Văn 7 [Tham khảo] Đề thi HKII môn Văn lớp 7

anbinhf

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
9 Tháng ba 2020
1,207
10,851
766
17
Nghệ An
Trường THCS Quỳnh Hồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái, na, hồng, ổi, thị...
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.​
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Từ láy "rong ruổi" gợi lên điều gì?
Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên.
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ
Phần II: Làm văn (8 điểm)
Câu 5: (3 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Qua đó em có suy nghĩ gì về nhân dân ta phòng chống thảm họa, thiên tai hàng năm.
Câu 6: (5 điểm)
Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"
@Trần Tuyết Khả
@baochau1112
@Lê Uyên Nhii
@Nhật Hạ !
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái, na, hồng, ổi, thị...
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.​
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Từ láy "rong ruổi" gợi lên điều gì?
Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên.
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ
Phần II: Làm văn (8 điểm)
Câu 5: (3 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Qua đó em có suy nghĩ gì về nhân dân ta phòng chống thảm họa, thiên tai hàng năm.
Câu 6: (5 điểm)
Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"
@Trần Tuyết Khả
@baochau1112
@Lê Uyên Nhii
@Nhật Hạ !
Phần I
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
Từ láy "rong ruổi" là từ láy gợi hình, miêu tả dáng vẻ gấp gáp, lo toan của mẹ với gánh nặng trên vai
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật: liệt kê (na, hồng, ổi, thị)
Câu 4:
Nội dung chính của đoạn thơ: sự vất vả, tần tảo của mẹ để chăm lo cho con, cho cuộc sống và tình yêu, sự kính mến mà người con muốn gửi đến mẹ

Phần II
Câu 5:
- Giới thiệu văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn và vấn đề chống thiên tai, bão lũ ở nước ta
- Quan phụ mẫu trong văn bản là một tên quan ăn chơi, sống trong sung sướng mặc cho dân nghèo khổ
+ Sống sang trọng, xa hoa: đi hộ đê mà đem theo rất nhiều đồ vật xa hoa, đồ ăn là của ngon vật lạ
+ Sống nhàn nhã, hưởng thụ: trong khi người dân đang vật vã lo đắp đê thì hắn vẫn ngồi "chễm chệ" trong đình, xung quang có người hầu kẻ hạ
+ Đê sắp vỡ nhưng vẫn thản nhiên chơi mạt chược
- Là một kẻ bất nhân, coi mạng người như cỏ rác, coi thú vui của bản thân lên trên hết
+ Có người nói khẽ "khéo có khi đê vỡ" nhưng quan gắt "mặc kệ"
+ Khi có người nhà quê vào bẩm báo, hắn gắt gỏng, sai lính đuổi người ấy ra khỏi
+ Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to, "Ù, thông tôm chi chi nẩy!"
-> Tên quan phụ mẫu là điển hình cho thế lực kẻ nắm quyền trong chế độ thực dân phong kiến
- Hàng năm, thiên tai bão lũ vẫn xảy ra liên miên. Nước ta giờ đây đã độc lập, tự do, cuộc sống văn minh, phát triển hơn. Vì thế, công tác phòng chống thiên tai, bão lũ của nhân dân ta ngày nay được cải thiện nhiều, ít gây ảnh hưởng tới tài sản và tính mạng con người. Nhà nước cũng chú trọng giúp dân phòng chống bão lũ.....
Câu 6:
MB: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu tục ngữ
TB:
- Giải thích
+ Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha ta về cách sống đẹp: cho dù nghèo khổ, khó khăn đến mấy nhưng chúng ta cũng phải giữ lấy lương thiện, nhân cách và phẩm chất tốt đẹp.
- Tại sao phải "đói cho sạch, rách cho thơm"
+ Biểu hiện
  • Từ xưa, đạo lý này đã in sâu trong tâm thức người dân Việt Nam. Con người cho dù có gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì, cố gắng bằng chính sức lực, không dựa dẫm
  • Giữ vững tâm trí trước mọi cám dỗ
  • Có lối sống cao đẹp, không tham lam
  • Dẫn chứng trong lịch sử
  • Dẫn chứng ngày nay: ở ngay học sinh, đạo lý ấy thể hiện ở chỗ: không quay cop trong giờ kiểm tra, không chơi gian lận, luôn giữ vững tinh thần ham học, không bị cám dỗ bởi những trò chơi, thiết bị điện tử xung quanh.....
- Vai trò, ý nghĩa
+ Người "sống cho sạch, rách cho thơm" sẽ được mọi người yêu quý, kính mến
+ Khi sống cao đẹp, lòng ta sẽ thanh thản, hạnh phúc hơn
+ Một xã hội với nhiều cá nhân sống theo đạo lý "đói cho sạch, rách cho thơm" thì sẽ trở nên văn minh, trở nên hài hoà, tốt đẹp hơn
- Mở rộng vấn đề
+ Vẫn còn đâu đó một số cá nhân vì túng thiếu mà làm ra những việc trái với lương tâm, đạo đức xã hội, có những hành vi gây ảnh hưởng tới toàn xã hội....
+ Hành vi đó đáng bị lên án, phê phán
- Liên hệ bản thân
(Giấy rách phải giữ lấy lề)
KB: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ, nêu cảm nhận của bản thân
 
Top Bottom