Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ban đêm, trên bầu trời thỉnh thoảng lại lóe sáng, tiếp đó một vật sáng trắng hình cánh cung rạch ngang bầu trời và biến đi rất nhanh. Những người chứng kiến đều thốt lên đó là sao băng!
Ta đã nghe hoặc thấy nhiều về sao băng, trên các thông tin truyền thông như báo chí, internet, tv.... hay thậm chí là tận mắt chứng kiến, nhưng ít người có thể giải thích được hiện tượng này.
Vậy sao băng là gì, sao băng từ đâu mà có?
Theo truyền thuyết của Trung Quốc và 1 số nước châu Á đều thêu dệt nhiều chuyện li kì về sao băng. Trong đó truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng: mỗi người sống trên Trái Đất tương ứng với một vì sao trên trời, khi người nào chết, vì sao tương ứng đó sẽ rơi xuống đất. Bởi vậy các vua chúa phong kiến thời xưa rất lo sợ bị chết nên đã nuôi riêng 1 số quan chuyên lo việc xem thiên văn để báo trước những điều lành dữ cho cung đình.
Cách đặt vấn đề như vậy thật rõ ràng là không có cơ sở khoa học. Cho nên, cách đây vài trăm năm, các nhà khoa học đã giải thích được hiện tượng kì lạ này...
Sao băng là...
Hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của Trái Đất bị ma sát và phát sáng.
Trong không gian vũ trụ gần Trái Đất, ngoài các hành tinh còn có các loại vật chất vũ trụ, cũng giống như ở đại dương ngoài cá, tôm, nghêu, sò... còn có các loại sinh vật nhỏ khác. Trong số các vật chất vũ trụ đó, loại nhỏ như hạt bụi, loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía Trái Đất với tốc độ nhanh từ 10km tới 70-80km/giây, nhanh hơn mấy chục lần tốc độ của loại máy bay nhanh nhất hiện nay. Nhưng khi bay vào tầng khí quyển của Trái Đất với tốc độ nhanh như vậy, chúng ma sát với các phân tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ (thậm chí mấy vạn độ), bản thân vật chất trong vũ trụ cũng bị đốt cháy dần dần theo quá trình chuyển động của chúng, tạo thành vật sáng hình vòng cung mà chúng ta nhìn thấy.
Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống trái đất, người ta gọi chúng là các thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy hết trên đường đi.
Cũng có những sao băng chỉ là "những vị khách qua đường, chúng ghé thăm Trái Đất trong chốc lát rồi lại bay vào vũ trụ bao la.
Ta đã nghe hoặc thấy nhiều về sao băng, trên các thông tin truyền thông như báo chí, internet, tv.... hay thậm chí là tận mắt chứng kiến, nhưng ít người có thể giải thích được hiện tượng này.
Vậy sao băng là gì, sao băng từ đâu mà có?
Theo truyền thuyết của Trung Quốc và 1 số nước châu Á đều thêu dệt nhiều chuyện li kì về sao băng. Trong đó truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng: mỗi người sống trên Trái Đất tương ứng với một vì sao trên trời, khi người nào chết, vì sao tương ứng đó sẽ rơi xuống đất. Bởi vậy các vua chúa phong kiến thời xưa rất lo sợ bị chết nên đã nuôi riêng 1 số quan chuyên lo việc xem thiên văn để báo trước những điều lành dữ cho cung đình.
Cách đặt vấn đề như vậy thật rõ ràng là không có cơ sở khoa học. Cho nên, cách đây vài trăm năm, các nhà khoa học đã giải thích được hiện tượng kì lạ này...
Sao băng là...
Hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của Trái Đất bị ma sát và phát sáng.
Trong không gian vũ trụ gần Trái Đất, ngoài các hành tinh còn có các loại vật chất vũ trụ, cũng giống như ở đại dương ngoài cá, tôm, nghêu, sò... còn có các loại sinh vật nhỏ khác. Trong số các vật chất vũ trụ đó, loại nhỏ như hạt bụi, loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía Trái Đất với tốc độ nhanh từ 10km tới 70-80km/giây, nhanh hơn mấy chục lần tốc độ của loại máy bay nhanh nhất hiện nay. Nhưng khi bay vào tầng khí quyển của Trái Đất với tốc độ nhanh như vậy, chúng ma sát với các phân tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ (thậm chí mấy vạn độ), bản thân vật chất trong vũ trụ cũng bị đốt cháy dần dần theo quá trình chuyển động của chúng, tạo thành vật sáng hình vòng cung mà chúng ta nhìn thấy.
Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống trái đất, người ta gọi chúng là các thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy hết trên đường đi.
Cũng có những sao băng chỉ là "những vị khách qua đường, chúng ghé thăm Trái Đất trong chốc lát rồi lại bay vào vũ trụ bao la.