Văn 10 (Tham khảo) Phân tích chí khí của người anh hùng Từ Hải

buianh15121990

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
135
86
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Tây Thạnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng là thiên tài văn học. Tác phẩm “Truyện Kiều” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Trong “Truyện Kiều”, nếu như khát vọng tình yêu tự do ND gửi gắm vào nhân vật TK thì khát vọng về công lý ông gửi gắm vào nhân vật Từ Hải . “Chí khí anh hùng” là một đoạn trích đã khắc họa rõ nét nhất chí khí của người anh hùng Từ Hải.
Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại ‘thoắt động lòng bốn phương’. Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu ‘Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể’. Sinh ra làm trang nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải lập công, hoàn thành nghiệp lớn lưu danh sử sách:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải. Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh). Chính vì thế, Từ Hải lên đường với một tư thế hiên ngang, lẫm liệt:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”

Không gian xung quanh – rộng lớn, bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối bể – như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khoát của chàng. Chàng như hòa vào với trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí và hoài bão – vươn đến tận vũ trụ xa xôi.
Trước quyết tâm lên đường của Từ Hải, trong giờ phút tiễn biệt, lời hồi đáp của Từ Hải với Thúy Kiều còn giúp ta hiểu rõ hơn lí tưởng của người anh hùng:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.

Ngôn ngữ mang đậm khẩu khí anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Những từ ngữ : “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “rõ mặt phi thường” thể hiện sự quyết tâm, bản lĩnh với lý tưởng cao cả, ý chí,khát vọng lớn lao, cao cả về một sự nghiệp lẫy lừng của Từ Hải. Đồng thời, qua lời đáp của Từ Hải ta còn thấy chàng là con người rất mực tự tin. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng, để đem lại vinh hoa, hạnh phúc cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành
Bằng những hình ảnh ước lệ, thông qua hành động, lời thoại trực tiếp, thể hiện sự tự tin, bản lĩnh nhân vật, Nguyễn Du đã xuất sắc miêu tả một Từ Hải – một con người bình thường, với những hoài bão và ý chí lớn lao. Từ Hải chính là nhân vật gửi gắm ước mơ, khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc – một cuộc sống lý tưởng cho tất cả mọi người của Nguyễn Du.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom