Thắc mắc đáp án thi thử đại học Hóa đề số 6

H

hoangmy0909

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 30: Cho các hợp chất: anilin (X), Glyxin(Y), Amoni axetat(Z),
H2N-CH2-CH2-COOCH3(T), etyl axetat (M)
Dãy gồm các chất vừa phản ứng NaOH vừa phản ứng HCl:
A. ...
B. Y, Z, T
C. Y, Z, T, M
D. ...
Đáp án: B
Thắc mắc của em là lúc thầy giảng có nói este có thể tác dụng với HCl phản ứng thủy phân trong môi trường axit như vậy đáp án C mới phù hợp chứ ạh.
Mong thầy giải đáp giúp em! Em cảm ơn!
 
D

daiphongxt

Đề thi số 4:Câu 10:CH3COOC2H5 tác dụng cả với dung dịch HCl và dung dịch Ba(OH)2
Đề thi số 6:Câu 30:CH3COOC2H5 không có tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
Đây là câu hỏi của mình trên diễn đàn!Cũng gần giống câu hỏi của bạn?
Còn đây là hướng dẫn giải của hocmai.hoahoc:
"Sự khác biệt ở 2 câu hỏi:
Đề 4, câu 10: là có phản ứng trong dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Đề 6, câu 30: là tác dụng trực tiếp với HCl và NaOH.

Câu 30: Cho các hợp chất: C6H5NH2 (X), H2N–CH2–COOH (Y), CH3COONH4
(Z), H2N–CH2CH2–COOCH3 (T), CH3COOC2H5 (M). Dãy gồm các hợp chất vừa
phản ứng với NaOH vừa phản ứng HCl là
A. X, T, Z. B. Y, Z, T. C. Y, Z, T, M. D. X, Z, M."
.Bạn có thể tham khảo nhé!
 
Last edited by a moderator:
H

hoangmy0909

Đề thi số 4:Câu 10:CH3COOC2H5 tác dụng cả với dung dịch HCl và dung dịch Ba(OH)2
Đề thi số 6:Câu 30:CH3COOC2H5 không có tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
Đây là câu hỏi của mình trên diễn đàn!Cũng gần giống câu hỏi của bạn?
Còn đây là hướng dẫn giải của hocmai.hoahoc:
"Sự khác biệt ở 2 câu hỏi:
Đề 4, câu 10: là có phản ứng trong dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Đề 6, câu 30: là tác dụng trực tiếp với HCl và NaOH.

Câu 30: Cho các hợp chất: C6H5NH2 (X), H2N–CH2–COOH (Y), CH3COONH4
(Z), H2N–CH2CH2–COOCH3 (T), CH3COOC2H5 (M). Dãy gồm các hợp chất vừa
phản ứng với NaOH vừa phản ứng HCl là
A. X, T, Z. B. Y, Z, T. C. Y, Z, T, M. D. X, Z, M."
.Bạn có thể tham khảo nhé!
Nhưng sao trong lúc giải đề thầy lại nói H2N-CH2-CH2-COOCH3 tác dụng với HCl có thể ở 2 vị trí
1 là với nhóm amin
2 là phản ứng thủy phân!
Bởi vậy mới lạ đó chứ!
 
Top Bottom