Sinh 12 [Tham khảo] Bệnh giun chỉ bạch huyết

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Đại cương

Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical disease - NTD), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Ở nước ta, bệnh giun chỉ bạch huyết thường gặp ở một số vùng. Sự lưu hành bệnh giun chỉ phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu người bệnh. Triệu chứng lâm sàng thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.

Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng. Trong khi nhiễm bệnh thường xuất hiện lúc nhỏ, nhưng các biểu hiện có thể nhìn thấy rõ sau này trong cuộc đời. Bệnh gây ra tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Bệnh giun chỉ bạch huyết thực tế khó chẩn đoán trên lâm sàng ở giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh nhân sống trong vùng bệnh lưu hành, có triệu chứng phù voi, tiểu ra dưỡng trấp thì chẩn đoán dễ dàng hơn. Đối với người sống ngoài vùng lưu hành bệnh, việc chẩn đoán lâm sàng gặp nhiều hạn chế. Vì vậy phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng giun chỉ.

Lịch sử phát hiện các loài giun chỉ bạch huyết: Wuchereria bancrofti (Cobbold, 1877), Brugia malayi (Brug,
1927), Brugia timori (Partono, Atmosoedjomo, Demijati và Cross, 1977).
Giun chỉ bạch huyết là một bệnh nhiễm ký sinh trùng Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori. Ở Việt Nam chỉ gặp 2 loại là Wuchereria bancrofti Brugia malayi, trong đó Brugia malayi chiếm đa số (trên 90%).

Loài ký sinh trùng này được truyền từ người này sang người khác qua vector trung gian là muỗi, chúng nhiễm phải ấu trùng giun chỉ khi đốt người, ký sinh trùng khi đó sẽ xâm nhập vào trong da và từ đó chúng đi vào cơ thể con người, tiếp đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người, người là ký chủ vĩnh viễn.

II. Đặc điểm sinh học
1. Giun trưởng thành


Giun chỉ bạch huyết khi trưởng thành đều có hình dạng rất giống nhau, trông như sợi chỉ trắng sữa. Con cái kích thước 25 - 100 mm, con đực kích thước: 13 - 40 mm. Giun thường cuộn lại với nhau như đám chỉ rối trong hệ bạch huyết.

Miệng giun chỉ cấu tạo đơn giản, bao miệng không rõ ràng, thực quản có hình ống. Giun chỉ có các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, sinh dục, thần kinh. Giun đực có hai gai giao phối, giun cái có tử cung chiếm phần lớn thân, trong có nhiều bọc chứa ấu trùng. Giun cái đẻ ra ấu trùng gọi là phôi giun chỉ.

W.bancrofti.jpg

(Giun trưởng thành W.bancrofti. Con đực ở bên trái; con cái ở bên phải (nguồn CDC))

2. Ấu trùng giun chỉ

Ấu trùng của giun chỉ Wuchereria bancrofti có kích thước 261 - 305 x 4 - 10mm, có lớp bao bên ngoài, các nhân được trải dài trong thân của phôi nhưng phần đuôi không có nhân. Phôi giun chỉ xuất hiện trong máu ký chủ sau khi nhiễm khoảng vài tháng. Thời gian trung bình để phát hiện phôi giun chỉ Wuchereria bancrofti trong máu là khoảng một năm sau khi nhiễm.

Ấu trùng Brugia malayi có kích thước180 - 230 mm, có bao bên ngoài, các nhân bên trong trải dài khắp thân và đoạn cuối thân có hai nhân.

au%20trung%20W.bancrofti%20va%20B.malayi.jpg

Ấu trùng W.bancrofti Ấu trùng B.malayi (nguồn CDC; DPDx)

Sự xuất hiện của ấu trùng giun chỉ ở máu ngoại vi vào ban đêm đã được ghi nhận từ lâu và có nhiều giả thuyết giải thích về hiện tượng này như sau:
  • Giả thuyết sinh tồn cho rằng muốn bảo toàn nòi giống, ấu trùng giun chỉ ở người mang mầm bệnh phải xâm nhập vào được cơ thể muỗi là trung gian truyền bệnh. Muỗi là vật chủ phụ của giun chỉ, muốn hoàn thành vòng đời sinh học, giun chỉ nhất thiết cần phải có giai đoạn phát triển trong cơ thể muỗi. Các loài muỗi truyền bệnh giun chỉ như Culex, Anopheles, Mansonia, chúng thường hoạt động hút máu về ban đêm. Có những nơi như tại một số hòn đảo ở Thái Bình Dương là Samoa, New Guinea..., muỗi truyền bệnh giun chỉ là loài Aedes scutellaris có hoạt động hút máu vào ban ngày nên ở những nơi này ấu trùng giun chỉ xuất hiện trong máu ngoại vi cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Giả thuyết về sự giãn mao mạch khi ngủ cho rằng ấu trùng giun chỉ tập trung ở mao mạch máu nội tạng như tim, gan, phổi, thận... Khi ngủ, mao mạch giãn nở nên ấu trùng giun chỉ có thể xuất hiện ở máu ngoại vi. Nếu thay đổi chế độ sinh hoạt như làm việc vào ban đêm, ngủ vào ban ngày thì chu kỳ xuất hiện của ấu trùng giun chỉ ban đêm có thể chuyển sang ban ngày. Nếu dùng các loại thuốc gây giãn mạch máu vào ban ngày thì có thể thấy ấu trùng giun chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi sau khi dùng thuốc.
III. Chu kỳ phát triển

Chu kỳ phát triển của giun chỉ bạch huyết trải qua hai ký chủ: người và muỗi. Người là ký chủ vĩnh viễn, muỗi là ký chủ trung gian chứa giai đoạn ấu trùng.
Chu%20ky%20phat%20trien%20W.bancrofti%20va%20B.malayi.jpg

Chu kỳ phát triển của giun chỉ bạch huyết B.malayi và W.bancrofti (nguồn CDC)

Muỗi nhiễm ấu trùng giai đoạn ba được truyền vào cơ thể người thông qua vết đốt. Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành và thường nằm trong hệ bạch huyết. Con trưởng thành sinh sản hữu tính, chúng đẻ ra phôi, phôi phát triển thành ấu trùng, ấu trùng giun chỉ bạch huyết di chuyển trong hệ bạch huyết và có chu kỳ đêm. Muỗi nhiễm ấu trùng giun chỉ khi hút máu người nhiễm bệnh. Ấu trùng vào cơ thể muỗi, thoát vỏ xuyên qua thành dạ dày, đến cơ ngực muỗi. Chuyển thành ấu trùng giai đoạn một. Sau hai lần lột xác phát triển thành ấu trùng giai đoạn ba. Ấu trùng giai đoạn ba di chuyển đến vòi muỗi. Và có thể lây nhiễm sang người khác khi muỗi hút máu.

1. Chu trình phát triển trong cơ thể người

Người bị muỗi đốt và ấu trùng giun chỉ được truyền qua người. Ấu trùng di chuyển từ mạch máu vào hệ bạch huyết và trưởng thành sau khoảng một năm.

Giun trưởng thành sinh sản hữu tính,giun cái đẻ ra ấu trùng, ấu trùng sống trong mạch máu nội tạng và thường xuất hiện ở máu ngoại vi về ban đêm (từ 21 giờ đêm đến 2 giờ sáng).Khi muỗi hút máu người, ấu trùng chủ động nhanh chóng xâm nhập vào vòi muỗi để vào dạ dày. Nếu phôi giun chỉ không được truyền qua muỗi, phôi sẽ chết sau khoảng bảy tuần. Khi phôi giun chỉ không ra ngoại biên thì phôi có mặt trong máu của các nội tạng nhất là phổi.

2. Chu kỳ phát triển trong cơ thể muỗi

Ở dạ dày muỗi, sau 2 - 6 giờ ấu trùng xuyên qua dạ dày và để lớp áo lại. Sau 15 giờ ấu trùng di chuyển tới vùng cơ ngực muỗi, chuyển thành ấu trùng giai đoạn một. Sau 14 ngày ấu trùng lại thay vỏ hai lần thành ấu trùng giai đoạn ba. Ký sinh ở vùng tuyến nước bọt chờ cơ hội xâm nhập vào người.

Khi muỗi hút máu người, muỗi truyền ấu trùng giun chỉ vào máu ngoại vi, từ đó ấu trùng theo máu ký sinh ở hệ bạch huyết để phát triển thành ấu trùng giai đoạn bốn và cuối cùng thành con trưởng thànhở hệ bạch huyết. Thời gian từ khi nhiễm đến khi xuất hiện ấu trùng trong máu khoảng 3 - 7 tháng. Thời gian phát triển từ ấu trùng đến con trưởng thành trung bình một năm.

Ấu trùng có thể tồn tại ở hệ tuần hoàn máu tới 10 tuần rồi sẽ chết nếu không được muỗi hút.
Giun trưởng thành có tuổi thọ khoảng 10 năm.

Bạn nghĩ gì về loại bệnh này? Hãy đặt ra những câu hỏi bạn thắc mắc, mình sẵn sàng giải đáp.
Nguồn: Express.

 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom