Chương I: Thành phần cơ bản của thế giới!
- Chúng ta thường biết rằng vật chất trên thế giới được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản: Proton mang điện tích dương (+), electron mang điện tích âm (-) và notron không mang điện tích. Số elcetron, số proton trong nguyên tử quyết định các tính chất vật lí của nguyên tử, từ đó tạo nên các tính chất hóa học của chất. Các chất khác nhau lại cấu tạo nên thế giới muôn hình muôn vẻ.
- Những năm gần đây (*), sự phát triển của khoa học lượng tử cộng với sự ra đời của máy gia tốc hạt, người ta phát hiện thêm hàng trăm hạt khác. Để tiện cho việc nắm bắt vai trò, vị trí các hạt mình sẽ liệt kê chúng theo nhóm: Hạt vật chất, hạt phản vật chất, hạt thông tin, hạt vật chất tối.
(*) Thực ra là mấy chục năm rồi. Tại chúng ta lạc hậu quá thôi.
1) Hạt vật chất:
+ Hạt vật chất chúng ta thường hay biết là Proton, electron, và notron. Hạt electron mang điện tích âm (-) tồn tại ở 2 dạng: sóng - hạt bao quanh nguyên tử. Hạt proton và notron tạo thành hạt nhân nguyên tử. Hạt notron đóng vai trò giúp cho nguyên tử không bị vỡ tung bởi sự xô đẩy lẫn nhau của các hạt proton (+) trong hạt nhân. Notron gắn kết chúng lại với nhau bằng lực hạt nhân mạnh. Điều thú vị ở đây là nếu nguyên tử có kích thước như 1 sân bóng đá thì hạt nhân nguyên tử chỉ bé như 1 hạt thóc trong sân bóng đá ấy. Vậy vật chất chúng ta nhìn thấy hàng ngày gần như là trống rỗng.
+ Cơn bùng nổ của những ngôi sao chết trong dải Ngân Hà mang đến Trái Đất những dòng hạt vật chất (mà người ta gọi là "tia vũ trụ"). Trong những tia vũ trụ này người ta phát hiện thêm các hạt
muon, pion, tau....Trong máy gia tốc hạt cũng tạo ra được những hạt này, nhưng thời gian sống của chúng rất ngắn (chỉ 1/ triệu giây). Vậy tại sao chúng lại có thể trải qua quãng đường hàng triệu năm ánh sáng để đến được Trái Đất? Một lần nữa chúng ta nhờ vào thuyết tương đối của Anhxtanh. Theo như đó, vì các hạt này chuyển động với vận tốc ánh sáng nên thời gian riêng của chúng "ngưng đọng". Chúng chỉ mới trải qua 1/ triệu giây nhưng thế giới của chúng ta đã trải qua hàng triệu năm.
+ Trong các máy gia tốc hạt, bằng việc bắn phá các nguyên tử người ta lại tìm ra hằng hà vô số hạt vật chất "lạ" mà họ đặt tên theo bản chữ cái Hi Lạp như: hạt
rô, hạt
sigma, hạt
omega...
Các nhà khoa học cho rằng đa số các hạt đều được cấu tạo bởi các hạt nhỏ hơn gọi là "quark", ví dụ proton được cấu tạo từ 3 quark. Mỗi quark có 2 thuộc tính khác nhau mà người ta gọi vui là "màu" và "mùi". Chính các tính chất và số lượng "quark" tạo nên sự đa dạng của các hạt và phản hạt.
2) Phản vật chất.
+ Phản vật chất là các loại hạt tương tự như hạt vật chất nhưng lại có điện tích ngược lại.
Phản proton có khối lượng bằng proton nhưng có điện tích âm (-).
Phản electron (pozitron) giống elcetron nhưng mang điện tích dương (+).
Phản notron không mang điện tích , được cấu tạo từ các quark đối nghịch với notron.
+ Phản vật chất kết hợp với vật chất sẽ tự biến mất và giải phóng ra năng lượng dưới dạng tia gamma. Tương tự, một tia năng lượng cao cũng có thể biến thành vật chất và phản vật chất. Các nhà khoa học đặt giả thiết rằng khi vũ trụ khai sinh, nó tạo ra đồng thời vật chất và phản vật chất. Cứ 1 tỷ hạt phản vật chất sẽ có 1 tỷ + 1 hạt vật chất. Các hạt + phản hạt kết hợp với nhau sinh ra 1 vũ trụ tràn ngập ánh sáng.
+ Phản electron (+) được ứng dụng trong chụp cắt lớp não. Người ta tuyền 1 lượng phản electron vào não, phản electron kết hợp với electron sinh ra tia bức xạ làm mất màu tấm phim chụp --> cho ra hình dạng của não.
3) Hạt thông tin.
Đó là các loại hạt như photon - hạt ánh sáng. Và photon truyền tin hay còn gọi là hạt truyền tin ma quái. Hạt photon truyền tin này mình xin phép gọi tắt là hạt
photon ma để phân biệt với hạt photon ánh sáng.
+ Hạt photon chính là ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy (hoặc không nhìn thấy). Photon tồn lại ở 2 dạng: dạng sống và dạng hạt. Photon có năng lượng càng cao thì nó càng thiên về "hạt", mang tính chất của vật chất (va chạm). Ngược lại photon mang năng lượng càng thấp thì nó lại thiên về "sóng", mang tính chất của sóng (giao thoa). Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của năng lượng photon ta được các dạng: sóng điện từ --> sóng viba ---> tia hồng ngoại ---> ánh sáng nhìn thấy ---> tia tử ngoại (cực tím) ----> tia X ---> tia gamma.
+ Hạt photon ma (cái này mình sẽ trình bày ở bài viết về sự thống nhất các lực trong tự nhiên).
4) Hạt vật chất tối.
Khi tính toán dải ngân hà, các nhà khoa học gặp vấn đề: lượng vật chất trong ngân hà không đủ để tạo ra lực hấp dẫn lớn cần thiết. Vậy nên họ cho rằng lượng vật chất chúng ta nhìn thấy kia chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm". Có một lượng lớn vật chất nữa cấu tạo nên vũ trụ mà chúng ta không nhìn thấy được (chiếm khoảng 70%). Loại vật chất này hầu như chả tương tác gì với vật chất thông thường, không hấp thụ hay phát xạ ánh sáng. Sau nhiều năm làm thí nghiệm, cuối cùng người ta cũng tìm ra bằng chứng cho thấy sự tồn tại của chúng - hạt
notrino.
+ Hạt
notrino có khối lượng nhỏ, không mang điện tích. Chúng hầu như không tương tác gì với vật chất thông thường nên rất dễ dáng đi xuyên qua chúng. Trong lúc chúng ta đang ngồi đây, đọc bài viết này, mỗi giây có hàng tỷ notrino sinh ra từ thời Bigbang đi xuyên qua chúng ta.