thac mac ve sinh hoc 12

T

traitimbang_3991

1 Tỉ lệ loại hợp tử AaBBDD từ AaBbDd x AaBbDd
2 Tỉ lệ loại hợp tử A-B-D từ AaBbDd x AaBbDd

1/ Aa x Aa ---> 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Bb X Bb >>>> 1/4BB : 2/4 Bb : 1/4 bb
Dd x Dd >>>> 1/4DD : 2/4 Dd : 1/4 dd
-------------> Tỉ lệ loại hợp tử AaBBDD từ AaBbDd x AaBbDd là 2/4 * 1/4 * 1/4 =???

2/ bạn làm tương tự như trên nhé!
A- là Aa và AA --------> Aa x Aa ---> 3/4 (A-) :1/4aa
ta có Tỉ lệ loại hợp tử A-B-D từ AaBbDd x AaBbDd là 3/4 * 3/4 * 3/4 =27/64
 
A

anhhuyconan

1.Kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là 2.Kie63u gen BbDdEEff giảm phân bình thường , sinh ra các loại giao tử là
3.AADDEeFf khi tử thụ phấn cho số tổ hợp giao tử là
4.
 
Last edited by a moderator:
M

minhme01993

1Kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là
2Kie63u gen BbDdEEff giảm phân bình thường , sinh ra các loại giao tử là
3AADDEeFf khi tử thụ phấn cho số tổ hợp giao tử là

Bạn ơi có điên đề bài mới cho viết hết ra, số lượng quá nhiều. Nó chỉ tính ra tỉ lệ thôi. Viết cụ thể thì dài lắm! Vậy phần này cho qua nha. Nhưng nếu bạn cần có thể vẽ sơ đồ hình cây để tìm các loại giao tử, số loại hợp tử thì vẽ SDL
 
M

marucohamhoc

số loại giao tủ và các loại giao tử là khác nhau hoan toàn
nếu hỏi về số loại giao tu thì chi can tính mà không cần ghi ra
còn nếu hỏi về cac loai giao tu thi phai ghi cụ thể bạn ạ
đây là bài giải của mình,các bạn tham khảo nha
1) công thức tính số giao tử: giả sử cá thể đem lai dị hơp về n cặp gen thi số giao tử là 2^ n
Kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là:2^3= 8 loại g tử

2) Kiểu gen BbDdEEff giảm phân bình thường , sinh ra các loại giao tử là:BDEf,BdEf,bDEf, bdEf( tất cả là 4 loại)( bài này dùng sơ đồ cây)
3) AADDEeFf x AADDEeFf
Do mỗi bên bố mẹ dị hợp về 2 cặp gen nên mỗi bên sẽ cho : 2^ 2= 4giao tử
Khi tự thụ phấn cho số tổ hợp giao tử là: 4x 4= 64 tổ hợp giao tử
 
T

traitimbang_3991

2) Kiểu gen BbDdEEff giảm phân bình thường , sinh ra các loại giao tử là:BDEf,BdEf,bDEf, bdEf( tất cả là 4 loại)( bài này dùng sơ đồ cây)
phần này vẫn có thể áp dụng công thứ 2^n
KG BbDdEEff có 2 cặp gen là dị hợp tử nên số loại giao tử là 2^2 = 4 loại
----------------------------------------------------------
đối với các bài tập dạng này bạn nhìn vào KG để tính số loại giao tử nhé!
gọi n là số cặp gen dị hợp có trong KG thì số loại giao tử đc tạo thành khi giảm phân là 2^n ( loại) :D
VD1: KG: AABBDDEE : KG này kô có cặp gen dị hợp tử nào nên số loại gtử là 2^0 =1 loại
VD2: KG AaBbDdEeFf : KG này có 5 cặp gen dị hợp tử nên số loại gtử là 2^5 loại
VD3: KG BbDdEEff có 2 cặp gen là dị hợp tử nên số loại giao tử là 2^2 = 4 loại
học tốt nhé! :D
--------------------------------------------------------------------------------
3) AADDEeFf x AADDEeFf
Do mỗi bên bố mẹ dị hợp về 2 cặp gen nên mỗi bên sẽ cho : 2^ 2= 4giao tử
Khi tự thụ phấn cho số tổ hợp giao tử là: 4x 4= 64 tổ hợp giao tử
Do mỗi bên bố mẹ dị hợp về 2 cặp gen nên mỗi bên sẽ cho : 2^ 2= 4 loại giao tử
Khi tự thụ phấn cho số tổ hợp giao tử là: 4x 4= 16 tổ hợp giao tử
 
Last edited by a moderator:
A

anhhuyconan

giả sử 1 đơn vị nhân đôi (vòg tái bản) của sinh vật nhân thực có 30 phân đoạn okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi chính đơn vị đó
 
Last edited by a moderator:
A

anhhuyconan

Câu 7: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có T + XA + G = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 75%; T + X = 25%. B. A + G = 20%; T + X = 80%.
C. A + G = 80%; T + X = 20%. D. A + G = 25%; T + X = 75%.
 
M

marucohamhoc

Bài này dùng cách tính tỉ lệ là ra bạn ạ, theo mình là như thế này:
từ cách viết các giao tử của thể đa bội( viết theo kiểu vẽ hình tam giác và hình vuông ấy), ta có( hic, sorry vì ko vẽ được cái hình để viêt giao tử ra cho bạn hiểu):
cơ thể có KG AAaa cho các giao tử là: 1/ 6 AA, 4/ 6 Aa, 1/ 6 aa( vì ở thể tứ bội, chỉ có các giao tử 2n mới tồn tại được nên sẽ ko có những giao tử A và a vì chúng sẽ chêt khi được hình thành)
cơ thể có KG Aaa cho các giao tử là: 1/ 6A, 2/ 6a, 2/ 6Aa, 1/ 6aa( khác với thể tứ bội, các giao tử của thể tam bội đều tồn tại và tham gia thụ tinh)
vì gen A trội hoàn toàn so với a nên ta chỉ cần tính tỉ lệ KH lặn trong số tất cả( tức là tính tỉ lệ của tất cả các KG chỉ chứa a mang tính trạng lặn trong số tất cả các KG) thì sẽ suy ra được tỉ lệ của KH trội còn lại
Mình ghi cụ thể luôn nha:
P: Aaaa x Aaa
GP: 1/ 6AA, 4/ 6Aa, 1/ 6aa 1/ 6A, 2/ 6a, 2/ 6Aa, 1/ 6aa
tỉ lệ kiểu hình lặn( tức là tỉ lệ các KG chỉ chứa a) là: 1/ 6aa x 2/ 6a+ 1/ 6aa x 1/ 6aa= 3/ 36= 1/12
= > số KH lặn chiểm 1/ 12 trong số tất cả các KH ở đời con
= > số KH trội chiểm: 1- ( 1/ 12)= 11/ 12 trong số tất cả các KH ở đời con
= > tỉ lệ trội : lặn= 11:1
nói chung mình nghĩ nếu làm trắc nghiệm thì cách tính KH lặn này nhanh nhất, sau này quen rồi thì ko cần viết lách gì, chỉ cần bấm máy thôi hà, mẹo của mình học được đó, hì
trên đây là bài giải của mình, hì, diễn đạt hơi lủng củng nhưng mình đã cố gắng làm hêt sức để cho các bạn dễ hiểu, có j sai sót thì nhớ nói với mình để mình sửa nha.
 
Last edited by a moderator:
A

anhhuyconan

cau 1 gen co 1200 nu va co 30% A. gen bi mat mot doan chua 20 A va G=3/2A . Sống lượng từng loại nu sau khi đột biến la
cau 2 : 8 ptu ADN nhan doi mot so lan bang nhau da tong hop 112 mach polinucleotit moi lay nguyen lieu hoan toan tu noi bao . So lan tu nhan doi cua moi phan tu DN tren la
cau 3: Dau ha lan co nhiem sac the 2n=14, Spo loai the tam nhiem kep (n2+1+1) theo li thuyet co o loai nay la


cac ban giup m voi. Cam on nhieu
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbang_3991

cau 1 gen co 1200 nu va co 30% A. gen bi mat mot doan chua 20 A va G=3/2A . Sống lượng từng loại nu sau khi đột biến la
cau 2 : 8 ptu ADN nhan doi mot so lan bang nhau da tong hop 112 mach polinucleotit moi lay nguyen lieu hoan toan tu noi bao . So lan tu nhan doi cua moi phan tu DN tren la
cau 3: Dau ha lan co nhiem sac the 2n=14, Spo loai the tam nhiem kep (n2+1+1) theo li thuyet co o loai nay la


cac ban giup m voi. Cam on nhieu

bạn chú ý phải viết bài có dấu nha! :D
bài 1/ gen bi mat mot doan chua 20 A va G=3/2A nghĩa là gen bị mất 1 đoạn chứa 20A và 30G
số lượng từng loại Nu của gen ban đầu: A=T=1200*30%=360
G=X=600-A=240
số lượng từng loại Nu sau khi bị đb là: A=T=360-20=340; G=X=240-30=210
bài 2/ mạch poliNu là mạch đơn của gen --> có 112/2=56gen
ta có: 8*(2^k -1)=56 ---> 2^k = 8 ---> k=3
vậy số lần nhân đôi của mỗi ADN là 3 lần
câu 3/ (2n+1+1)
2n=14 --> n=7 -----> số loại thể tam nhiễm kép có thể có = tổ hợp chập 2 của 7 :D
 
A

anhhuyconan

Câu 1: Trình tự các nucleotit được đánh sổ thứ tự 1,2,3..... bắt đầu từ mã mở đầu. Một đột biến làm mất 3 cặp nucleotit thứ 26, 143 và 144 . Ptử do gen đột biến mã hóa có cấu trúc thay đổi như thế nào
DA : Potein bị mất một axitamin và có 39 aa đổi mới từ aa8 đến aa47.
Mình ko hiểu lm, giai thik giúp mình
Câu 2 : Một dạng đột biến thay cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác làm cho tỉ lệ đặc trưng của gen đột biến là (A+T)/(G+X) = 0.6. Số nuleotit loại A chiếm bao nhiêu phần trăm
 
G

girlbuon10594

Câu 2 : Một dạng đột biến thay cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác làm cho tỉ lệ đặc trưng của gen đột biến là (A+T)/(G+X) = 0.6. Số nuleotit loại A chiếm bao nhiêu phần trăm


Theo mình câu 2 này nó phải cho tỉ lệ [TEX]\frac{A+T}{G+X} [/TEX]ban đầu là bao nhiêu thì mới cho sánh với tỉ lệ [TEX]\frac{A+T}{G+X}=0,6[/TEX] sau khi bị đột biến thì khi đó mới biết được là bị thay đổi cặp nu nào chứ?:( Bạn thử xem lại đề bài đi
 
M

marucohamhoc

Mình xin trình bày ý kiến của mình, các bạn tham khảo nha:
Câu 1. Trên ADN, mối bộ ba nucleotit sẽ mã hóa cho1axitamin trong chuối polipeptit, nhưng sau khi tham gia dịch mã thì giả sử lúc đầu có n bộ ba kể cả bộ ba mở đầu thì sau khi phiên mã và dịch mã để tổng hợp protein sẽ thu được chuỗi polipeptit với n-2 axitamin( vì khi dịch mã, bộ ba mở đầu mã hóa cho axitamin mở đầu xong thì axitamin đó sẽ chỉ làm nhiệm vụ mở đầu chuỗi thôi, nó sẽ được tARN chuyển ra ngoài chứ không ở lại trong chuỗi protein,và khi tiếp xúc với bộ ba kết thúc thì riboxom sẽ tách khỏi mARNnên cũng ko tính cả bộ ba kết thúc)
Khi đó theo đề ta có:
ban đầu nó có 144nu tức là có 48 bộ ba,sau dịch mã sẽ cho ra 46axitamin( trừ đi bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)
mất nu thứ 26trong axitamin thứ 8( ko tính aa mở đầu) sễ làm thay đổi bộ ba này, cho đên hết, con nu thứ 143 và 144 là của bộ ba kêt thuc nên khi mât nó thì các aa trước đó ko ảnh hưởng vì dịch mã đã xong, vì vậy còn 47aa( nu thứ 143, 144nằm trong bộ ba thứ 48 là bộ ba kết thúc nên ko ảnh hưởng)= > chuỗi sẽ thay đổi 47- 8= 39 aa kể từ aa thứ 8 đến aa 47
Câu 2. Câu này mình cũng chưa rõ ý của bạn lắm, câu hỏi có phải là về số nu loại A sau khi đột biến?thôi thì mình hiểu sao làm đó vậy nha:
( A+ T) / ( G+ X) = 0, 6
= > 2A/ 2G= 0, 6
mà tổng số nu hai mạch là 2A+ 2G= 2A+ 2A/ 0, 6= 16/ 3A
= > %số nu loại A= 1: ( 16/ 3).100= 18, 75%
các bạn xem có đúng không nha, có gì sai thì nói để mình sửa luôn nha
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom