[TGQT] Vật lí: Vũ trụ và sự sống.

ngoclinh19092003@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng ba 2017
133
73
41
21
Hà Nội
Mình rất vui vì các bạn đã tham gia thảo luận.

- Thực ra có 3 giả thiết chính về sự hình thành của mặt Trăng:

GT1: Nó vốn là 1 thiên thạch bị Trái Đất "bắt". Giả thiết này theo các nhà khoa học rất khó xảy ra, phải trong những điều kiện vô cùng đặc biệt, đặc biệt đến phi lí. Thông thường khi 1 thiên thạch vào tầm ảnh hưởng của lực hấp dẫn nó sẽ hoặc va vào Trái Đất, hoặc được gia tốc khiến quỹ đạo của nó có dạng elip dẹt (giống sao chổi).

GT2: Mặt Trăng hình thành đồng thời với Trái Đất. Giả thiết này cũng khó được chấp nhận do kích thước Mặt Trăng quá lớn.

GT3: Được chấp nhận rộng rãi hơn vì ngoài Trái Đất, các hành tinh khác trong hệ mặt trời đều có độ nghiêng. Có hành tinh nghiêng ít cũng có hành tinh nghiêng nhiều. Người ta quan sát thấy bề mặt trên các hành tinh đá khác có rất nhiều hố thiên thạch còn nguyên vẹn - là bằng chứng cho những va chạm từ khi mới hình thành. Nó ảnh hưởng đến độ nghiêng của mỗi hành tinh. Nếu các va chạm này đối xứng nhiều thì hành tinh nghiêng ít, ngược lại các va chạm ít đối xứng thì hành tinh bị nghiêng nhiều.

Lực hấp dẫn hướng vào tâm Trái Đất, lực này có xu hướng làm cho bề mặt Trải Đất trở thành hình cầu. Hoạt động địa chất của Trái Đất cũng rất mạnh mẽ (mình sẽ nói ở chương 3) khiến cho bề mặt hành tinh biến đổi nhanh chóng, có thể xóa dấu vết của vụ va chạm lớn.

Hơn nữa, cũng không hẳn là vụ va chạm ấy không để lại dấu vết. Có thể nó chính là lòng chảo Thái Bình Dương ngày nay.
Mình đọc trong 1 quyển sách, nó đã đưa ra thêm 1 giả thiết nữa: Mặt trăng được hình thành từ Trái đất
Nguyên văn nó là: "Mặt trăng rất có khả năng hình thành từ 1 vụ va chạm giữa Trái đất và 1 thiên thạch nào đó, khiến cho 1 phần lớp đất đá của Trái đất văng ra ngoài vũ trụ tạo nên mặt trăng. Do vẫn chịu ảnh hưởng của lực hút Trái đất cùng lực ly tâm nên mặt trăng quay xung quanh Trái đất, làm "vệ tinh" cho Trái đất đến ngày hôm nay"
Giả thiết đó có thể đúng vì người ta đã nghiên cứu và phát hiện đất đá trên mặt trăng hoàn toàn trùng khớp với Trái đất.
---------------------------------
Những giả thiết đặt ra về sự hình thành mặt trăng hay là của vũ trụ vẫn là 1 chủ đề nóng gây nhiều tranh cãi. Nhưng mình tin dưới sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, con người sẽ sớm giải đáp được tất cả các bí ẩn trong vũ trụ thần bí.
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Chương V: Tổng kết.

- Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ tràn ngập ánh sáng. Trong 1 góc nhỏ nào đó của vũ trụ, hệ Mặt Trời âm thầm hình thành. Vật chất được sinh ra bởi BigBang đang dần có ý thức và đang tìm hiểu về chính mình. Sự sống thực sự là 1 phép màu!

- Vũ trụ là 1 khối rất hỗn độn và ngẫu nhiên. Nó là những vụ nổ lớn, những lò phản ứng nhiệt hạch, những chùm tia bức xạ, những vụ qua chạm của thiên thạch, sao băng, sao chổi....Sự sống đã biết cách tận dụng tối đa những cái ngẫu nhiên mà khốc liệt ấy để tồn tại và phát triển:

+ Dòng năng lượng chảy trong hệ sinh vật được lấy từ năng lượng phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.
+ Nước trên biển cả được lấy từ những ngôi sao chổi.
+ Dùng những tia bức xạ từ những vụ nổ dữ dội trong vũ trụ để đột biến.
+ Lấy những vụ va chạm thiên thạch làm thử thách, để không ngừng tiến hóa đến những cấp bậc cao hơn.

- 80 năm cuộc đời mỗi người, 200.000 năm lịch sử loài người là quá bé nhỏ so với thời không vũ trụ, quá bé nhỏ để nghĩ đến diệt vong. Sinh rồi diệt, các hành tinh đều không thoát khỏi quy luật ấy, sự sống cũng sẽ như vậy. Tiếng tăm, danh vọng của một con người cho dù vang dội đến đâu rồi cũng sẽ tan biến trong khoảng bao la của thời không.
- Sự tồn tại của mỗi chúng ta đều là ngẫu nhiên và hoàn toàn không có ý nghĩa. Thế giới vốn cũng chẳng có quy luật nào cả.

Loạt bài "vũ trụ và sự sống" xin phép kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ!

(Hết!)
 

Thoòng Quốc An

Tôi yêu Hóa học | Mùa hè Hóa học
Thành viên
30 Tháng sáu 2014
969
1,264
251
Du học sinh
YALE UNIVERSITY
Chương V: Tổng kết.

- Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ tràn ngập ánh sáng. Trong 1 góc nhỏ nào đó của vũ trụ, hệ Mặt Trời âm thầm hình thành. Vật chất được sinh ra bởi BigBang đang dần có ý thức và đang tìm hiểu về chính mình. Sự sống thực sự là 1 phép màu!

- Vũ trụ là 1 khối rất hỗn độn và ngẫu nhiên. Nó là những vụ nổ lớn, những lò phản ứng nhiệt hạch, những chùm tia bức xạ, những vụ qua chạm của thiên thạch, sao băng, sao chổi....Sự sống đã biết cách tận dụng tối đa những cái ngẫu nhiên mà khốc liệt ấy để tồn tại và phát triển:

+ Dòng năng lượng chảy trong hệ sinh vật được lấy từ năng lượng phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.
+ Nước trên biển cả được lấy từ những ngôi sao chổi.
+ Dùng những tia bức xạ từ những vụ nổ dữ dội trong vũ trụ để đột biến.
+ Lấy những vụ va chạm thiên thạch làm thử thách, để không ngừng tiến hóa đến những cấp bậc cao hơn.

- 80 năm cuộc đời mỗi người, 200.000 năm lịch sử loài người là quá bé nhỏ so với thời không vũ trụ, quá bé nhỏ để nghĩ đến diệt vong. Sinh rồi diệt, các hành tinh đều không thoát khỏi quy luật ấy, sự sống cũng sẽ như vậy. Tiếng tăm, danh vọng của một con người cho dù vang dội đến đâu rồi cũng sẽ tan biến trong khoảng bao la của thời không.
- Sự tồn tại của mỗi chúng ta đều là ngẫu nhiên và hoàn toàn không có ý nghĩa. Thế giới vốn cũng chẳng có quy luật nào cả.

Loạt bài "vũ trụ và sự sống" xin phép kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ!

(Hết!)
Giống mấy bài trong tạp chí VLTT
P/S: anh có chơi face ko, em có chuyện cần nhờ!
 
  • Like
Reactions: gabay20031

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Giống mấy bài trong tạp chí VLTT
P/S: anh có chơi face ko, em có chuyện cần nhờ!
Nói có sách mách có chứng. Bài viết nào trên VLTT giống thì em trích ra đây.

Anh tuy cũng không phải quá giỏi giang gì, nhưng thành quả mình làm ra mà bị nghi ngờ lấy ý tưởng từ người khác anh không chấp nhận được.
 
Top Bottom