên cứu càng lớn thì độ chính xác càng cao (tuy nhiên vẫn tới 1 mức độ nào đó)
a) Đối với kết tủa dạng vô định hình
- Lượng chất nghiên cứu được tính theo công thức:
[imath]a=\dfrac{m}{n}. \dfrac{M_A}{M_B}.0,1[/imath]
Trong đó:
[imath]M_A[/imath]: khối lượng mol của chất cần xác định
[imath]M_B[/imath]: khối lượng mol của dạng cân
m,n: hệ số cân bằng của phương trình phản ứng
0,1: tìm được bằng thực nghiệm, áp dụng cho các kết tủa vô định hình
VD: M_A=404 ; M_B= 160
m=2; n=1
[imath]a= \dfrac{2}{1}. \dfrac{404}{160}.0,1= 0,5g[/imath]
b) Đối với kết tủa tinh thể
[imath]a= \dfrac{m}{n}.\dfrac{M_A}{M_B}.0,5[/imath]
Chú thích: Giống kết tủa vô định hình
VD: Xác định [imath]\%Ca[/imath] trong mẫu [imath]CaCO_3[/imath] bằng cách tạo kết tủa [imath]CaC_2O_4[/imath]
[imath]CaCO_3 \to Ca^{2+} \to CaC_2O_4 \to CaO[/imath]
[imath]M_A= 100; M_B=40; m=1;n=1[/imath]
4.Các yêu cầu
- Dạng tủa:
+ Tủa tạo thành có tích số tan đủ bé
+Có độ tinh khiết cao, ít hấp phụ hay lẫn chất bẩn
+ Có tinh thể lớn để ít bị tan trong quá trình lọc tủa
+ Tủa chuyển sang dạng cân dễ dàng và hoàn toàn
-Dạng cân:
+ Bền với môi trường, không bị hút ẩm, không bị phân hủy.
+ Phải có CT xác định để tính F đúng.
+F càng nhỏ càng tốt
5. Hệ số chuyển F
- Nếu dạng cân [imath]A_mB_n[/imath]
[imath]F= \dfrac{m.M_A}{M_{A_mB_n}}[/imath]
Trong đó [imath]M_A[/imath] là nguyên tử gam của chất cần phân tích A
- Trường hợp tính %A dưới dạng [imath]A_xD_y[/imath] từ [imath]A_mB_n[/imath]
[imath]F= \dfrac{M_{A_xD_y}}{M_{A_mB_n}}. \dfrac{m}{x}[/imath]
6. Tính %X
[imath]\% X= F. \dfrac{b}{a}.100[/imath]
Trong đó:
a: lượng cân ban đầu của mẫu chứa X cần phân tích
b: Khối lượng dạng cân
Qua phần lí thuyết trên, sau đây mình sẽ cung cấp 1 vài bài tập củng cố nhé!!!
Bài 1: [imath]1,1245g (X) \to Fe(OH)_3.xH_2O \to[/imath] lọc sấy [imath]\to Fe_2O_3[/imath] (0,3412g)
a) Hàm lượng Fe dưới dạng Fe_2O_3
b) Hàm lượng Fe_3O_4 dưới dạng Fe_2O_3
Làm:
a) [imath]F= \dfrac{2M_{Fe}}{M_{Fe_2O_3}}= 0,7[/imath]
[imath]%Fe= F. \dfrac{0,3412}{1,1245}.100= 21,23%[/imath]
b) [imath]F= \dfrac{Fe_3O_4}{Fe_2O_3}. \dfrac{2}{3}= 0,9666[/imath]
[imath]\% Fe_3O_4= F. \dfrac{0,3412}{1,1245}.100=29,33 \%[/imath]
Mình làm xong rồi đến lượt cậu làm nhaa!!!
Bài 2: Định lượng FeO trong mẫu [imath]FeSO_4[/imath]. Khi hòa tan 0,92g mẫu và tạo tủa dưới dạng [imath]Fe(OH)_2[/imath]. Nung tủa trong không khí được dạng cân [imath]Fe_2O_3[/imath] có khối lượng 0,2545g
a) Tính %FeO trong mẫu trên
b) Tính hàm lượng [imath]FeSO_4.7H_2O[/imath] trong mẫu trên
Cảm ơn các cậu đã đọc đến đây.<3
Tớ xin ghi nhận mọi đóng góp ý kiến và chỉnh sửa.
1. Khái niệm
- Là phương pháp xác định khối lượng cấu tử M trong đối tượng phân tích X qua phép cân bằng cách tách M dưới dạng 1 hợp chất hóa học có thành phần xác định.
VD: Để định lượng [imath]Fe^{3+}[/imath] trong mẫu [imath]Fe(NO_3)_3.9H_2O[/imath] ta làm kết tủa dưới dạng [imath]Fe(OH)_3[/imath] nung và cân [imath]Fe_2O_3[/imath]
2.Nguyên tắc
- Mẫu (X) -> X (dd) -> Y( dạng kết tủa) ->Loc, rửa, nung, sấy -> Z (dạng cân)
VD: Theo như trên ta có: Dạng kết tủa là [imath]Fe(OH)_3[/imath]; dạng cân là [imath]Fe_2O_3[/imath]
-Ưu điểm:
+ Dụng cụ đơn giản
+Độ chính xác cao
-Nhược điểm
+Thao tác phức tạp, mất nhiều thời gian
3.Xác định lượng mẫu
- Hàm lượng dạng cân phụ thuộc vào lượng chất nghiên cứu.
-Lượng chất nghiên cứu càng lớn thì độ chính xác càng cao (tuy nhiên vẫn tới 1 mức độ nào đó)
a) Đối với kết tủa dạng vô định hình
- Lượng chất nghiên cứu được tính theo công thức:
[imath]a=\dfrac{m}{n}. \dfrac{M_A}{M_B}.0,1[/imath]
Trong đó:
[imath]M_A[/imath]: khối lượng mol của chất cần xác định
[imath]M_B[/imath]: khối lượng mol của dạng cân
m,n: hệ số cân bằng của phương trình phản ứng
0,1: tìm được bằng thực nghiệm, áp dụng cho các kết tủa vô định hình
VD: M_A=404 ; M_B= 160
m=2; n=1
[imath]a= \dfrac{2}{1}. \dfrac{404}{160}.0,1= 0,5g[/imath]
b) Đối với kết tủa tinh thể
[imath]a= \dfrac{m}{n}.\dfrac{M_A}{M_B}.0,5[/imath]
Chú thích: Giống kết tủa vô định hình
VD: Xác định [imath]\%Ca[/imath] trong mẫu [imath]CaCO_3[/imath] bằng cách tạo kết tủa [imath]CaC_2O_4[/imath]
[imath]CaCO_3 \to Ca^{2+} \to CaC_2O_4 \to CaO[/imath]
[imath]M_A= 100; M_B=40; m=1;n=1[/imath]
4.Các yêu cầu
- Dạng tủa:
+ Tủa tạo thành có tích số tan đủ bé
+Có độ tinh khiết cao, ít hấp phụ hay lẫn chất bẩn
+ Có tinh thể lớn để ít bị tan trong quá trình lọc tủa
+ Tủa chuyển sang dạng cân dễ dàng và hoàn toàn
-Dạng cân:
+ Bền với môi trường, không bị hút ẩm, không bị phân hủy.
+ Phải có CT xác định để tính F đúng.
+F càng nhỏ càng tốt
5. Hệ số chuyển F
- Nếu dạng cân [imath]A_mB_n[/imath]
[imath]F= \dfrac{m.M_A}{M_{A_mB_n}}[/imath]
Trong đó [imath]M_A[/imath] là nguyên tử gam của chất cần phân tích A
- Trường hợp tính %A dưới dạng [imath]A_xD_y[/imath] từ [imath]A_mB_n[/imath]
[imath]F= \dfrac{M_{A_xD_y}}{M_{A_mB_n}}. \dfrac{m}{x}[/imath]
6. Tính %X
[imath]\% X= F. \dfrac{b}{a}.100[/imath]
Trong đó:
a: lượng cân ban đầu của mẫu chứa X cần phân tích
b: Khối lượng dạng cân
Qua phần lí thuyết trên, sau đây mình sẽ cung cấp 1 vài bài tập củng cố nhé!!!
Bài 1: [imath]1,1245g (X) \to Fe(OH)_3.xH_2O \to[/imath] lọc sấy [imath]\to Fe_2O_3[/imath] (0,3412g)
a) Hàm lượng Fe dưới dạng Fe_2O_3
b) Hàm lượng Fe_3O_4 dưới dạng Fe_2O_3
Làm:
a) [imath]F= \dfrac{2M_{Fe}}{M_{Fe_2O_3}}= 0,7[/imath]
[imath]%Fe= F. \dfrac{0,3412}{1,1245}.100= 21,23%[/imath]
b) [imath]F= \dfrac{Fe_3O_4}{Fe_2O_3}. \dfrac{2}{3}= 0,9666[/imath]
[imath]\% Fe_3O_4= F. \dfrac{0,3412}{1,1245}.100=29,33 \%[/imath]
Mình làm xong rồi đến lượt cậu làm nhaa!!!
Bài 2: Định lượng FeO trong mẫu [imath]FeSO_4[/imath]. Khi hòa tan 0,92g mẫu và tạo tủa dưới dạng [imath]Fe(OH)_2[/imath]. Nung tủa trong không khí được dạng cân [imath]Fe_2O_3[/imath] có khối lượng 0,2545g
a) Tính %FeO trong mẫu trên
b) Tính hàm lượng [imath]FeSO_4.7H_2O[/imath] trong mẫu trên
Cảm ơn các cậu đã đọc đến đây.<3
Tớ xin ghi nhận mọi đóng góp ý kiến và chỉnh sửa.